Bện hu nang biểu bì ở mang của cá Epitheliocystic 1 Tác nhân gây bệnh:

Một phần của tài liệu Bênh học thủy sản TS Bùi Quang Tề phần 2 (Trang 66)

2.1. Tác nhân gây bệnh:

Qua hình dạng phóng đại của kính hiển vi điện tử một số tác giả đã cho rằng tác nhân gây bệnh u nang biểu bì ở mang cá là những loài của Rickettsia (Paperna và CTV, 1981) hoặc

Chlamydia (Wolf, 1981). Trong một số ký chủ, hình thái cấu tạo của chúng giống với những loài của Clarmydia, tuy nhiên một số ít nó giống những loài khác. Trong 2 kết quả nghiên cứu (Turnbull, 1987 và Bradley và CTV, 1988) đã xác định đ−ợc kháng nguyên của giống Chlamydia là Lipopolysaccharide. Do đó tác nhân gây bệnh này là một nhóm mới nằm trong bộ Chlamydiales. Sự ảnh h−ởng trong ký chủ là các hình dạng của chúng ký sinh trên vật chủ, bao gồm có 5 dạng hình khác nhau của u nang biểu bì trên mang và da.

- Thể khởi đầu (hình 107a,b): là giai đoạn đầu (sớm) phát triển của Chlamydia, hình thành một số u nang. Các tế bào có thể dạng hình que không đều, tế bào chất trong suốt chứa nhiều Riboxome...kích th−ớc của chúng đ−ờng kính 0,7-1,25 μm.

Hình 107: Cá v−ợc bạc (Bidyanus bidyanus) bị bệnh u nang biểu bì trên mang (theo J. Frances, 1997): A- U nang chứa đầy Chlamydia (bar = 1μ); B- Hai dạng Chlamydia (bar = 0,5μ); C- Tơ mang nhiễm u nang (H), bar = 10μ. Cá mú (Dicentrachus labrax) nhiễm u nang biểu bì (theo S. Crespo, 2001): D- Lát cắt mang nhiễm bệnh u nang biểu bì, các u nang phình rộng trên các tơ mang (X450); E- Tơ mang nhũn ra (X200); a,b- hai dạng tế bào trong u nang, (►) tế bào nhỏ, (Ô) tế bào dài, a- X 10.500 , b- X 45.000.

D

BA A

C

- Tế bào kéo dài (hình 107a,b): Dạng thứ 2 là các tế bào kéo dài có cấu trúc t−ơng tự nh−

dạng đầu, kích th−ớc lớn nhất là chiều dài 7,5 μm, đ−ờng kính 0,3-0,6 μm.

- Tế bào hình ovan hoặc hình tròn: Những loài Chlamydia sp có tế bào th−ờng xuyên hình tròn hoặc ovan, đ−ờng kính 0,3-1 μm.

- Tế bào nhỏ: Có đặc điểm hình thành không bào trong suốt trong tế bào chất, kích th−ớc rất khác nhau giữa các loài cá khác nhau: Cá chép kích th−ớc là 0,5-0,7 x 0,3-0,5 μm hoặc 0,9- 1,3 x 0,5-0,7 μm.

- Tế bào đầu và đuôi: Chúng hình thành tất cả trên các đầu của biểu bì một u nang hình que (0,3 x 0,4 μm) có chứa nhân đậm đặc và đuôi biểu bì (từ 0,3 μm chiều dài) đ−ợc phìng rộng hình tròn ở phía cuối (đ−ờng kính 0,125 μm).

- Chlamydia sp, gây bệnh u nang gram âm.

2.2. Dấu hiệu bệnh lý.

Bệnh th−ờng xuyên xuất hiện ở mang và cũng có gặp ở da những u nang của bệnh (Hoffman và CTV, 1969). Các u nang mới xuất hiện màu trắng hoặc màu vàng...Bệnh làm nguy hiểm cho mang, hình thành nhiều dịch nhờn trên mang ngăn cản sự hô hấp của cá(hình 107).

2.3. Phân bố và lan truyền bệnh.

Bệnh u nang biểu bì xuất hiện rộng khắp thế giới: Bắc Mỹ, Đông Nam Châu á, Trung Đông, Châu Âu, Nam Phi.

Bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá từ cá giống đến cá tr−ởng thành: ở 11 họ cá: Centrarchidae (họ cá mặt trăng); Chaetodontidae; Cichlidae; Cyprinidae (họ cá chép); Hippoglossidae; Ictaluridae; Moronidae; Mullidae; Salmonidae; Sparidae

Zanclidae. Bệnh có thể xuất hiện khi điều kiện môi tr−ờng thay đổi lớn gây sốc cho cá.

2.4. Chẩn đoán bệnh.

Dựa theo các dấu hiệu bệnh lý và soi kính hiển vi tiêu bản nhuộm mô bệnh học để chẩn đoán bệnh.

2.5. Phòng và trị bệnh.

Ch−a nghiên cứu đầy đủ ph−ơng pháp phòng trị bệnh này. Một số tác giả (Paperna và CTV, 1978, Hoffman và CTV, 1969) có sử dụng một số kháng sinh để trị bệnh.

Một phần của tài liệu Bênh học thủy sản TS Bùi Quang Tề phần 2 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)