Cao trình đáy và cao trình đỉnh tường buồng âu:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ÂU TÀU NGÀNH CÔNG TRÌNH THỦY (Trang 29)

KẾT CẤU BUỒNG ÂU 3.1 Các kích thước của buồng âu:

3.1.4. Cao trình đáy và cao trình đỉnh tường buồng âu:

- Cao trình đáy và đỉnh âu liên quan đến mực nước thượng, hạ lưu. Mực nước thượng, hạ lưu luôn thay đổi theo thời gian và chia ra làm 3 loại:

+ Mực nước tĩnh: phụ thuộc vào điều kiện thuỷ văn của sông ngòi, hồ chứa nước trong thời gian dài.

+ Mực nước động: phụ thuộc vào các ảnh hưởng tức thời do việc điều chỉnh lưu lượng hàng ngày của nhà máy thuỷ điện, do cấp tháo nước khi tàu qua âu, do sóng gió, thuỷ triều gây ra.

3.1.4.1. Cao trình đáy âu:

- Do mực nước thiết kế vận tải nhỏ nhất định ra, đồng thời có xét đến ảnh hưởng của mực nước động:

Day au

= MN dongmin -Sb

(3-9) - Ngoài ra còn phải chú ý đến sự phát triển trong tương lai để định ra cao trình đáy

âu.

- Việc chọn cao trình đáy âu thích hợp sẽ giảm được kinh phí xây dựng và đảm bảo cho âu làm việc tốt, tàu bè đi lại an toàn.

3.1.4.3. Cao trình đỉnh âu:

- Cao trình đỉnh âu căn cứ vào mực nước thiết kế cao nhất để định ra, đồng thời có xét đến ảnh hưởng của mực nước động.

Dinh au

= MN dongmax + Do vuot cao δ

(3-10) Thường lấy độ vượt cao δ< 1m

* Chú ý:

- Cần so sánh về kinh tế và kỹ thuật để quyết định tần suất thiết kế:

+ Với mực nước thấp thiết kế: Nếu cho phép đình chỉ chạy tàu trong một số trường hợp thì mực nước sẽ cao hơn.

+ Với mực nước cao thiêt kế: Nếu cho phép ngập một số bộ phận công trình thì mực nước sẽ nhỏ đi. Đối với tuyến sông chính mực nước cao nhất thường lấy với tần suất p = 1÷3%, song cũng cần xét đến trường hợp lũ quá cao.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ÂU TÀU NGÀNH CÔNG TRÌNH THỦY (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)