Đo góc (Nhóm sử dụng phương pháp đo góc bằng đơn giản)

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập nghề nghiệp ngành quản lý đất đai (Trang 28)

Trong một vòng gồm nửa vòng thuận kính và nửa vòng đảo kính nhằm tránh các sai sót do đọc số trên bàn độ, do ngắm tiêu,… công việc tiến hành như sau: + Với góc thì đo thuận ống kính, đảo ống kính và đo 2 vòng đo 0o, 90o . Ngoài ra để đạt độ chính xác cao hơn, giảm thiểu được sai số nhiều hơn thì tiến hành đo nhiều vòng đo khác nhau, có thể là 3 vòng 0o, 60o, 120o hoặc 2 vòng đo 0o, 90o để được kết quả đo độc lập, kiểm tra được sai số khắc vạch về bàn độ.

+ Ở vị trí thuận kính : Đặt máy tại một điểm khống chế ví dụ K11và hướng ống kính ngắm mục tiêu về K10 bắt mục tiêu chính xác rồi nhấn SET 0 hai lần để đưa chỉ số α (thuận kính ) trên màn hình của máy về 0o 00’00’’. Quay máy thuận chiều kim đồng hồ đến ngắm mục tiêu K12 bắt mục tiêu chính xác rồi ghi số β ( thuận kính ) trên màn hình của máy .Như vậy ta đã đo được nửa vòng đo thuận kính (như hình dưới).

Hình 3.1: minh họa đo thuận kính

+ Ở vị trí đảo kính: sau khi đo xong nửa vòng đo thuận ta quay ống kính 180o độ đồng thời quay máy 180 o theo chiều ngược chiều kim đồng hồ .Hướng ống kính ngắm lại mục tiêu K12, bắt mục tiêu chính xác rồi ghi số đọc β (đảo kính ) trên màn hình máy quay máy ngược chiều kim đồng hồ ngắm mục tiêu K10 bắt mục tiêu chính xác rồi ghi chỉ số α (đảo kính) trên màn hình máy đến đây hoàn thành một vòng đo .

+ Các kết quả thu được đều được tính sơ bộ ngay tại thực địa để kiểm tra độ chính xác của các lần đo. Các điểm đo đều được đánh dấu theo dõi trên tờ bản đồ có sẵn của khu vực.

- Đọc số liệu và ghi vào biểu đo

Biểu 3.1. Bảng đo thực địa đường chuyền chính Ngày… tháng…năm…. Loại máy……….. Người đo……… Số máy………. Người ghi………

Vòng đo Tiêu ngắm Số đọc bàn độ 2C (T+б180o)/2 Trị số góc Ghi chú T Đ Trong đó: T: Thuận kính, Đ: Đảo kính, 2C= T+Đ ± 180°

Tính toán góc xem có đạt yêu cầu hay không, nếu các góc ở mỗi vòng đo chênh nhau dưới 30’’ thì đạt yêu cầu.

Nếu so sánh với yêu cầu đặt ra với sai số khép góc trung bình 1 góc ≤ 5’’ và về cạnh < 1/1000 thì các lưới trên đều đạt yêu cầu.

b. Đo dài

Đo chiều dài là một trong những công tác cơ bản của trắc địa. Chiều dài nằm ngang của một đoạn thẳng là một trong những số liệu cần thiết để xác định mặt bằng của các đoạn thẳng. Việc đo dài chính là việc đọc số trên mia và đọc góc V trên bàn độ để tính toán được khoảng cách từ tâm máy tới điểm đặt mia theo một tia thẳng.

Đo dài hay xuất hiện sai số vì vậy trong những trường hợp đo cần độ chính xác cao thường đo 2 chiều đo đi và đo về tức thay nhau đặt máy và mia tại các vị trí đo ( ví dụ đo điểm khống chế K2 và K1(D2) thì đặt máy tại K2, mia tại K1 đo đi và đặt ngược lại mia tại K2 máy tại K1đo về). Hoặc có thể đo nhiều lần ở các vạch mia khác nhau để kiểm tra,..

mm D T 3 2 ≤± + mm D T G 3 2 ≤± + = ) ( cos * 10 2V m D T S = −

Phương pháp đo: Đo chiều dài bằng bước chân, Đo chiều dài bằng thước dây, thước thép, Đo chiều dài bằng dây đo thị cự (máy thủy bình và kinh vĩ), đo chiều dài bằng sóng vô tuyến và sóng ánh sáng.

Trong thời gian thực tập vừa qua nhóm chúng em đã sử dụng phương pháp đo dài bằng máy kinh vĩ điện tử.

- Trường hợp tia ngắm nằm ngang (V=0) khi đó ta tiến hành đọc các số chỉ T, G, D. Kiểm tra các số đọc theo công thức G =

Nếu thỏa mãn thì tiến hành tính khoảng cách theo công thức 10

DT T S = −

- Trường hợp tia ngắm nghiêng ( V khác 0) khi đó tiến hành đọc các số chỉ T, G, D, V. Kiểm tra các số đọc theo công thức ,khoảng cách đo lúc này là khoảng cách nghiêng. Nếu số đọc trên là đúng ta tiến hành tính khoảng cách nằm ngang theo công thức sau:

Biểu 3.2. Biểu đo dài

Trạm đo Điểm đo Số đọc trên mia (đi) Vđi Số đọc trên

mia ( về) Vvề Sđi Svề Stb Ghi chú

T G D KT T G D KT

Các công thức được tính như sau:

Kiểm tra = (T+D)/2 – G ≤ ± 3mm nếu thỏa mãn thì tính tiếp. Snghiêng = (T-D)/10

Sngang = ((T-D)/10).cos2(V) Stb = (Sđi+Svề)/2

Mỗi cạnh đường chuyền ta tiến hành đo đi và đo về thỏa mãn điều kiện: ΔS/STB ≤ 1/1000

c. Xây dựng điểm treo

Do từ đường truyền chính không thể ngắm hết được các cạnh góc thửa phía trong các ngõ nhỏ và phía sau nhà dân do đó chúng em đã tiến hành xây dựng thêm hệ thống các điểm treo.

Từ các điểm khống chế chính chúng em đặt máy và đo các điểm treo cần thiết cho quá trình đo vẽ chi tiết. Việc đặt điểm treo được hạn chế tối đa nhưng không làm giảm tiến độ đo vẽ. Việc đặt các điểm treo cần hạn chế là do các điểm treo không tính toán bình sai được, do đó để hạn chế việc sai sót trong quá trình đo vẽ nhóm chúng em đo các điểm treo như sau:

Đặt máy tại một điểm khống chế chính, lấy góc định hướng và đo góc, dài từ điểm khống chế tới điểm treo. Việc đo góc sẽ đo cả thuận ống kính và đảo ống kính tại điểm khống chế đặt máy. Việc đo dài sẽ đo cả đo đi và đo về để kiểm tra sai số, nếu đạt yêu cầu thì tiến hành truyền điểm, nếu không thì đo lại cho tới khi đạt yêu cầu thì được truyền điểm.

d. Đo chi tiết

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập nghề nghiệp ngành quản lý đất đai (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w