3. Bố cục và cấu trúc của luận văn
4.1.1. Cấu trúc từ trong tiếng Việt
Âm tiết tiếng Việt:
Trong tiếng Việt, âm tiết là đơn vị cơ bản nhất và chỉ có một cách phát âm. Trong các văn bản, các âm tiết thƣờng đƣợc phân cách bằng các dấu cách. Cấu trúc của âm tiết trong tiếng Việt nhƣ Bảng 4-1 [2]:
Bảng 4-1: Cấu trúc âm tiết trong tiếng Việt Thanh điệu Phụ âm thứ nhất [Âm đầu] Vần Nguyên âm thứ hai [Âm đệm] Nguyên âm chính [Âm chính] Phụ ấm cuối [Âm cuối]
Mỗi âm tiết trong tiếng Việt gồm có năm thành phần. Phụ âm thứ nhất, nguyên âm thứ hai, nguyên âm chính, phụ ấm cuối và dấu thanh.
Ví dụ:
Âm tiết “tuần” có phụ âm thứ nhất là t, nguyên âm thứ 2 là u, nguyên âm chính là â, phụ âm cuối là n, thanh điệu là dấu thanh huyền.
Ngoài nguyên âm chính là bắt buộc trong mọi âm tiết, trong một số trƣờng hợp các phần khác có thể không có.
Âm tiết “anh” không có dấu thanh, không có nguyên âm thứ hai và không có phụ âm thứ nhất.
Âm tiết “hoa” có nguyên âm thứ hai, nhƣng không có phụ âm cuối.
Từ trong tiếng Việt:
Từ trong tiếng Việt đƣợc cấu thành từ một hoặc một số âm tiết, các âm tiết đƣợc kết hợp theo một số cách khác nhau, dựa trên cách cấu thành từ các ấm tiết, ta chia làm ba nhóm:
- Các từ đơn
Đây là các từ đƣợc cấu thành từ một âm tiết và mang một nghĩa cụ thể. Ví dụ: tôi, bạn, nhà
- Các từ phức
Đây là các từ đƣợc cấu thành từ nhiều hơn một âm tiết, các âm tiết trong từ phức đƣợc kết hợp dựa trên quan hệ ngữ nghĩa.
Ví dụ: nhà trƣờng, đƣờng sắt, quê hƣơng - Các từ láy
Đây là các từ có các thành phân ngữ âm đƣợc lặp lại, từ láy thƣờng đƣợc sử dụng trong bối cảnh cụ thể hay mô tả âm thanh, hay đƣợc sử dụng trong văn chƣơng.
Ví dụ: long lanh, xanh xanh, nhàn nhạt
Các từ mới trong tiếng Việt
Sự phát triển của kinh tế xã hội, khoa học công nghệ, phƣơng tiện truyền thông và xu hƣớng quốc tế hóa. Khiến cho các ngôn ngữ không ngừng đƣợc bổ sung về mặt từ vựng. Ở đây hiểu từ mới là từ không hoặc chƣa có trong từ điển, ngoài ra còn có từ viết tắt, tên riêng, và từ mƣợn- từ nƣớc ngoài.
- Các từ viết tắt thƣờng ở dạng chữ hoa nhƣ CAND- Công an nhân dân. - Tên riêng có thể là tên ngƣời, tên một đia phƣơng, tổ chức, ngày tháng,
trong tiếng Việt thì tên riêng thƣờng có chữ đầu tiên viết hoa. Ví dụ: Công ty Tân Thế Kỷ, tên tổ chức
- Từ mƣợn, từ nƣớc ngoài thƣờng đƣợc biểu thị qua kí tự la tinh, thƣờng mỗi từ là một âm tiết và không tuân theo cấu trúc âm tiết tiếng Việt nhƣ đã trình bày ở trên.