Kết quả của phương pháp phỏng vấn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh AFPC ' (Trang 41)

- Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh AFPC có quy mô không lớn nên trong những năm qua công ty có tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn nhưng chỉ ở mức độ đơn giản do phòng kế toán tiến hành phân tích.

- Công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn được tiến hành vào cuối mỗi năm tài chính. Kế toán là bộ phận nắm bắt rõ nhất tình hình sử dụng vốn tại công ty, các nhân viên kế toán là những người có trình độ, năng lực kế toán tốt. Vì vậy, công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, cuối năm tài chính, khối lượng công việc của kế toán rất nhiều, kiến thức về phân tích thì vẫn chưa thực sự chuyên sâu, nên trong một số trường hợp, hiệu quả của phân tích bị giảm sút.

- Công ty chưa có một phòng ban chuyên phân tích kinh tế doanh nghiệp thì cần có vốn, tuyển một số lượng nhân viên mới...và quy mô hiện tại của công ty chưa phù hợp

- Kết quả phỏng vấn đều cho thấy công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn là cần thiết và đưa ra một số biện pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.

Như vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn là công việc rất cần thiết với - Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh AFPC, qua đó đưa ra được các biện pháp cụ thể nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp

2.2.2 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp

2.2.2.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn kinh doanh

Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn kinh doanh

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hương ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%) TT(%) Vốn chủ sở hữu 10.481.105.567 43,77 11.004.009.665 42,36 522.904.908 4,99 -1,41 Vốn vay 13.463.649.064 56,23 14.972.461.546 57,64 1.508.812.482 11,2 1,41 Tổn g VK D 23.944.754.630 100 25.976.471.211 100 2.031.716.581 8,48 0

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán 2011,2012)

Qua số bảng số liệu trên ta thấy: Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2012 so với năm 2011 tăng 2.031.716.581 đồng, tỷ lệ tăng 8,48%, trong đó:

-Vốn chủ sở hữu tăng 522.904.908 đồng, tỷ lệ tăng 4,99% -Vốn vay tăng 1.508.812.482 đồng, tỷ lệ tăng 11,2%

Như vậy, tổng vốn kinh doanh tăng chủ yếu được huy động từ nguồn vốn vay Phân tích cơ cấu tổng vốn kinh doanh ta thấy: Nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng lớn hơn (56,23% năm 2011 và 57,64% năm 2012). Nguồn vốn vay tỷ trọng tăng 1,41% và vốn chủ sở hữu tỷ trọng giảm 1,41%. Như vậy, tình hình huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ là không tốt, mức độ tự chủ tài chính thấp, chi phí huy động vốn tăng.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hương

2.2.2.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động

Bảng 2.3: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động

ĐVT:VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2012 ST TT (%) ST TT (%) ST TL (%) TT (%) 1.Tiền và các khoản TĐ tiền 3.000.086.891 15,78 3.421.646.922 16,9 421.560.031 14,05 1,12 2.Phải thu 9.861.723.960 51,87 10.561.427.112 52,17 699.703.152 7,09 0,3 3.Hàng tồn kho 4.181.276.500 21,99 5.023.462.172 24,8 842.185.672 20,14 2,81 4.TSNH khác 1.969.654.070 10,36 1.236.621.226 6,13 -733.032.844 -37,22 -4,23 Tổng VLĐ 19.012.741.421 100 20.243.157.432 100 1.230.416.011 6,47 0

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011-2012)

Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy: Hàng tồn kho năm 2011 chiếm 21,99% trong tổng số vốn lưu động, và năm 2012 tăng lên là 24,8%, tỷ lệ này đang tăng lên là một dấu hiệu không tốt đối với doanh nghiệp, năm 2012 mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra là giảm tỷ lệ hàng tồn kho xuống còn 30%, doanh nghiệp chưa đạt được mục tiêu, vì vậy doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu hàng tồn kho xuống đạt mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo đủ lượng hàng để cung cấp ra thị trường, tránh tình trạng thiếu hàng hóa.

