Quan hệ với các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động đầu tư của Ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 57)

Công ty CP Công nghiệp Cao Su COECCO hiện có giao dịch tại 02 tổ chức tín dụng:

- Vietcombank Xuân An: Chỉ có quan hệ tài khoản thanh toán.

- MB Nghệ An: Tiền gửi thanh toán và vay vốn. Tình hình hoạt động của Công ty tại MB Nghệ An trong năm 2009 như sau:

+ Doanh số tiền về: 7.406 triệu đồng. + Doanh số cho vay: 10.897 triệu đồng. + Doanh số thu nợ: 5.296 triệu đồng.

+ Dư nợ đến thời điểm hiện tại: 5.599 triệu đồng.

Để kiểm tra tính chính xác của các thông tin trên, các chuyên viên thẩm định đã đề nghị với bên chủ đầu tư chính cung cấp đầy đủ các tài liệu về quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác. Đối với các khoản mục còn nghi ngờ chưa chính xác, chuyên viên thẩm định trực tiếp phỏng vấn chủ đầu tư qua điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp yêu cầu giải trình các giấy tờ, văn bản còn chưa đầy đủ.

Qua điều tra đánh giá chuyên viên đầu tư nhận xét trong suốt thời gian giao dịch tại MB Nghệ An, Công ty Cao su COECCO luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Ngân hàng và được đánh giá là khách hàng uy tín cao. Khách hàng chưa phát sinh dư nợ quá hạn tại bất cứ tổ chức tín dụng nào.

1.2.7.3 Đánh giá dự án đầu tư

1.2.7.3.1 Các vấn đề pháp lý dự án đầu tư

Đến thời điểm hiện tại, những văn bản pháp lý Dự án có được, bao gồm: - Hợp đồng phát triển Dự án Trồng cây Cao Su và Xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su tại Tỉnh Bolykhamxay – Lào giữa Chính phủ Lào và Công ty Hợp tác kinh tế ký ngày 22/05/2007.

việc cấp 2.095 ha đất tại bản Nain và bản Thongnoi cho Công ty Cao su COECCO. - Hợp đồng số 85/CQQLDC ngày 15/01/2008 giữa Cơ quan Quản lý Địa chính tỉnh Bolykhamxay và Công ty TNHH Cao su COECCO về việc đồng ý cho thuê đất với tổng diện tích là 2.095 ha, tại vùng bản Nain và bản Thongnoi – huyện Packadinh – Tỉnh Bolykhamxay - Lào.

- Giấy phép hành nghề Nông nghiệp và Lâm nghiệp số 148 ngày 10/08/2007 của Bộ Nông lâm về việc đồng ý cho Công ty TNHH Cao su COECCO triển khai Dự án Trồng và xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su (hết hạn ngày 31/07/2008).

- Quyết định số 0054 ngày 16/10/2008 của Sở Nông lâm tỉnh Bolykhamxay về việc giao đất và khai hoang 114,42 ha tại bản Nalieng cho Công ty TNHH Cao su COECCO.

- Quyết định số 0586 ngày 30/12/2008 của Chủ tịch Tỉnh Bolykhamxay về việc cấp 288,562 ha đất tại bản Nain cho Công ty TNHH Cao su COECCO.

Tất cả các tài liệu, giấy tờ được cung cấp các chuyên viên đầu tư thẩm định

tính đầy đủ và xác thực. Sau khi sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu với hệ

thống văn bản pháp luật về chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài, chuyên viên đầu tư Ngân hàng đã đưa ra được những đánh giá chung về thủ tục pháp lý của dự án như sau:

- Việc triển khai Dự án Trồng và chế biến Mủ cao su tại Tỉnh Bolykhamxay đã được Chính phủ Lào đồng ý.

- Toàn bộ diện tích cần thiết để thực hiện dự án theo hợp đồng phát triển đã ký giữa Chủ tịch tỉnh Bolykhamxay.

- Diện tích đất đã có Quyết định giao đất và cắm mốc lộ giới ~ 798,994 ha (chiếm 38,14% tổng diện tích được giao để triển khai dự án).

- Đối với phần diện tích còn lại (khoảng 1.296 ha, trong đó 779,006 ha đã khai hoang nhưng chưa tổ chức cắm mốc địa giới hành chính) Công ty đang triển khai khảo sát và trình Chính quyền tỉnh Bolykhamxay ra quyết định cấp đất. Nhìn chung các công tác xin cấp đất là không có vướng mắc lớn. Ngoại trừ một số văn bản pháp lý đã hết hiệu lực (phía công ty đang tiến hành ra hạn) các văn bản pháp lý Công ty TNHH COECCO có được đến thời điểm hiện tại đáp ứng được tiến độ triển khai dự án.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra giấy tờ sổ sách kết hợp với việc Ngân hàng cử cán bộ đi điều tra thực tiễn dự án đã đưa ra được những kết luận cụ thể:

Tính đến hết thời điểm 31/07/2009, tính hình thực hiện dự án như sau: - Diện tích đã khai hoang: 1.587 ha

- Diện tích trồng mới và chăm sóc: 1.549 ha

+ Trồng mới, chăm sóc cây mới trồng năm 2009: 789 ha. + Chăm sóc cây trồng 2 năm tuổi: 670 ha.

