Thực thi hệ thống PLC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu truyền hình IPTV trong mạng thông tin điện lực PLC (Trang 45)

h. Bộ lọc deblocking

2.8. Thực thi hệ thống PLC

Trong phần này sẽ giới thiệu thiết kế giao thức và hệ thống thích hợp cho hệ thống PLC.

Thiết kế sẽ cung cấp rõ ràng bên trong những vấn đề chính của hệ thống PLC và hiểu rõ quá trình thực thi nó. Đa truy cập trong hệ thống PLC có thể được thực thi theo đa truy cập phân chia theo thời gian thực (TDMA) hoặc đa truy cập sóng mang (CSMA). Mỗi mô hình đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó.

Thảo luận một ví dụ về giao thức giúp giải thích những gì xảy ra trong lớp mạng (lớp mạng ở trên lớp vật lý). Thiết kế giao thức được thể hiện trong phần này tương tự với giao thức mạng phân tán (DNP 3.0) cái mà hiện thời được sử dụng như là một tiện ích cho việc liên kết giữa RTU (Remote Terminal Unit) và một thiết bị điện tử thông minh IED (Intelligent Electronic Device) trong môi trường điều khiển được giám sát thu thập dữ liệu (Data acquisition – SCADA) và giao thức CEBus cho môi trường tự động.

Hình 2.4: Mô hình hệ thống PLC.

Hình 2.4 sẽ đưa ra mô hình của hệ thống mà có thể sử dụng được cho hệ thống PLC. Dữ liệu thô được tập hợp bởi hệ thống và sau đó được xử lý bởi lớp liên kết dữ liệu thành các gói dữ liệu tin, các gói tin này sẽ chứa địa chỉ nguồn và địa chỉ đích, ở giữa các trường dữ liệu khác.

Lớp liên kết dữ liệu bao gồm 2 lớp con là Logical và MAC. Lớp con Logical đảm bảo tính tin tưởng giữa việc truyền giữa các điểm với điểm thông qua yêu cầu được lặp lại tự động (Automatic repeat request – ARQ) trong khi lớp MAC giám sát các kênh của các người sử dụng đa truy nhập. Lớp con MAC sẽ gắn địa chỉ nguồn và đích tới PDU (Protocol data unit), chuyển qua bởi lớp con Logical, và có thể trả lời cho việc phát hiện lỗi của gói dữ liệu.

Lớp con Logical giữ các gói dữ liệu liền kề nhau và cũng chịu trách nhiệm về việc truyền lại những gói dữ liệu được phát hiện lỗi bởi lớp con MAC.

Hệ thống PLC có thể được thiết kế và thi hành bởi sử dụng điều chế trải phổ CDMA và kỹ thuật OFDM.

Gói dữ liệu có thể được mã hóa hoặc giải mã theo FEC, nơi mà trình mã hóa xoắn có thể được sử dụng trong những trường hợp bình thường.

Dữ liệu Đóng gói (Lớp liên kết dữ liệu) Mã hóa khối dữ liệu Điều chế OFDM/SS Kênh PLC Giải điều chế OFDM/SS Giải mã khối dữ liệu Dữ liệu ban đầu

Trong trường hợp mã hóa xoắn, mã hóa Viterbi có thể được sử dụng tại điểm nhận cuối cùng để giải mã dữ liệu. Mã Reed Solomon có thể được sử dụng để mã hóa dữ liệu theo FEC. Cuối cùng, toàn bộ dữ liệu có thể được thực thi hành tại nơi nhận như hình vẽ. Bất chấp hoặc là không mã hóa theo FEC , dữ liệu phải được mã hóa cùng với việc phát hiện lỗi, như việc dùng mã CRC (Cylic redundancy check) được sử dụng bởi giao thức ARQ để quyết định việc truyền lại dữ liệu là có cần thiết hay không?

Một phần của tài liệu Nghiên cứu truyền hình IPTV trong mạng thông tin điện lực PLC (Trang 45)