Nguồn kinh phí thực hiện hoạt động quản lý chất thải rắn y tế và bảo vệ môi trường có thể tìm kiếm từ các nguồn sau:
- Nguồn ngân sách của tỉnh.
- Tiền vận động đóng góp của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp liên doanh đóng trên địa bàn tại địa phương, thực hiện phong trào các quỹ quyên góp công cộng.
- Viện trợ nước ngoài do các dự án phát triển công đồng và dự án môi trường. - Tiến hành thu phí hợp lý để tái đầu tư và chi phí vận hành, thu gom, xử lý rác
thải.
- Tiền phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sẽ được sử dụng vào việc tổ chức triển khai thực hiện phong trào theo sự hướng dẫn của Sở Tài chính.
- Xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn y tế với mô hình quản lý chất thải rắn hợp lý sẽ huy động được nguồn vốn đầu tư của xã hội cho công tác bảo vệ môi trường, từng bước giải quyết khó khăn về kinh phí tài trợ. Bên cạnh đó, xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn còn thể hiện rõ vai trò hợp tác giữa nhân dân và Nhà nước trong công cuộc bảo vệ môi trường.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Trong những năm qua, tình hình khám chữa bệnh của huyện Điện Bàn luôn đặt trong tình trạng quá tải khiến cho ngành y tế của huyện phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế. Trong tình hình hiện nay với nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng thì sẽ dẫn đến lượng chất thải y tế phát sinh tại các cơ sở y tế cũng sẽ tăng theo.
Pháp luật và cách xử lý chất thải y tế phải thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết. Đó là tiền đề tạo nên thói quen tốt về bảo vệ môi trường, dần dần sẽ mang lại ý thức tự giác cho xã hội và trên quan điểm này môi trường sẽ được cải thiện.
Qua quá trình thực tập tại huyện cùng với việc đi khảo sát, điều tra thực tế hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại huyện Điện Bàn, một số kết luận được rút ra bao gồm:
- Các cơ sở y tế cũng đều có phân loại, thu gom chất thải hằng ngày theo quy định nhưng quá trình thu gom, phân loại còn chưa triệt để: chất thải y tế và chất thải sinh hoạt vẫn còn bị lẫn lộn vào nhau. Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn, vật sắc nhọn chưa được cô lập hoàn toàn.
- Nơi giữ rác thải y tế của các trạm y tế xã vẫn không đảm bảo vệ sinh, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do vật sắc nhọn rơi vãi, nhiều côn trùng xâm nhập. - Công tác kiểm tra việc quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường tại các bệnh
viện, cơ sở y tế còn bị buông lỏng.
- Nhận thức của nhân viên y tế trong ngành về phân loại, thu gom rác thải y tế còn chưa cao và số lượng nhân viên phụ trách để đảm bảo vệ sinh cho môi trường ở các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay vẫn chưa nhiều. Cần tăng cường cán bộ chuyên trách cho các cơ sở y tế để có thể lập kế hoạch quản lý vệ sinh môi trường bệnh viện.
5.2. Kiến nghị
Sắp đến, hệ thống cơ sở y tế tại huyện Điện Bàn sẽ được nâng cấp, mở rộng thêm với sự đi vào hoạt động của Bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức cơ sở II, Phòng khám đa khoa huyện Điện Bàn và việc sửa chữa, mở rộng, xây mới lại Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam, điều đó đồng nghĩa với việc phát sinh thêm một lượng chất thải y tế mới cần được xử lý.
Trong khi đó, hiện nay tại huyện Điện Bàn nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng, việc quản lý, xử lý chất thải rắn y tế còn gặp nhiều khó khăn. Các giải pháp quản lý, xử lý chất thải y tế tại địa phương chưa được hoàn thiện, các thống kê về quản lý chất thải y tế còn thiếu.
Trước tình hình đó, chúng ta cần phải tìm ra giải pháp để công tác quản lý chất thả rắn y tế được tốt hơn như:
- Việc thống kê số liệu về hiện trạng quản lý chất thải y tế (khối lượng chất thải phát sinh, biện pháp xử lý...) tại các cơ sở y tế là rất cần thiết, để từ đó có thể dự báo được khối lượng chất thải y tế có thể phát sinh, cũng như đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý cho phù hợp.
- Thường xuyên có kế hoạch theo dõi, đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ, ý thức, trách nhiệm để thực hiện việc giám sát và xử lý cũng như giáo dục hướng dẫn về môi trường cho nhân dân.
- Dựa vào tình hình phát triển kinh tế và dân số để phân tích rõ hơn lượng chất thải phát sinh trong các năm sắp tới.
- Tiếp tục tiến hành nghiên cứu, đề ra biện pháp để có thể quản lý được lượng rác phát sinh tại các cơ sở y tế tư nhân tại địa bàn huyện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Thanh Bái (2007), "Quản lý chất thải y tế - vấn đề đáng quan tâm", Tạp chí bảo vệ môi trường (9), Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2000), Tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý chất thải y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2002), Quy chế quản lý chất thải y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 4. BộYtế,TàiliệuvềmộtsốkếtquảđiềutracủaDựánhợptácgiữaBộYtếvà WHO.
5. Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ nội vụ (2008), Thông tư số 0 3/2008/TTLT- BTNMT-BNV, "Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc ủy ban nhân dân các".
6. Bộ Y tế (2008), "Quy chế quản lý chất thải y tế" Quyết định số 43/2007/QĐ- BYT/BYT-KCB ngày 10/10/2008, Bộ Y tế, Hà Nội.
7. Nguyễn Khắc Kinh và NNK (1998) "Bàn về một số chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt nam", Tuyển tập các báo cáo khoa học tại Hội nghị môi trường toàn Quốc, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
8. Hoàng Thị Liên, Đại học y dược, Đại học Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ y học (2009) "Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái nguyên"
9. Lê Thị Tài, Đào Ngọc Phong, Nguyễn Thị Thu (2006), Khoa y tế cộng đồng, Đại học Y Hà Nội, Luận văn thạc sĩ "Hiện trạng quản lý chất thải tại các bệnh viện huyện, tỉnh Phú Thọ".
10. Uỷ ban nhân dân huyện Điện Bàn (2012), "Niên giám thống kê huyện Điện Bàn năm 2012".
11. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2009), Quyết định số 2419 /QĐ-UBND,
"Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020".