Vẻ đẹp Thuý Kiều.

Một phần của tài liệu Giáo án môn Ngữ Văn lớp 9 (Trang 68)

II. Truyện Kiều

3.Vẻ đẹp Thuý Kiều.

Giống nh lúc tả Vân :

- Câu thơ đầu khái quát đặc điểm nhân vật : Kiều sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn (Nghệ thuật đòn bẩy).

- Gợi tả vẻ đẹp của Kiều bằng biện pháp ớc lệ: "thu thuỷ" (nớc mùa thu), "xuân sơn " (núi mùa xuân), hoa, liễu.

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, gợi tả vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế.

* Khác :

- Tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt :

+ Làn thu thuỷ : làn nớc mùa thu dợn sóng gợi lên sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt..

+ Nét xuân sơn - nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú, trên gơng mặt trẻ trung.

- Khi tả Vân tác giả chỉ tập trung gợi tả nhan sắc mà không thể hiện cái tình của ngời. Khi tả Kiều nhà thơ tả sắc một phần còn hai phần để tả tài năng : cầm, kì, thi, hoạ....Trong đó tài đàn đã là năng khiếu (nghề riêng) vợt lên trên mọi ngời.

Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc - tài - tình : " Nghiêng nớc...thành"

Tác giả dùng câu thành ngữ cổ để khẳng định nhan sắc của nàng là vô địch, là đệ nhất thế gian này.

Chân dung Thuý Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác phải đố kị - "hoa ghen", "liễu hờn"- nên số phận nàng sẽ éo le, đau khổ.

* Chân dung Thuý Vân đợc miêu tả tr- ớc để làm nổi bật lên chân dung của Thuý Kiều (thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy). Nguyễn Du chỉ dành 4 câu để gợi tả Vân, dành tới 12 câu thơ để cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ở ngoại hình, còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn.

Một phần của tài liệu Giáo án môn Ngữ Văn lớp 9 (Trang 68)