Điều trị THA trên bệnhnhân suy tim

Một phần của tài liệu dieu tri benh nhan tang huyet ap (Trang 27)

7. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT TRONG ĐIỀU TRỊ THA

7.2 Điều trị THA trên bệnhnhân suy tim

Suy tim trên bệnh nhân THA có thể là suy tim tâm trương hay suy tim tâm thu hoặc cả hai.

Suy tim trên bệnh nhân THA có thể do chính THA, do bệnh ĐMV, bệnh van tim phối hợp. Cũng có thể do một số nguyên nhân khác của suy tim. Cần có các biện pháp cận lâm sàng để xác định nguyên nhân suy tim. Điều trị bao gồm các biện pháp điều trị suy tim và các thuốc hạ huyết áp.

Ở giai đoạn B của suy tim (NYHA 1), bao gồm rối loạn chức năng thất trái (PXTM < 40%) và chưa có triệu chứng cơ năng, ức chế men chuyển là thuốc lựa chọn đầu tiên. Chẹn thụ thể angiotensin II chỉ sử dụng khi bệnh nhân không dung nạp được UCMC. Có thể kết hợp thêm với chẹn bêta. Cả UCMC và chẹn bêta đều có tác dụng hạ HA. Chỉ khi mục tiêu HA chưa đạt với 2 thuốc này, mới kết hợp thêm với lợi tiểu và thuốc hạ HA khác (ngoại trừ ức chế calci).

Ở giai đoạn C của suy tim (NYHA 2,3), bao gồm rối loạn chức năng thất trái kèm triệu chứng cơ năng, các thuốc sử dụng bao gồm UCMC, lợi tiểu mất kali, spironolactone liều thấp và chẹn bêta. Nghiên cứu EPHESUS cho thấy có thể thay spironolactone bằng eplerenone, ít tác dụng phụ hơn spironolactone, có hiệu quả giảm tử vong 15% (54).

Ở giai đoạn D của suy tim (NYHA 4), ngoài các thuốc UCMC, lợi tiểu liều cao, spironolactone hoặc eplerenone ; còn cần thêm thuốc tăng co cơ tim, máy tạo nhịp phá rung, tạo nhịp 2 buồng thất, dụng cụ trợ tâm thất hoặc ghép tim.

Mục tiêu HA tâm thu trên bệnh nhân suy tim có thể từ 110-130 mmHg ; có nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng chẹn bêta ở bệnh nhân suy tim có huyết áp tâm thu > 85 mmHg (55).

Tóm lại các thuốc cần sử dụng điều trị hạ HA trên bệnh nhân suy tim bao gồm : UCMC, chẹn thụ thể angiotensin II, lợi tiểu, chẹn bêta, đối kháng aldosterone.

Một phần của tài liệu dieu tri benh nhan tang huyet ap (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w