Các khoản phải thu năm 2011 chiếm tỷ trọng là 51,87%, đến năm 2012 khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao 52,17%. Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 so với năm 2011 tăng 699.703.152 tương ứng với tỷ lệ tăng 7,09% và tỷ trọng tăng 0,3%. Các khoản phải thu tăng cao, vốn của công ty bị chiếm dụng quá nhiều, vì vậy khả năng để doanh nghiệp quay vòng vốn là rất thấp, công ty cần có giải pháp quản lý hàng tồn kho và các khoản phải thu sao cho hợp lý..

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hương

2.2.2.3 Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn cố định

Bảng 2.4: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn cố định

ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011 ST TT (%) ST TT (%) ST TL (%) TT (%) Các khoản phải thu DH - - - - - - - Tài sản cố định 4.932.013.210 100 5.733.313.779 100 801.300.569 16,25 0 TSDH khác - - - - - - - Tổng VCĐ 4.932.013.210 100 5.733.313.779 100 801.300.569 16,25 0

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011-2012)

Qua số liệu trên bảng 2.4 về phân tích cơ cấu và sự biến động của VCĐ ta thấy rằng: VCĐ của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 801.300.569 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 16,25%, TSDH của công ty tăng lên chủ yếu là do Tài sản cố định tăng. Điều đó phản ánh năng lực hoạt động kinh doanh của công ty tăng.

2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tài chính. Như vậy để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ta cần xem xét và phân tích các chỉ tiêu sau:

2.2.3.1 Phân tích tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:

Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh

Bảng 2.5: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

ĐVT: VNĐ

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hương

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011

ST ST ST TL(%)

1.Doanh thu thuần 8.029.218.117 9.972.642.712 1.943.424.595 24,2 2.LNTT 1.474.330.513 2.386.476.803 912.146.290 61,87 3.VKD bq 21.947.718.698 24.960.612.921 3.012.894.223 13,73 4.VCSH bq 8.565.560.048 10.742.557.616 2.176.997.568 25,42 5.Hệ số DT/VKD bq 0,37 0,4 0,03 8,1 6.Hệ số LN/VKD bq 0,07 0,09 0,02 28,57 7.Hệ số LN/VCSH bq 0,17 0,22 0,05 29,4

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán năm 2011- 2012)

Qua bảng số liệu ta thấy:

Năm 2011 cứ một đồng VKD đem lại 0,37 đồng doanh thu đồng thời một đồng VKD cũng làm tăng 0,07 đồng lợi nhuận

Năm 2012 cứ một đồng VKD đem lại 0,4 đồng doanh thu tăng 0,03 đồng so với năm 2011. Đồng thời một đồng VKD đem lại 0,02 đồng lợi nhuận tương ứng với tăng 28,57% so với năm 2011

Hệ số lợi nhuận trên VCSH năm 2012 cứ một đồng VCSH mang lại 0,22 đồng lợi nhuận, tăng so với năm 2011 là 0,05 đồng tương đương tăng 29,4%. Chứng tỏ khả năng sinh lời của VCSH tăng.

Qua đây ta thấy công ty sử dụng VKD phần nào đã có hiệu quả hơn. Đã bù đắp một phần nhỏ trong thâm hụt vốn

2.2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu độngPhân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Bảng 2.6: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

ĐVT: VNĐ

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hương

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011

ST ST ST TL(%) 1.DT bán hàng 8.029.218.117 9.972.642.712 1.943.424.595 24,2 3.DT bán hàng theo giá vốn 5.378.900.023 6.549.217.627 1.170.317.604 21,76 4.LNTT 1.474.330.513 2.386.476.803 912.146.290 61,87 5.VLĐ bq 17.513.349.093 19.627.949.427 2.114.600.334 12,07 6.Hệ số DT/VLĐ bq 0,46 0,51 0,05 10,87 7.Hệ số LN/VLĐ bq 0,08 0,12 0,04 50 8. Số vòng quay VLĐ 0,31 0,33 0,02 6,45

9.Thời gian của một vòng

quay VLĐ(ngày) 1161 1091 -70 -6,03

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011-2012)

Qua bảng 2.6 về phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ ta thấy rằng hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2012 so với năm 2011 tăng :

