Bảng định tuyến

Một phần của tài liệu Các cơ chế định tuyến QoS và thuật toán mở đường ngắn nhất đầu tiên (OSPF) mở rộng (Trang 51)

Dù là nội miền hay liên miền, chƣ́ c năng chính của một Router là chuyển gói tin đến mạng đích của nó , để làm đƣợc điều này Router cần phải tìm đƣợc thông tin đi ̣nh tuyến đƣơ ̣c lƣu trƣ̃ trên bảng đi ̣nh tuyến của nó . Một bảng đi ̣nh tuyến là mô ̣t file dƣ̃ liê ̣u trong RAM đƣợc dùng để lƣu trữ thông tin đƣờng đi các đƣờng mạng đƣợc kết nối trực tiếp hoặc từ xa .

Bảng định tuyến của mỗi giao thức định tuyến là khác nhau, nhƣng có thể bao gồm những thông tin sau :

 Địa chỉ đích của mạng, mạng con hoặc hệ thống.

 Địa chỉ IP của router chặng kế tiếp phải đến

 Giao tiếp vật lý phải sử dụng để đi đến router kế tiếp

 Mặt nạ mạng của địa chỉ đích

 Khoảng cách đến đích, ví dụ nhƣ số lƣợng chặng để đến đích

 Thời gian (tính theo giây) từ khi router cập nhật lần cuối Định tuyến có hai loại: định tuyến tĩnh và định tuyến động

Định tuyến tĩnh: Định tuyến tĩnh do ngƣời quản trị phải cấu hình cố định các thông tin đến các mạng khác cho router. Quyết định định tuyến tĩnh không dựa trên sự đánh giá lƣu lƣợng và topo mạng hiện thời. Trong môi trƣờng IP các router không thể phát hiện ra các router mới, chúng chỉ có thể chuyển gói tin tới các router đƣợc chỉ định của nhà quản lý mạng. Khi cấu trúc mạng có bất kì thay đổi nào thì ngƣời quản trị mạng phải xóa hoặc thêm các thông tin về đƣờng đi cho router. Các đƣờng đi này là cố định nên trong hệ thống mạng lớn việc bảo trì bảng định tuyến cho router tốn rất nhiều thời gian. Định tuyến tĩnh là cách định tuyến không linh hoạt nên thƣờng phù hợp với hệ thống mạng nhỏ hoặc tuyến đơn ít có biến đổi

về thông tin định tuyến. Hoạt động của định tuyến tĩnh gồm 3 bƣớc chính sau:

o Ngƣời quản trị cấu hình các đƣờng đi cố định cho router o Router cài đặt các thông tin này vào bảng định tuyến

o Gói tin đƣợc định tuyến theo các đƣờng cố định đã đƣợc cài đặt.

Định tuyến động: Định tuyến động lựa chọn tuyến dựa trên thông tin trạng thái hiện thời của mạng. Thông tin trạng thái có thể đo hoặc dự đoán và tuyến đƣờng có thể thay đổi khi topo mạng hoặc lƣu lƣợng mạng thay đổi. Thông tin định tuyến đƣợc cập nhật tự động vào trong các bảng định tuyến của các nút mạng trực tuyến, và đáp ứng tính thời gian thực nhằm tránh tắc nghẽn cũng nhƣ tối ƣu hiệu năng mạng. Định tuyến động phù hợp đối với mạng lớn, thƣờng biến đổi trong quá trình hoạt động. Giao thức định tuyến đƣợc sử dụng để giao tiếp giữa các router với nhau. Giao thức định tuyến cho phép router chia sẻ các thông tin định tuyến mà nó biết cho các router khác. Từ đó router có thể xây dựng và bảo trì bảng định tuyến của nó. Một số giao thức định tuyến động thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ: RIP, IGRP, EIGRP, OSPF, BRP. Các giao thức này thực thi nhiều hoạt động nhƣ là: khám phá mạng và cập nhật, duy trì các bảng định tuyến. Các giao thức định tuyến động này không chỉ tạo ra một

đƣờng đi xác đi ̣nh tốt nhất đến các ma ̣n g khác mà còn xác đi ̣nh mô ̣t đƣờng dẫn mới tốt nhất khi đƣờng đi khởi đầu không còn hƣ̃u dụng hoă ̣c có sự thay đổi topology . Với nhƣ̃ng lý do đó , đi ̣nh tuyến đô ̣ng có lợi thế hơn so với đi ̣nh tuyến tĩnh . Các Router mà sử dụng các giao thức định tuyến đô ̣ng chia sẻ bảng đi ̣nh tuyến mô ̣t cách tƣ̣ đô ̣ng với các Router khác và bổ sung cho bất cứ sự thay đổi topology mà không liên quan đến quản trị viên mạng . Chúng ta thừa nhận rằng: (1) Tất cả các nút lƣu giữ các số liệu nội bộ của chúng và (2) tất cả các nút nhận biết đƣợc khi gửi cập nhật tới các nút hàng xóm của nó. Giả định (1) hợp lý khi một nút luôn biết tài nguyên khả dụng trong các liên kết outgoing của nó. Giả định (2) sẽ trở lên hợp lý, nếu một chính sách cập nhật đƣợc thực thi. Trong phần này, chúng ta có thể sử dụng một chính sách cập nhật dựa trên ngƣỡng. Mỗi nút duy trì một bảng link-to-node. Bảng này đƣa ra liên kết sử dụng để dẫn tới một nút hàng xóm và nguồn khả dụng dọc theo liên kết. Một nút có thể dễ dàng xây dựng bảng định tuyến bằng cách trao đổi các gói tin Hello với hàng xóm của nó. Mỗi nút xây dựng một bảng link-to-node.

Một phần của tài liệu Các cơ chế định tuyến QoS và thuật toán mở đường ngắn nhất đầu tiên (OSPF) mở rộng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)