7. Kết cấu đề tài
2.6.2 Việt Nam bị lệ thuộc kinh tế với Trung Quốc
Nhập siêu của Việt Nam và Trung Quốc đã tăng liên tục kể từ khi hiệp định tự do mậu dịch ASEAN-Trung Quốc có hiệu lực ngày 1/7/2005. Những năm gần đây mức nhập siêu này đã tăng rất nhanh từ 2,67 tỉ USD năm 2005 vọt lên tới 12,7 tỉ USD năm 2010, tức là gần gấp năm lần. Mười năm trước, tức vào năm 2000, thặng dư thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là 130 triệu USD.
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) trong một báo cáo công bố gần đây đã cho rằng, mức độ
Page 54
thâm nhập kinh tế của Trung Quốc vào nước ta đang ngày càng tăng trong đa số các sản phẩm, từ máy móc, thiết bị đến hàng tiêu dùng. Theo đó các ngành sản xuất Trung Quốc thâm nhập nhiều nhất hiện nay tập trung vào một số lĩnh vực như điện lực, dầu khí, cơ khí, luyện kim, khai khoáng, hóa chất.
Góp phần lớn nhất vào tình hình này xuất phát từ hàng loạt gói thầu các công ty Trung Quốc giành được với rất nhiều hợp đồng EPC (Engineering, procurement and construction - Thiết kế, mua sắm và xây dựng). Loại hợp đồng nói trên thường được thực hiện trong lĩnh vực xây dựng các nhà máy điện (của Tập đoàn Điện lực VN), mỏ (như bauxit Tân Rai, Nhân Cơ, đồng của Tập đoàn Than Khoáng sản VN-TKV), hóa chất (phân đạm Hà Bắc), giao thông (như xây dựng, cải tạo đường sá ở TP. Hồ Chí Minh, đường sắt trên cao ở Hà Nội)..., qua đó các công ty Trung Quốc nhập từ máy móc, thiết bị, vật liệu, đến sắt thép và thậm chí cả nhân công vào VN. Điều này càng bộc lộ sự yếu kém của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong vai trò chủ đạo nhưng thường buông bỏ trận địa chính mà đầu tư vào lĩnh vực ngoài ngành nghề.
Theo phân tích của VEPR thì chính sách thương mại và công nghiệp của Việt Nam chưa phát huy được tác dụng trước làn sóng hàng Trung Quốc đa dạng và giá rẻ. Việt Nam cũng thiếu vắng những hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Không những thế, Trung Quốc lại biết tận dụng lợi thế của các thỏa thuận thương mại khu vực.
Trong khi đó, hàng hóa của Việt Nam không có khả năng cạnh tranh về giá cả lẫn chất lượng nên khó thâm nhập thị trường Trung Quốc. Lâu nay, nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc là khoáng sản và nông lâm thủy sản với số lượng nhỏ, giá cả bấp bênh và tình hình này hiện vẫn chưa có gì thay đổi.
Có thể thấy nguyên nhân sâu xa của căn bệnh nhập siêu lớn với Trung Quốc là từ chính sách phát triển và cơ cấu nền kinh tế, cho nên việc giảm nhập siêu với Trung
Page 55
Quốc là vấn đề nan giải mà chủ yếu vẫn là phải sớm thay đổi cơ cấu nền kinh tế, cải tổ hoạt động của khu vực quốc doanh nói riêng để nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
Bài toán nhập siêu từ Trung Quốc, cần có các giải pháp đồng bộ không chỉ về chính sách thương mại mà cả về chính sách đầu tư, chính sách công nghiệp trong cơ chế chọn nhà thầu.
Ai cũng biết nhập khẩu công nghệ, thiết bị là nhằm phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng. Muốn thỏa mãn yêu cầu này thì chúng ta phải nhập khẩu đủ lượng nguyên phụ liệu sản xuất tương ứng. Và trong việc nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất thì Việt Nam nhập nhiều từ Trung Quốc vì giá cả, chất lượng nguyên liệu của Trung Quốc tương đối hợp lý, chưa kể Trung Quốc cũng là thị trường gần, chi phí vận tải thấp. Thế nhưng thực tế cho thấy, nhập siêu từ nước láng giềng đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhập siêu của Việt Nam đã đến mức báo động.
Trong năm nhóm hàng mà Việt Nam nhập nhiều nhất gồm thiết bị máy móc phụ tùng, xăng dầu, sắt thép, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may thì Trung Quốc đều có tên ở năm vị trí đầu. Các số liệu thống kê cho thấy, trong năm 2010 chúng ta nhập từ Trung Quốc tới 56% sắt thép, 40% phân bón, 70% nguyên phụ liệu dệt may, 37% vải, 17,7% xăng dầu, 27% phụ tùng, máy móc, thiết bị, 28% máy tính, linh kiện...
Nếu nguồn cung này biến động theo chiều hướng xấu thì ngay lập tức không chỉ thị trường nội địa mà cả kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ và EU cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010 Việt Nam nhập từ Trung Quốc 20,02 tỉ USD hàng hóa, trong đó các mặt hàng chính gồm: máy móc thiết bị, phụ tùng (22,37%); bông, vải, sợi, nguyên phụ liệu dệt may, da giày (15,64%); sắt thép, sản phẩm từ sắt thép, kim loại (11,39%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (8,41%); xăng dầu,
Page 56
khí hóa lỏng, sản phẩm từ dầu mỏ (6,97%); hóa chất, sản phẩm hóa chất (4,56%); chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm (2,9%); phân bón, thuốc trừ sâu (2,25%).
Nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm để tiêu thụ hay sản xuất các mặt hàng tiêu thụ trong nước (thay thế hàng nhập khẩu) cũng chiếm tỷ lệ đáng kể (điện tử, máy tính, xăng, phân bón, thuốc trừ sâu).
