11 Lợi nhuận khác 628.917 1.579
3.3.4 Giải pháp tài trợ rủi ro
Cho dù công ty có thể thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết như trên thì một số rủi ro vẫn xảy ra, đặc biệt là đối với các rủi ro từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp mà doanh nghiệp không có kiểm soát.
Tuy nhiên, hiện nay quy mô của công ty khá nhỏ nên việc tài trợ rủi ro cũng cần phù hợp với năng lực và biên độ của các rủi ro được tài trợ.
Có hai phương pháp chính để tài trợ cho các rủi ro kinh doanh nguyên vật liệu của công ty là: tự tài trợ và chuyển giao rủi ro.
Việc tự tài trợ được sử dụng đối với các rủi ro có biên độ không lớn và chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp. Với các rủi ro như thiên tai, hỏa hoạn thì công ty nên tiến hành mua bảo hiểm (chuyển giao rủi ro cho công ty bảo hiểm).
Phải tìm hiểu thông tin về nhiều hãng bảo hiểm xem công ty nào đưa ra giá rẽ hơn mà điều kiện bảo hiểm tốt hơn thì ký kết mua của công ty đó tránh mua mãi của một công ty mà lợi ích mang lại cho công ty ít hơn những công ty khác.
Khi thực hiện mua bán với khách hàng cần phải tìm hiểu kỹ xem khả năng thanh toán của họ, tiến hành việc giao hàng làm nhiều lần và yêu cầu khách hàng thanh toán sau mỗi lần giao hàng.
Trước đây yêu cầu khách hàng thanh toán trước 50% nhưng vẫn gặp rủi ro thi bây giờ nên tang mức thanh toán trước lên 70% hoặc trả tiền trước rồi mới giao hàng
Không cho khách hàng quen nợ quá nhiều dẫn đến khó đòi mà trong quá trình mua bán nên yêu cầu khách hàng trả hết tiền rồi mới cho mua hàng tiếp để tránh rủi ro không thanh toán hết số tiền đợt trước mà lại tiếp tục mua hàng.
Công ty cần tìm kiếm những đối tác và nhà cung cấp tin cậy, có đủ năng lực và khả năng đáp ứng các nhu cầu bất thường của công ty, đa dạng hóa nhà cung cấp.
Công ty nên có một nhân viên có bằng về luật để trong những tình huống có tranh chấp, kiện tụng thì dễ xử lý hơn, hoặc trong quá trình kinh doanh không xảy ra tình trạng không hiểu biết mà làm cho công ty gặp những rủi ro không đáng có.
KẾT LUẬN
Để tồn tại và phát triển trên thị trường, các doanh nghiệp luôn tạo ra cho mình một thế mạnh riêng như: mặt hàng, chi phí, thị trường…Để có thể xây dựng thế mạnh đó đặc biệt là tại nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như ở Việt Nam hiện nay thì các doanh nghiệp phải có các giải pháp riêng và cụ thể. Quản trị rủi ro kinh doanh để hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị rủi ro để làm giảm thiểu bớt rủi ro xảy ra với công ty và khi nó có xảy ra thì tổn thất của nó cũng được giảm đi nhiều.Tiết kiệm chi phí trong hoạt động kinh doanh, xây dựng mô hình kinh doanh bền vững, đảm bảo sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp trên thị trường. Hoạt động này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và năng lực của nhà quản lý doanh nghiệp.
Quản trị rủi ro trong kinh doanh là một lĩnh vực mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại không thuộc khối tài chính ngân hàng. Vì vậy, em hy vọng đề tài này có góp một phần nhỏ bé để phát triển hoạt động quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tích hợp công nghệ Intek
Do kiến thức còn chưa nhiều, kinh nghiệm ngiên cứu còn ít, thời gian nghiên cứu còn ít và phạm vi nghiên cứu còn nhỏ, nên báo cáo có thể có những sai sót nhất định, nên em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong bộ môn Nguyên lý quản trị, để em rút kinh nghiệm và bổ sung thêm những kiến thức mới.