4. Hoàn thành tốt các công việc mà cấp trên giao phó.
3.2.2 Đánh giá thường xuyên và công bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động.
vụ của người lao động.
Đánh giá thực hiện công việc: “là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động”. Đánh giá thực hiện công việc là công cụ quan trọng tạo động lực cho người lao động. Khi doanh nghiệp tiến hành đánh giá thực hiện công việc,tức là đang tiến hành công nhận sự đóng góp của người lao động. Người lao động có thể nhân được các lợi ích như: có được định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng, được đào tạo một cách hợp lý, biết rõ hiệu quả làm việc của mình từ đó xác định được những điểm cần cải tiến để nâng cao hiệu quả, nhận được sự hỗ trợ kịp thời của người quản lý khi gặp khó khăn, được đề đạt ý kiến để cải thiện điều kiện lao động... Tất cả những lợi ích đó sẽ tạo cho người lao động có động lực làm việc tốt vì họ nhân được sự quan tâm, khích lệ cổ vũ của người quản lý.
Trong những năm vừa qua, công ty Thương Mại và Dịch vụ TKV chưa có tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc của cán bộ công nhân viên một cách khoa học, thống nhất. Việc đánh giá còn mang tính định tính, chung chung. Thông thường, cứ cuối mỗi tháng, các phòng ban lại họp lại để bình bầu xem người nào hoàn thành nhiệm vụ hoặc không hoàn thành nhiệm vụ. Do không có tiêu chuẩn đánh giá một cách cụ thể cho nên việc đánh giá
thường dựa vào nhận định chủ quan của người đánh giá nên không phản ánh đúng sự thực hiện công việc của người lao động. Chính vì vậy, công ty cần xây dựng một hệ thống đánh giá rõ ràng, cụ thể.
Một hệ thống đánh giá khoa học, hợp lý phải bao gồm ba yếu tố cơ bản sau: - Các tiêu chuẩn thực hiện công việc: các tiêu chuẩn này phải rõ ràng cần phải được xác định dựa trên quá trính phân tích công việc. Nếu quá trình phân tích công việc mà được thực hiện tốt thì các tiêu chuẩn được xây dựng tốt. Những tiêu chuẩn này phải cho người lao động thấy được cần phải làm những gì trong công việc và cần phải làm tốt đến mức nào? Đồng thời, nó phải phản ánh được một cách hợp lý các mức độ yêu cầu về số lượng và chất lượng của thực hiện công việc.
- Tiến hành đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu thức đã xây dựng trong tiêu chuẩn. Chúng ta cần phải xác định cái gì cần phải đo lường trong công việc của người lao động và đo bằng những tiêu thức nào? Đồng thời chúng ta cũng cần phải xác định xem hệ thống đo lường nên hướng vào việc sử dụng các kết quả của công việc hay hành vi thực hiện công việc hay các phẩm chất của người lao động khi thực hiện công việc.
- Cung cấp thông tin phản hồi để đưa ra những nhận xét về ảnh hưởng của một hành vi hay hiệu quả làm việc của một cá nhân.
- Việc cung cấp thông tin phản hồi cho người lao động chỉ có thể đem lại kết quả tốt nhất khi mối quan hệ giữa người cung cấp và người nhận thông tin là cởi mở, chân thật và tôn trọng lẫn nhau. Đây là một công việc hết sức quan trọng bởi vì nếu không cung cấp thông tin phản hồi cho người lao động thì sẽ tạo cho họ cảm giác bị cô lập, hoang mang. Khi những khó khăn không được hiểu và đánh giá đúng, người lao động sẽ không thể thay đổi để tiến bộ và thỏa mãn trong công việc, từ đó làm giảm động lực lao động.
. Sau đây tôi xin đưa ra mẫu phiếu đánh giá mà công ty có thể tham khảo áp dụng:
Bảng 3.4: Đánh giá quá trình làm việc và khả năng phát triển
(Sử dụng cho vị trí nhân viên)
Họ và tên: Mã số nhân viên:
Bộ phận: Chức vụ:
Ngày vào làm việc: Thời gian đánh giá từ: đến: MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ:
CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ 1 2 3 4 0 THÁI ĐỘ LÀM VIỆC 1 2 3 4 5Kiến thức,kỹ năng chuyên môn Quan tâm đến sự phát triển