KẾT CẤU ĐẦU ÂU
5.3. Một số thiết bị, chi tiết phục ủa đầu âu.
5.3.1. Cửa âu:
Cửa âu được bố trí tại đầu âu nhằm ngăn nước từ thượng lưu chảy xuống hạ lưu trên đường tầu ra vào âu và có khi còn để cấp tháo nước vào âu. Vì vậy yêu cầu đối với cửa âu là:
- Không được rò rỉ.
- Đóng mở nhanh chóng, tiện lợi.
- Kết cấu vững chắc nhưng phải đơn giản để dễ chế tạo và sửa chữa. - Có hệ thống cấp tháo nước hợp lý (trường hợp cấp tháo nước qua cửa) - Phí tổn xây dựng và quản lý ít.
Phân loại:
5.3.1.1. Dựa theo cấu tạo và cách đóng mở:
a. Cửa quay quanh trụđứng
* Cửa chữ nhân: là loại cửa thường dùng nhất vì có ưu điểm là rẻ tiền, đóng mở nhanh, lực đóng mở cửa nhẹ, song có nhược điểm là nhạy cảm với độ lún đầu âu, đầu âu bị kéo dài.
* Cửa tam giác (H 5.10): dùng ở vùng chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, chịu áp lực nước 2 chiều, có thể lấy nước qua cửa. ởloại này lực đóng mở nhỏ nhưng khối lượng công trình lớn nên ít được dùng.
* Cửa phẳng một cánh (H 5.10): loại này chế tạo đơn giản, ít chịu ảnh hưởng của lún, nhưng đóng mở chậm và kéo dài đầu âu.
Hình 5. 10 : Cửa tam giác và cửa phẳng một cánh
b. Cửa quay theo trục nằm ngang:
* Cửa hình cung : loại này dễ đóng mở nhưng kết cấu phức tạp, thường dùng ở đầu âu trên có tường vây.
* Cửa phẳng đặt nằm (Hình 5.11) mntl
mnhl
Hình 5. 11 : Cửa phẳng đặt nằm
c. Cửa phẳng trượt theo đường thẳng đứng:
Loại này gồm có cửa phẳng kéo lên hoặc hạ xuống - Cửa phẳng tượt theo đường thẳng đứng:
Loại này gồm có cửa phẳng kéo lên hoặc hạ xuống.
- Cửa phẳng kéo lên thường dùng ở đầu âu dưới có cột nước lớn.
- Cửa phẳng hạ xuống thường dùng ở đầu âu trên có tường vây (xem hình 5.10) - Cửa phẳng kéo lên hạ xuống có ưu điểm là rút ngắn chiều dài đầu âu, chịu được áp lực nước 2 chiều, nhưng phải làm trụ cửa khá cao và lực đóng mở lớn.
d. Cửa phẳng kéo ngang:
Loại cửa này thường được dùng nơi có ảnh hưởng thuỷ triều, chịu áp lực nước 2 chiều:(đã được áp dụng ở âu cầu xe - hải dương.
* Ưu điểm:
- Rút ngắn chiều dài đầu âu. - Đóng mở nhanh, nhẹ nhàng. * Nhược điểm:
- Cấu tạo khe cửa phức tạp
- Bố trí cống dẫn nước tại buồng cửa khó khăn
Hình 5. 12 : Cửa phẳng kéo ngang
1- Cửa âu 2- Buồng cửa
5.3.1.2. Dựa vào vật liệu làm cửa:
a. Cửa bằng gỗ:
Loại kết cấu này nặng, để sử dụng được lâu dài phải bố trí dưới nước.
b. Cửa bằng thép:
Loại này nhẹ hơn cửa gỗ từ 10 ÷ 15% nhưng phải tu sửa thường xuyên vì hay han rỉ.
Cửa thép chóng bị hư hỏng, tiết diện chịu lực liên tục giảm theo thời gian.
c. Cửa bê tông cốt thép:
Loại này ít phải tu sửa hơn, nhưng quá nặng nề, chỉ dùng ở âu tầu có cột nước chênh lệch nhỏ (H < 5m)