Hệ số doanh thu trên VLĐ tăng 0,05 đồng, cụ thể hệ số doanh thu trên VLĐ năm 2011 là 0,46 đồng, tức là cứ một đồng VLĐ bỏ ra thì thu được 0,46 đồng doanh thu; sang năm 2012 thì một đồng VLĐ bỏ ra chỉ thu được 0,51 đồng doanh thu. Như vậy, với cùng một đồng VLĐ năm 2012 tăng 0,05 đồng doanh thu so với năm 2011. Nguyên nhân là do tỷ lệ tăng của VLĐ năm 2012 so với năm 2011 nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu bán hàng (12,07% < 24,2%).

Hệ số lợi nhuận trên VLĐ tăng 0,04 đồng, cụ thể hệ số lợi nhuận trên VLĐ năm 2011 là 0,08 đồng, tức là cứ một đồng VLĐ bỏ ra thu được 0,08 đồng lợi nhuận, đến năm 2012 thì một đồng VLĐ bỏ ra thu được 0,12 đồng lợi nhuận. Như vậy so với năm 2011 thì đến năm 2012 khả năng sinh lời tăng 0,04 đồng trên một đồng VLĐ. Nguyên nhân là do tỷ lệ tăng VLĐ bình quân năm 2012 so với năm 2011 nhỏ hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận kinh doanh (12,07% <61,87%).

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hương

Đồng thời doanh thu bán hàng theo giá vốn của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.170.317.604 đồng, tỷ lệ tăng 21,76%; VLĐ bình quân của công ty tăng 2.114.600.334 đồng, tỷ lệ tăng 12,07%. Như vậy tốc độ tăng của doanh thu bán hàng theo giá vốn lớn hơn tốc độ tăng của VLĐ bình quân (21,76% <12,07%) đã làm cho tốc độ chu chuyển VLĐ có xu hướng tăng, cụ thể:

Năm 2011 số vòng quay VLĐ là 0,31 vòng, tức là cứ một đồng VLĐ sẽ tạo ra 0,31 đồng doanh thu theo giá vốn. Năm 2012 số vòng quay của VLĐ đạt 0,33 vòng, tức một đồng VLĐ tạo ra 0,33 đồng doanh thu theo giá vốn, như vậy là tăng 0,02 đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng 6,45%. Vòng quay VLĐ tăng chứng tỏ tình hình sử dụng VLĐ của công ty là tốt.

Tốc độ chu chuyển VLĐ tăng làm thời gian của một vòng quay VLĐ giảm. Năm 2011 để thực hiện một vòng chu chuyển mất 1161 ngày, nhưng đến năm 2012 số ngày chu chuyển VLĐ chỉ mất 1091 ngày, so với năm 2011 giảm 70 ngày, tỷ lệ giảm 6,03%. Do đó công ty đã tiết kiệm một số vốn là:

6.549.217.627

* (-70) = -1.273.458.983 đồng 360

Như vậy tốc độ chu chuyển VLĐ của công ty tăng, chứng tỏ công ty quản lý và sử dụng VLĐ là tốt, đã tiết kiệm một lượng vốn lớn là 1.273.458.983 đồng, ảnh hưởng tốt đến hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng và hiệu quả sử dụng VKD nói chung.

Trong năm 2012, VLĐ của công ty có sự gia tăng về quy mô, doanh thu bán hàng và lợi nhuận kinh doanh đều tăng và tỷ lệ tăng cao hơn tỷ lệ tăng của VLĐ. Qua bảng phân tích ta thấy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty cho thấy tình hình và quản lý VLĐ của công ty là tốt dẫn đến hiệu quả sử dụng VLĐ tốt.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hương

2.2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định là một bộ phận quận quan trọng trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng vốn cố định của công ty có hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Chỉ tiêu này nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt được hiệu quả như thế nào, cụ thể một đồng vốn cố định thu được bao nhiêu đồng doanh thu khi đầu tư. Nâng cao hiệu quả sử sụng vốn cố định có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng tới sự phát triển của Công ty. Với một số vốn cố định nhất định, nếu Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng nó.Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định là việc làm định kỳ mà thông qua đố giúp doanh nghiệp biết được khả năg và trình độ sử dụng vốn của mình. Qua đó các doanh nghiệp có kế hoạch điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung.

Xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định ta phân tích các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.7: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011

ST ST ST TL(%) 1.DT bán hàng 8.029.218.117 9.972.642.712 1.943.424.595 24,2 2.LNTT 1.474.330.513 2.386.476.803 912.146.290 61,87 3.VCĐ bq 4.434.369.605 5.332.663.495 898.293.890 20,26 4.Hệ số DT/VCĐ bq 1,81 1,87 0,06 3,31 5.Hệ số LN/VCĐ bq 0,33 0,45 0,12 36,36

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011-2012)

Qua bảng 2.7 về phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ ta thấy rằng hiệu quả sử dụng VCĐ năm 2012 so với năm 2011 tăng :

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hương

Hệ số doanh thu trên VCĐ bq tăng 0,06 đồng, cụ thể hệ số doanh thu trên VCĐ năm 2011 là 1,81 đồng, tức là cứ một đồng VCĐ bỏ ra thì thu được 1,81 đồng doanh thu; đến năm 2012 thì một đồng VCĐ bỏ ra chỉ thu được 1,87 đồng doanh thu. Như vậy, với cùng một đồng VCĐ năm 2012 tăng 3,31 đồng doanh thu so với năm 2011. Nguyên nhân là do tỷ lệ tăng của VCĐ bình quân năm 2012 so với năm 2011 nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu (20,26% <24,2%).

Hệ số lợi nhuận trên VCĐ tăng 0,12 đồng, cụ thể hệ số lợi nhuận trên VCĐ năm 2011 là 0,33 đồng, tức là cứ một đồng VCĐ bỏ ra thu được 0,33 đồng lợi nhuận, đến năm 2012 thì một đồng VCĐ bỏ ra thu được 0,45 đồng lợi nhuận. Như vậy so với năm 2011 thì năm 2012 khả năng sinh lời tăng 0,12 đồng trên một đồng VCĐ. Nguyên nhân là do tỷ lệ tăng của VCĐ bình quân năm 2012 so với năm 2011 nhỏ hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận (20,26% <61,87%).

Như vậy qua việc phân tích ta thấy hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty đều tăng, cho thấy tình hình quản lý và sử dụng VCĐ của công ty là tốt, hiệu quả sử dụng VCĐ cao, có xu hướng tăng ảnh hưởng tốt đến hiệu quả sử dụng VKD của công ty

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Hương

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ

KINH DOANH AFPC.

3.1 Các kết luận qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn KD tạidoanh nghiêp. doanh nghiêp.

3.1.1 Thành tựu đạt được

Công ty đã luôn bổ sung và điều chỉnh kịp thời nhu cầu vốn cho kinh doanh, phù hợp với yêu cầu và quy mô hoạt động của Công ty trong từng giai đoạn.

Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, thu được lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao qua các năm. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là rất cao.

Lợi nhuận của công ty luôn dương chưa xảy ra tình trạng thua lỗ, nên công ty luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ với nhà nước, đời sống cán bộ công nhân viên được đảm bảo.

Công ty đã rất cố gắng ngay trong khâu lập kế hoạch mua sắm tài sản cố định. Vì TSCĐ chính là nguồn VCĐ của công ty. Tất cả các TSCĐ của công ty đều được đưa vào phục vụ sản xuất điều này giúp cho công ty tiết kiệm được một khoản chi phí bảo dưỡng và lưu kho và cũng tránh được tồn đọng vốn rất lớn…

3.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Với cơ cấu vốn như hiện tại thì vốn vay chiếm tỷ trọng khá cao, cho thấy mức độ tự chủ của Công ty còn thấp. Vốn vay nhiều làm cho Công ty phải gánh một tỷ lệ nợ cao, chi phí nhiều để thanh toán lãi vay hàng năm. Do Công ty phải đi vay để có vốn đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh được thường

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh AFPC ' (Trang 41)