Về nghiệp vụ tín dụng

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG CÁ NHÂN MARITIME BANK (Trang 31 - 32)

4/ Phạm vi nghiên cứu

3.1.3 Về nghiệp vụ tín dụng

Phân công khối lƣợng TD phù hợp với khả năng của từng bộ phận và cán bộ TD trên từng địa bàn thích hợp, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên NH để đảm bảo phát vay, thu nợ và xử lý nợ kịp thời nhằm hạn chế phát sinh NQH.

Chi nhánh cần tích cực trong công tác phân loại KH, phân loại các khoản nợ. Thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của KH từ khi vay cho đến khi thu đƣợc nợ, không để tình trạng KH sử dụng vốn sai mục đích. Cán bộ TD cần tiếp xúc với chính quyền địa phƣơng tìm hiểu mục đích vay vốn và việc sử dụng vốn vay của KH, nhà đất của KH có cầm cố không, mục đích nhằm đảm bảo an toàn cho phần vốn phát vay. Đôn đốc, nhắc nhở KH thực hiện đúng nghĩa vụ đóng lãi và trả lãi khi đến hạn. Thông qua công tác theo dõi này để NH có những chính sách kịp thời nhƣ: Thu hồi lại nợ cho vay hoặc hỗ trợ thêm vốn kịp thời cho KH trong quá trình KH gặp khó khăn…để có thể đảm bảo đƣợc nguồn vốn cho vay của NH.

NH cần tập trung xử lý, thu hồi nợ xấu, NQH, nợ đã cơ cấu thời hạn trả nợ và những khoản nợ cho vay theo chỉ định tồn đọng không sinh lời. Hạn chế tối đa NQH mới phát sinh bằng biện pháp nâng cao chất lƣợng thẩm định TD và kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản vay. Khi khoản cho vay trở nên có vấn đề cần phải tách biệt trách nhiệm đòi nợ độc lập với chức năng cho vay nhằm kiểm tra xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm trong từng khâu trong quá trình cho vay – thu nợ, tránh những xung đột về quyền lợi có thể xảy ra giữa các cán bộ NH, đồng thời công việc xử lý thu hồi nợ đƣợc thực hiện bởi các chuyên gia trong lĩnh vực thu hồi nợ sẽ hiệu quả hơn.

Ngoài ra, cần tăng cƣờng chất lƣợng công tác thông tin phòng ngừa rủi ro và kiểm tra, kiểm soát nội bộ; nâng cao kiến thức pháp luật, khả năng dự đoán xu hƣớng và cảnh báo rủi ro tiềm tàng của cán bộ làm công tác kiểm soát TD. Bên

cạnh đó, tăng cƣờng cải cách thủ tục từ khâu thẩm định đến khâu xét duyệt và giải ngân vốn vay; hoàn thiện cơ chế quản lý, quy trình nghiệp vụ đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ nhƣng đơn giản và linh hoạt; thực hiện ngày càng đầy đủ hơn các thủ tục, quy trình cấp TD theo nội dung quy định của Sổ tay tín dụng do Ngân hàng TMCP Hàng Hải ban hành.

Để công tác thu hồi NQH đạt kết quả tốt, NH nên phối hợp chặt chẽ, tranh thủ sự giúp đỡ từ các cơ quan, chính quyền các cấp trong công tác thu hồi và xử lý NQH. Ngoài ra, NH còn có những chính sách nhằm kiên quyết xử lý nợ xấu bao gồm các khoản nợ hạch toán nội bản đủ điều kiện xử lý và nợ đã đƣợc xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro hạch toán ngoại bản. Rà soát, phân loại toàn bộ các khoản nợ đã xuất toán ngoại bảng để xây dựng kế hoạch tận thu hồi nợ. Tận thu và xử lý các món nợ trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất chi phí cho việc xử lý NQH bằng cách thuyết phục KH tìm nguồn vốn để trả nợ. Nếu KH không có khả năng trả nợ thì khuyên KH nên tự tìm ngƣời để bán tài sản với giá thích hợp, đảm bảo thanh toán đƣợc nợ vay. Trong trƣờng hợp KH không bán đƣợc tài sản, NH buộc phải đem tài sản đi phát mãi để thu hồi vốn vay.

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG CÁ NHÂN MARITIME BANK (Trang 31 - 32)