Mô hình tương tác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật kiểm thử phần mềm trên cơ sở mô hình UML (Trang 57)

Mô hình tương tác nhấn mạnh đến sự tương tác giữa các cấu phần trong hệ thống với mục tiêu là tìm ra những khiếm khuyết vận hành bên trong, các khiếm khuyết do sự không tương thích, và các khả năng gây lỗi khác. Trong hệ thống phần mềm cấu phần, một cấu phần chỉ có thể tương tác với các cấu phần khác thông qua giao diện của nó. Tuy nhiên, các lời gọi thực thi theo các cách khác nhau: lời gọi trực tiếp thông qua giao diện (thủ tục gọi), lời gọi đến ngoại lệ, hoặc thao tác người dùng kích hoạt một sự kiện gọi đến một giao diện. Trước khi đi tiếp tìm hiểu sâu về mô hình tương lai, ta sẽ nhấn mạnh đến các định nghĩa về “Giao diện” và “Sự kiện”:

Giao diện: Giao diện là cách truy cập cơ bản, thông qua đó cấu phần được kích hoạt. Do vậy, trong kiểm thử tích hợp và kiểm thử hệ thống, mỗi giao diện cần phải được kiểm thử trong môi trường tích hợp ít nhất 1 lần.

Các sự kiện: Mỗi giao diện có thể được gọi đến kiểm thử ít nhất một lần sau khi việc triển khai được tiến hành. Mục tiêu này giống với tiêu chuẩn kiểm thử truyền thống nó yêu cầu mỗi hàm/thủ tục được kiểm thử ít nhất một lần. Tuy nhiên, khi cùng một giao diện được gọi đến các cấu phần khác nhau trong ngữ cảnh khác nhau, có thể cho ra kết quả đầu ra là khác nhau. Để quan sát mọi hành vi có khả năng của mỗi giao diện trong suốt thời gian chạy, mỗi lời gọi giao diện, sự kiện cần được kiểm thử ít nhất một lần. Thông thường, các sự kiện có thể được phân thành 3 loại: các sự kiện lời gọi giao diện thông thường, các sự kiện ngoại lệ, và các sự kiện thao tác người dùng.

Tương tác trực tiếp giữa hai cấu phần, toàn bộ kiến trúc tương tác của tất cả các cấu phần phải được quản lý theo tài khoản. Tổng thể kiến trúc tương tác được kiểm thử theo 2 cách: các quan hệ cấu trúc điều khiển và các tương tác dữ liệu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật kiểm thử phần mềm trên cơ sở mô hình UML (Trang 57)