Rõ ràng danh mục hàng hóa mà Việt Nam phụ thuộc Trung Quốc ngày càng trở nên nhạy cảm hơn và có mối ràng buộc sâu sắc tới huyết mạch của kinh tế.
Báo chí trong nước trích lời tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam đóng vai trò chuyên trách cung cấp nguyên, nhiên liệu và nông sản thô cho Trung Quốc, còn Trung Quốc thì xuất khẩu sản phẩm công nghiệp công nghệ thấp và trung bình cho Việt Nam với khối lượng lớn vượt trội.
Với cục diện như vậy, nếu không có sự quyết liệt và cải cách chiến lược xuất nhập khẩu sớm, chúng ta không những lún sâu vào nhập siêu với Trung Quốc mà còn phải trả giá đắt nếu nhập siêu đó là không an toàn, không chất lượng.
Để giảm nhập siêu từ Trung Quốc trong thời gian tới, ý kiến được đưa ra trong nhiều cuộc hội thảo cho rằng có hai hướng giải pháp cần thiết. Thứ nhất, phải tăng cường xuất khẩu với tốc độ xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng của nhập khẩu để dần thu hẹp nhập siêu. Thứ hai, cần phải đẩy mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ và sản xuất nguyên liệu hỗ trợ. Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ phê duyệt đề án khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó, Việt Nam kêu gọi các doanh nghiệp ở nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản... đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Nhưng quan trọng hơn cả là Chính phủ cần có chủ trương ở tầm vĩ mô trong bối cảnh địa chính trị hiện nay để đưa nền kinh tế giảm bớt sự lệ thuộc vào người láng giềng
Page 57
phương Bắc. Kinh nghiệm của nhiều nước đã và đang lệ thuộc từ đồng vốn đến kỹ thuật của Trung Quốc là bài học đáng cho chúng ta suy ngẫm. Sẽ khó khăn giữ được độc lập về chính trị khi không có được độc lập về kinh tế. Chính vì vậy việc sớm thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế phải được đặt ra ngay từ bây giờ, dù quá muộn còn hơn không.
- Giai đoạn 1996-2000, tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 5,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
- Giai đoạn 2001-2005, tỷ trọng này đã tăng lên 13,4%.
- Năm 2008 tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 19,8% tổng kim ngạch. - Năm 2009 tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lên 25%.
- Năm 2010, Việt Nam chi 19,1 tỉ USD để mua hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi xuất khẩu đối ứng 6,4 tỉ USD.
- Năm 2000, Việt Nam đạt thặng dư thương mại với Trung Quốc 135 triệu USD. - Năm 2001, thâm hụt trong cán cân thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc 200 triệu USD.
- Năm 2007, nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam là 9,145 tỉ USD. - Năm 2008, con số này là 11,16 tỉ USD.
- Năm 2009, tăng lên 11,532 tỉ USD.
- Năm 2010, nhập siêu từ Trung Quốc lên đến 12,7 tỉ USD. - Năm 2011 dự kiến tăng lên 17 tỉ USD.
Page 58
KẾT LUẬN
Không như những nước phát triển, các nước đang phát triển đối mặt với những vấn đề hoàn toàn khác như nghèo đói, dân số tăng, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu... Chính vì vậy mà những lý thuyết kinh tế học mà các nước phương Tây đưa ra không thể đem áp dụng 100% vào các nền kinh tế đang phát triển được. Do vậy, chúng ta cần thấy được những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, đó cũng chính là những đặc điểm riêng khi so với các nước phát triển, nhờ đó chúng ta sẽ áp dụng các lý thuyết kinh tế để đưa ra các chính sách linh hoạt, phù hợp từng nước, từng tình hình cụ thể.
Theo nhà kinh tế học Michael Todaro, trong cuốn “Kinh tế học cho Thế Giới Thứ 3”, ông đã đưa ra 6 đặc điểm chung của các nước đang phát triển, đó là: Mức sống thấp; Năng suất lao động thấp; Tốc độ tăng dân số và gánh nặng ăn theo tăng; Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiểu dụng nhân công cao và ngày càng tăng; Phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp và xuất khẩu sản phẩm thô; Bị chèn ép, bị phụ thuộc và dễ bị tổn thương trong quan hệ với bên ngoài.
Qua các số liệu mà nhóm thu thập được kết hợp với sự phân tích và đánh giá của nhóm, chúng tôi thấy rằng Việt Nam có những đặc điểm giống với các nước đang phát triển. Có những tiêu chí chúng ta trên mức trung bình của các nước đang phát triển nhưng cũng có nhiều tiêu chí dưới mức trung bình. Chúng ta cần nhìn nhận khách quan vào vấn đề để thấy được sự yếu kém của nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, chúng ta mới đưa ra được giải pháp và phương hướng phát triển trong tương lai.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, phương hướng phát triển của chúng ta cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người. Nước ta còn nghèo nàn, vốn đầu tư còn phải đi vay, kỹ thuật - công nghệ phải đi mua nhưng ta có nguồn lực lao động khá dồi dào, giá rẻ. Trên cơ sở khắc phục những mặt tồn tại, phát huy thế mạnh, để lực lượng lao động mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất.
Page 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
1. Michael Todaro, (1998), “Economics for a Third World –Third Edition”, Longman 2. Báo cáo Năng suất Việt Nam năm 2010
3. Niên giám thống kê Việt Nam năm 2010
Internet
1. http://vietnamnet.vn/vn/tin-nhanh/51180/cdhh--phut-choc-thanh-sao--tu-nhien-bi-
ghet.html
2. http://tranbinh89.blogspot.com/2010/07/cac-ac-iem-chung-cua-cac-nuoc-ang- phat.html