Công tác chuẩn bị

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập nghề nghiệp ngành quản lý đất đai (Trang 25)

Để công tác nghiên cứu gặp nhiều thuận lợi, trước tiên chúng ta phải tiến hành thu thập tài liệu. Tại khu vực này đã có 2 mốc địa giới là D2 và D3do vậy khi bình sai, tính toán ra tọa độ các điểm khống chế thì chúng cũng nằm trong hệ thống tọa độ quốc gia.

Công tác chuẩn bị gồm các bước sau:

3.3.1. Thu thập bản đồ, tài liệu đã có trên khu vực đo

Nhóm chúng em đã đi tìm hiểu và thu thập được các tài liệu từ các nhóm đo trước trên khu vực tổ 4 và 5 Khu Tân Xuân kết hợp với đi điều tra thông tin về thửa đất bằng phương pháp phỏng vấn các hộ gia đình trên khu vực đo vẽ.

3.3.2. Thiết kế sơ bộ các điểm khống chế trên bản đồ

Sau khi khảo sát địa hình nhận thấy đây là khu vực dân cư tập trung đông, liền sát nhau, nên xây dựng lưới khống chế ở dạng đường chuyền kinh vĩ khép kín là phù hợp nhất, dựa trên cơ sở 2 điểm của lưới khống chế tọa độ nhà nước và khu vực đã biết tọa độ là D2 và D3.

3.3.3. Khảo sát thực địa, chọn điểm khống chế chính thức, chôn mốc (hoặc đánh dấu điểm), xây dựng đường chuyền

Để nắm tình hình thực tế của khu vực đo vẽ ta cần khảo sát thực địa như: Sơ bộ xác định ranh giới các lô khoảnh, số thửa, vẽ phác họa ranh giới phía ngoài, căn cứ vào điều kiện cụ thể và các tài liệu đã thu được để bố trí các điểm đường chuyền cho thích hợp.

a.

Xây dựng lưới khống chế:

+) Đường chuyền chính: có tác dụng khống chế toàn bộ khu vực đo. Khi lựa chọn các điểm khống chế đặt máy, cần chú ý nguyên tắc: Các điểm khống chế đặt máy là các điểm có tầm nhìn bao quát và thuận lợi để có thể phát triển các điểm chi tiết tiếp theo. Bên cạnh đó, trong điều kiện địa hình, địa vật che khuất, khó đo vẽ, cần chọn điểm khống chế tại các vị trí ở các điểm ngoặt, điểm gáp khúc, gãy khúc, ngã ba đường, nhà cao tầng... để thuận lợi cho công tác đo vẽ điểm chi tiết cũng như triển các điểm chuyền treo, chuyền phụ.Theo thiết kế sơ bộ ban đầu có 14 điểm khống chế đặt máy.

b.

Đo các điểm chi tiết:

Điều tra hỏi các chủ hộ để xác định ranh giới các thửa đất của từng chủ sử dụng.

Xây dựng điểm treo:

Do từ đường truyền chính không thể ngắm hết được các cạnh góc thửa phía trong các ngõ nhỏ và phía sau nhà dân do đó chúng em đã tiến hành xây dựng thêm hệ thống các điểm treo gồm 16 điểm khác nhau để đo vẽ chi tiết.

Cả khu đo có 16 điểm treo: Xây dựng hệ thống điểm treo như sau: - Từ điểm khống chế K1(D2) :Bắn sang điểm treo A9

- Từ điểm khống chế K2 : Bắn điểm treo A7, A8 - Từ điểm khống chế K5: Bắn điểm treo A4

- Từ điểm khống chế K6: Bắn điểm treo A15, A13 - Từ điểm khống chế K7: Bắn điểm treo A16 - Từ điểm khống chế K10: Bắn điểm treo A12 - Từ điểm khống chế K12: Bắn điểm treo A1, A10 - Từ điểm khống chế phụ A1: Bắn điểm treo A2 - Từ điểm khống chế phụ A2: Bắn điểm treo A3 - Từ điểm khống chế phụ A4: Bắn điểm treo A5, A6 - Từ điểm khống chế phụ A10: Bắn điểm treo A11 - Từ điểm khống chế phụ A13: Bắn điểm treo A14 3.3.4. Chuẩn bị máy móc

Bộ môn Quản Lí Đất Đai của Khoa cho phép nhóm sử dụng máy kinh vĩ điện tử để thực hiện đo đạc ngoại nghiệp. Để làm việc được với máy phải có những hiểu biết nhất định. Do vậy mà công tác chuẩn bị chủ yếu là tiếp xúc và làm quen dần với máy, các thao tác, cách sử dụng các chức năng cơ bản của máy để phục vụ cho công tác đo góc bằng và đo chiều dài các cạnh.

Chuẩn bị các loại bảng biểu phục vụ cho công tác ghi chép như: sổ ghi góc bằng, sổ ghi đo độ dài, một số đinh, sơn dùng để đánh dấu mốc khống chế cố định, dây thép…

Trong quá trình thu thập số liệu của đợt thức tập vừa qua, nhóm chúng em đã được nhà trường và bộ môn trắc địa bản đồ tạo điều kiện cho sử dụng máy Kinh vĩ điện tử, mia, tiêu và sơn đánh dấu điểm để thu thập số liệu thực địa.

Trong quá trình bình sai tính toán xử lý số liệu đã có sự trợ giúp của máy tính và phần mềm Excel và phần mềm MicroStation, Famis,… cho việc thành lập bản đồ. Các tài liệu đã có là tọa độ điểm D2 và D3 bản đồ địa hình của khu vực. Và một số trang thiết bị khác.

Bước 2:

3.4. Đo đạc và xử lý số liệu

PHẦN I: CÔNG TÁC ĐO ĐẠC VÀ XỬ LÝ SƠ BỘ SỐ LIỆU ĐO ĐẠC NGOÀI THỰC ĐỊA

Công tác này bao gồm đo góc, đo dài cho lưới khống chế chính, điểm treo và đo chi tiết các cạnh góc thửa đất.

a. Đo góc bằng

Thao tác tại trạm đo:

Đầu tiên dựng chân máy cho vừa hợp lý (vừa tầm người đo), sau đó lắp máy lên và cố định máy. Khi máy đã được cố định với chân máy, ta lắp pin vào máy và bật máy sau đo quay máy, ống kính một vài vòng để các thông số trên bàn độ hiện lên. Kiểm tra máy vẫn còn hoạt động tốt, pin còn thì chuyển sang bước định tâm, cân máy.

Định tâm là bước làm quan trọng sau khi máy được định tâm về đúng tâm đã đánh dấu dưới mặt đất thì ta chuyển sang cân máy. Sau khi máy được cân chính xác cả bọt thủy tròn và bọt thủy dài thì mới bắt đầu tiến hành đo.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập nghề nghiệp ngành quản lý đất đai (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w