7. Kết cấu đề tài
2.1.1 Thu nhập bình quân đầu người ngày càng thấp hơn so với trung bình của các quốc
Theo số liệu được WEF công bố, đến năm 2011, dân số Việt Nam là 89 triệu người. Tổng thu nhập quốc nội đạt 103,6 tỷ USD, tương đương 0,37% GDP của thế giới. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.174 USD/năm.
Biểu đồ 1.2 Thu nhập bình quân đầu người của người Việt Nam ngày thấp hơn so với mức trung bình của các quốc gia đang phát triển tại châu Á (Nguồn: WEF)
Dù mức thu nhập đã được cải thiện đáng kể, đưa Việt Nam gần trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, thì thống kê của WEF trong vòng 25 năm qua lại cho thấy thu nhập của người dân Việt Nam so với mức trung bình của các quốc gia đang phát triển ở châu Á ngày một thấp hơn. Năm 1985, thu nhập của người lao động Việt Nam gần như tương đương với mức trung bình của các quốc gia đang phát triển khác tại châu Á. Nhưng đến năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đã thấp hơn mức trung bình này gần 2000 USD.
Page 28
Tuy nhiên, khi tính thu nhập thực tế sau khi loại trừ yếu tố tăng giá của thời kỳ 2008-2010 thì con số này chỉ còn lại 9,3%/năm, chỉ cao hơn mức tăng thực tế 8,4% của thời kỳ 2006-2008 và thập hơn mức tăng thu nhập thực tế 10,7%/năm của thời kỳ 2002- 2004.
Trong đó, thu nhập của dân cư ở khu vực thành thị và nông thôn đều tăng so với 2008. Cụ thể, khu vực thành thị đạt 2.130 nghìn đồng; khu vực nông thôn đạt 1.071 nghìn đồng, mức thu nhập này có sự chênh lệch gấp 2 lần nhau.
Năm 2010, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt 950 nghìn đồng, tăng 53,4% so với 2008; khu vực thành thị đạt 1.828 nghìn đồng, tăng 46,8% so năm 2008.
Thực tế, tỷ trọng chi ăn uống trong chi tiêu đời sống là một chỉ tiêu đánh giá mức sống cao hay thấp. Việt Nam là một nước còn nghèo nên tỷ trọng này còn cao nhưng đã có xu hướng giảm từ 56,7% năm 2002 xuống còn 52,9% năm 2010.Tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng thấp và ngược lại.
Bên cạnh đó, mức chi tiêu của các đối tượng cũng rất chênh lệch. Cụ thể, nhóm hộ giàu nhất chi cho y tế, chăm sóc sức khỏe gấp 3,8 lần nhóm hộ nghèo nhất, chi cho giáo dục gấp 6 lần và đặc biệt chi cho văn hóa, thể thao, giải trí gấp 131 lần nhóm nghèo nhất.
Dù thu nhập bình quân một nhân khẩu năm 2010 chỉ ở mức 1,3 triệu đồng/tháng nhưng Tổng cục Thống kê cho biết mỗi hộ dân cư đang phải chi tới 3 triệu đồng cho một thành viên đi học, tăng tới 64% so với năm 2008. Theo khảo sát, 6,2% người được hỏi về mức sống của mình năm 2010 so với năm năm trước đã khẳng định đời sống của họ khó khăn hơn, 11,3% cho rằng vẫn như cũ, còn lại cho biết có tăng.
Báo cáo phát triển con người 2011 do Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) công bố tại Hà Nội hôm 9-11 cho thấy Việt Nam đứng trong nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình và xếp thứ 128 trên 187 nước được khảo sát.
Page 29
Trong báo cáo về phát triển con người 2011, chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam là 0,728. Chỉ số này đã tăng 11% so với mức 0,651 được công bố 10 năm trước đây nhưng không thay đổi so với năm 2010.
HDI của Việt Nam thấp hơn của các nước khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines và cao hơn Campuchia, Lào.
Xếp hạng HDI của Việt Nam năm 2011 không thay đổi so với năm 2010 trong khi của Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines, và Malaysia đã tăng lên.
Biểu đồ 2.2 Chỉ số HDI Việt Nam giai đoạn 1990-2011
Page 30
Biểu đồ 3.2 Chỉ số HDI từ năm 1990 đến 2011
Báo cáo năm 2011 lần đầu tiên đưa ra chỉ số đói nghèo đa chiều cho Việt Nam. Chỉ số đói nghèo đa chiều đo lường các hình thức thiếu thốn khác nhau về y tế, giáo dục và mức sống. Theo báo cáo này thì tỉ lệ nghèo phi tiền tệ ở Việt Nam (những hộ thiếu thốn cả y tế, giáo dục và mức sống) ở mức 23,3%, cao hơn nhiều so với tỉ lệ đói nghèo quốc gia là 14,5%.
Chỉ số HDI Việt Nam có tính bền vững không cao.Năm 2011 có tỉ lệ tương tự 2010. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến HDI của Việt Nam thấp và chưa thực sự bền vững, trong đó sự chậm tiến của giáo dục và y tế đóng vai trò quan trọng. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải quyết bất cập về y tế và giáo dục.
2.1.2 Y tế
Y tế, tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em dưới một tuổi đã giảm, hầu hết trẻ em đã được tiêm phòng và đa số các ca sinh nở được nhân viên y tế đã qua đào tạo hỗ trợ. Tuy nhiên, trên thực tế, những thành tựu tích cực đã khỏa lấp phần nào sự bất bình đẳng dai dẳng giữa các vùng, các nhóm thu nhập. Ví dụ, tỷ lệ trẻ còi xương và suy dinh dưỡng, tỷ lệ tử vong của các bà mẹ ở nông thôn và miền núi cao hơn 2-3 lần so với thành thị. Trên
Page 31
thực tế, có tới 3,7% số hộ gia đình đã quay trở lại tình trạng nghèo đói do phải chi quá nhiều cho chăm sóc sức khỏe.
Biểu đồ 4.2 So sánh tỉ lệ tử vong trẻ em Việt Nam – Thái Lan và dự báo
2.1.3 Giáo dục
Chỉ số phát triển giới GDI cho thấy vẫn còn khoảng cách giới trong giáo dục ở các tỉnh nghèo nhất. Ở một số tỉnh, tỷ lệ người lớn biết chữ là nữ thấp hơn 20-30% so
Page 32
với nam. Ví dụ, ở Lai Châu, tỷ lệ này của nữ là 48% so với 75,5% của nam. Tương tự, ở một số tỉnh, khoảng cách giới trong tỷ lệ nhập học chung là 30%. Báo cáo năm nay cũng cho thấy, chi tiêu công cho giáo dục ở Việt Nam ở mức tương đương so với đa số các nước khác trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Năm 2008, chi tiêu công cho giáo dục là 5,3% GDP, chiếm 20% chi tiêu chung của Nhà nước. Tuy nhiên, kết quả giáo dục của Việt Nam còn kém so với các nước láng giềng - cả về số năm đi học trung bình và số năm đi học kỳ vọng. Bên cạnh đó, khoảng một nửa chi tiêu chung cho giáo dục là từ hộ gia đình, tùy thuộc vào cấp học và tăng mạnh ở những cấp học cao hơn. Trong khi ở cấp tiểu học, chi tiêu của hộ gia đình chiếm 17,5% tổng chi tiêu.
Page 33
Bảng 2.2 So sánh các chỉ số phát triển của Việt Nam và các nước