ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN

Một phần của tài liệu giáo án lớp 5 có GDBVMT (Trang 29)

III. Các hoạt động dạy học:

ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN

I.Mục đích yêu cầu.

- Nêu được đặc điểm chính của địa hình : phần đất liền của Việt Nam, 3/4 diện tích là đồi núi và 1/4 diện tích là đồng bằng.

- Nêu một số khoáng sản chính của Việt Nam : than, sắt, a-pa-tít, bô-xít, dầu mỏ, khí tự nhiên, …

- Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ (lược đồ) : dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung. Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ.

- HS khá giỏi : Biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng núi tây bắc – đông nam, cánh cung.

- HS có ý thức ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh. II. Đồ dùng dạy-học

- Bản đồ địa lí tự nhiên VN - Hình 1,2,3 trang 68,69,70 III. Các hoạt động dạy-học. 1. Kiểm tra bài cũ.

- Em hãy nêu vị trí và giới hạn của nước VN?

- Chỉ và nêu tên một số đảo và quần đảocủa nước ta trên bản đồ VN? - Nhận xét, ghi điểm

2. Bài mới : - Giới thiệu bài - ghi đầu bài.

GV HS

* Hoạt động 1: Địa hình nước ta - Yêu cầu học sinh đọc mục 1, quan sát hình 1/SGK và trả lời câu hỏi:

- Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ hình 1. - Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ hình 1. - Kể tên và chỉ vị trên lược đồ các dãy núi chính ở nước ta. Trong đó, dãy nào có hướng Tây Bắc - Đông Nam, dãy nào có hướng vòng cung?

- Kể tên và chỉ vị trí các đồng bằng lớn ở nước ta?

-So sánh diện tích của vùng đồi núi với đồng bằng nước ta?

- Gọi HS chỉ bản đồ và trả lời các câu hỏi trên.

*Nhận xét, bổ xung. Kết luận lại như SGK/ 70

* Hoạt động 2: Khoáng sản nước ta

-Làm trong thời gian 10’

- Hướng TB - ĐN: Dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn.

- Hướng vòng cung : Dãy gồm các cánh cung Sông Gấm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

- Đồng bằng sông Hồng → Bắc bộ và đồng bằng sông Cửu Long → Nam bộ. - 3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, 1/4 diện tích là đồng bằng và phần lớn là đồng bằng châu thổ do được các sông ngòi bồi đắp phù sa.

Bước 1 : -Gọi HS đọc chú giải hình 2 cho HS làm nhóm 4 các nội dung sau:

-Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta?

-Hoàn thành bảng thống kê.

Bước 2 : -Gọi 2-3 nhóm nêu kết quả

- Gọi các nhóm khác bổ sung - Nhận xét, sửa chữa.

HĐ3:Củng cố:

-Treo bản đồ tự nhiên VN

- Gọi từng cặp HS lên bảng chỉ dãy núi HLS, ĐBBB, mỏ a-pa -tít. - Gọi các HS khác nhận xét

* Nhận xét, tuyên dương.

3. Dặn dò: - Gọi 1 HS nêu lại nội dung ghi nhớ, học bài xem trước bài 3.

*Nhận xét tiết học.

+ than, sắt, đồng, thiếc, a-pa-tit, bô- xit...

Tên khoáng

sản

hiệu Nơi phânbô Côngdụng

Than A pa tít Sắt Bô xít Dầu mỏ Quảng Ninh Lào Cai Yên Bái, Thái Nguyên, Thạch Khê Bồng Miêu, Tây Nguyên. Bạch Hổ, Hồng Ngọc, Đại Hùng …. Làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

- HS nêu kết quả -Quan sát

-Chỉ bản đồ đúng kĩ năng chỉ bản đồ

LỊCH SỬ

NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC

I. Mục đích yêu cầu:

Nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh :

+ Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.

+ Thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.

+ Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc.

- HS khá giỏi : Biết những lý do khiến cho những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện: Vua quan nhà Nguyễn

không biết tình hình các nước trên thế giới và cũng không muốn có những thay đổi trong nước.

II. Đồ dùng dạy-học : Hình trong SGK III. Các hoạt động dạy- học:

GV HS

1. Ổn định lớp.

2. Bài cũ: “Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định.

- Em hãy cho biết tình cảm của ND đối với ông Trương Định?

- Ông đã làm gì để đáp lại lòng tin của ND?

 Giáo viên nhận xét 3.Bài mới:

a.Giới thoệu bài:- ghi đầu bài b.Giảng bài:

* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. - Dẫn dắt phần chữ nhỏ đầu tiên của bài.Nêu nhiệm vụ cho HS:

- Những đề nghị canh tân đất nước của ông Nguyễn Trường Tộ là gì? - Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không vì sao?

- Nêu cảm nghĩ của em về ông Nguyễn Trường Tộ?

 Giáo viên nhận xét + chốt ý chính :

Nguyễn Trường Tộ là một nhà nho yêu nước, hiểu biết hơn người và có lòng mong muốn đổi mới đất nước.

* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm -Gọi hs đọc toàn bài sau đó cho hs thảo luận nhóm 2 các câu hỏi trên trong 8’

- Gọi hs trả lời

 Giáo viên nhận xét nhấn mạnh lại.- Trình bày thêm lí do triều đình không muốn canh tân đất nươcSGV/13. - Gọi 1 hs đọc lại toàn bài.

-Tại sao ông Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng?

- Học sinh nêu - Cả lớp nhận xét.

- Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước. Thuê chuyên gia nước ngoài giúp đất nước phát triển kinh tế…

- Triều đình bàn luận không thống nhất, vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo ông Nguyễn Trường Tộ, vì vua quan nhà Nguyễn bảo thủ - Ông có lòng yêu nước, muốn canh tân phát triển đất nước.Khâm phục tinh thần yêu nước của ông.

-Lắng nghe

- Vì ông Nguyễn Trường Tộ là một người có lòng yêu nước thiết tha,

- Gọi hs đọc nội dung ghi nhớ. 4. Củng cố

- Theo em,ông Nguyễn Trường Tộ là người như thế nào trước họa xâm lăng?

- Tại sao ngày nay chúng ta trân trọng đánh giá về ông?

- Nếu là vua Tự Đức, em có làm theo đề nghị của Nguyễn Trường Tộ không? Vì sao?

- Giáo dục hs lòng tự hào,kính trọng ông Nguyễn Trường Tộ.

5. Dặn dò: - Học ghi nhớ

- Chuẩn bị: “Cuộc phản công ở kinh thành Huế”

- Nhận xét tiết học.

Một phần của tài liệu giáo án lớp 5 có GDBVMT (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w