Mục tiêu của UML

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật kiểm thử phần mềm trên cơ sở mô hình UML (Trang 26)

Có thể nói rằng mô hình là một sự đơn giản hoá hiện thực. Mô hình được xây dựng để chúng ta dễ dàng hiểu và hiểu tốt hơn hệ thống cần xây dựng. [6]

Nói tóm lại, thông qua mô hình hóa giúp ta mô tả được mặt bản chất của một vấn đề hoặc một cấu trúc phức tạp bằng cách loại bỏ những chi tiết không quan trọng, khiến cho bài toán trở nên dễ hiểu và dễ nắm bắt hơn.

Việc biểu diễn mô hình thoả mãn các yếu tố sau:

 Chính xác (accurate): Mô tả đúng hệ thống cần xây dựng.

 Đồng nhất (consistent): Các view khác nhau không được mâu thuẫn

với nhau.

 Có thể hiểu được (understandable): Cho cả người xây dựng lẫn sử

dụng

 Dễ thay đổi (changeable)

 Dễ dàng liên hệ với các mô hình khác.

Mục đích của UML là cho phép người dùng xác định được mô hình của hệ thống. Phần quan trọng của mô hình người dùng là định nghĩa các ngữ nghĩa của hệ thống đang được phát triển. Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất biểu diễn mô hình theo hướng đối tượng được xây dựng với mục đích là:

 Mô hình hoá các hệ thống, sử dụng các khái niệm hướng đối tượng.

 Thiết lập một kết nối từ nhận thức của con người đến các sự kiện cần

mô hình hoá.

 Giải quyết vấn đề về mức độ thừa kế trong các hệ thống phức tạp, có

nhiều ràng buộc khác nhau.

 Tạo một ngôn ngữ mô hình hoá có thể sử dụng được bởi người và

máy.

Cùng với việc sử dụng UML, người dùng tạo ra mô hình ứng dụng. Mục tiêu của nó là tạo ra một mô hình hoàn chỉnh, ổn định và chính xác. Nếu được thực

hiện đúng đắn, mô hình này có thể kiểm chứng được qua phân tích hoặc thực hiện và dùng để tạo ra các mức độ mã nguồn để triển khai hệ thống. Code có thể tự động tạo ra nếu ta dùng các công cụ như Rhapsody, hoặc công cụ tự viết ra. Việc mã code sinh tự động có rất nhiều ưu điểm như giảm nguồn lực và bảo trì tính ổn định giữa mô hình UML và mã lệnh, cả hai đều dùng để tạo nên hệ thống cuối cùng.

Hiện nay UML là yếu tố chuẩn áp dụng cho việc mô hình hoá phần mềm. Có rất nhiều cơ sở để khẳng định điều này:

 Trước hết, UML có một mô hình ngữ nghĩa nền tảng được định

nghĩa rõ ràng, gọi là siêu mô hình UML. Mô hình ngữ nghĩa này vừa rộng (bao quát hầu hết các lĩnh vực cần thiết tiêu chuẩn kỹ thuật và thiết kế của hệ thống), vừa sâu (nghĩa là nó có thể tạo ra các mô hình có thể triển khai được hoặc có thể sử dụng để tạo ra các mức độ mã nguồn phục vụ cho việc chuyển đổi ngôn ngữ. Lập trình viên có thể dễ dàng có mô hình bất kỳ của hệ thống mà ta cần và thể hiện.

 Thứ hai, UML dùng các ký hiệu rất chuyên nghiệp và dễ hiểu. Mặc dù

một số người cho rằng UML có quá nhiều đường biểu đồ, nhưng thực tế chỉ có một số được sử dụng thường xuyên như: biểu đồ cấu trúc (lớp), biểu đồ triển khai, biểu đồ trạng thái, biểu đồ hoạt động, biểu đồ các ca sử dụng và các biểu đồ tuần tự. Chúng hoạt động theo phương thức rõ ràng và theo một số nguyên tắc chung.

 Thứ ba, UML được sử dụng là một chuẩn mà qua đó lập trình viên có

thể lựa chọn công cụ và dịch vụ từ rất nhiều nguồn khác nhau.

 Cuối cùng, UML có khả năng ứng dụng. Trở thành ngôn ngữ mô hình

hoá hướng đối tượng thế giới thứ ba, chúng ta có kinh nghiệm hàng thập kỷ qua trong việc áp dụng các các phương thức hướng đối tượng vào hệ thống phát triển, bao gồm cả các hệ thống nhúng và hệ thống thời gian thực.

Ngày nay UML được sử dụng cho các mô hình và các hệ thống xây dựng với rất nhiều phạm vi từ đơn giản với thời gian phù hợp và nguồn lực quản lý ứng với các hệ thống nhúng và hệ thống thời gian thực. Điều đó có ý nghĩa khi các lập trình viên không dùng UML trong các hệ thống của họ, hệ thống sẽ gặp phải

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật kiểm thử phần mềm trên cơ sở mô hình UML (Trang 26)