- Làm hàng rào chống thú trên 20.000 m.

- Làm nhà tạm, cải tạo đường liên lô, cống thoát nước.

- Đầu tư thiết bị: 03 xe con, 01 máy cày MTZ, 02 máy đào… Tổng mức đầu tư ~ 4.049 triệu đồng.

- Lao động: Tổng số lao động bình quân 387 người, trong đó: + Lao động địa phương: 321 người

+ Lao động đưa từ Việt Nam sang: 66 người (quản lý 16 người, công nhân kỹ thuật 18 và công nhân 32 người).

- Chất lượng cây phát triển tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giá trị thực hiện đến 31/07/2009 là 51.802.907.943 đồng ~23,1% tổng mức đầu tư. - Cơ cấu nguồn vốn thực hiện đến thời điểm hiện tại: 100% vốn tự có.

Như vậy, so sánh với kế hoạch đề ra của Công ty, tiến độ triển khai dự án đang theo đúng kế hoạch. Toàn bộ nguồn vốn thực hiện dự án tới thời điểm hiện tại là từ nguồn vốn góp của cổ đông Công ty.

1.2.7.3.3 Nội dung thẩm định dự án

a) Sự cần thiết đầu tư

Phương pháp thẩm định: Chuyên viên đầu tư áp dụng phương pháp so sánh và dự báo.

 Phương diện xã hội

Dự án phát triển cây cao su ở nước Cộng hòa DCND Lào nhằm hiện thực hóa Hiệp định số 112/LPQT về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ Lào và Việt Nam. Đây cũng là một trong những dự án quan trọng nhằm phối hợp phát triển kinh tế với xây dựng quốc phòng, an ninh trong tổng thể các dự án phát triển kinh tế tại nước Cộng hòa DCND Lào mà Việt Nam đang triển khai.

Việc thực hiện dự án mang lại nhiều lợi ích về phương diện kinh tế xã hội đối với Nhà nước Cộng hòa DCND Lào:

+ Tạo được việc làm mới thu nhập ổn định cho dân cư trong vùng và những vùng lân cận.

+ Hỗ trợ, thu hút và khuyến khích nhân dân cùng tham gia trồng cao su và đảm bảo nguồn đầu ra cho nhân dân quanh vùng, từ đó thay đổi tập quán sản xuất tự cung tự cấp nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường.

+ Đẩy mạnh nền giao thương hàng hóa giữa các vùng trong khu vực dự án. + Tận dụng phát huy thế mạnh về tài nguyên, đất đai, tăng nguồn thu cho Ngân sách địa phương.

+ Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu dân sinh và con người trên địa bàn dự án.

Đối với Việt Nam, dự án cũng mang lại nhiều hiệu quả kinh tế xã hội nhất định:

+ Tận dụng được các lợi thế so sánh, mở rộng sản xuất kinh doanh. + Tạo thêm được việc làm ổn định cho các lao động người Việt Nam. + Tăng nguồn thu ngoại tệ cho Nhà nước

+ Góp phần củng cố, tăng cường tinh thần đoàn kết đặc biệt giữa 02 Đảng, 02 Nhà nước và nhân dân 02 nước Việt Nam – Lào.

 Phương diện thị trường

Thị trường là yếu tố quan trọng quyết định phần không nhỏ vào sự thành công của dự án. Chính vì vậy đây là nội dung được chuyên viên đầu tư đặc biệt chú

trọng. Khi tiến hành thẩm định nội dung này, chuyên viên đầu tư sẽ dựa trên báo

cáo nghiên cứu khả thi của dự án do khách hàng cung cấp, dựa trên báo cáo phát triển ngành trồng và chế biến mủ cao su của cả trong nước và ngoài nước, so sánh

các thông tin dựa trên nguồn thứ ba như internet, cử cán bộ đi tìm hiểu thực tế ở các khu công nghiệp trồng và chế biến mủ cao su hoặc gọi điện.Từ đó có thể khái quát thị trường cao su như sau:

 Cầu cao su:

Mức tiêu thụ cao su toàn thế giới tăng trung bình khoảng 2,3% trong từ năm 2005-2008, trong đó cao su thiên nhiên có mức tăng trưởng ấn tượng trung bình

trên 5%/năm. Tuy nhiên sang năm 2008, cơn bão suy thoái đã khiến lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu đã giảm 1,6% trong năm 2008 và dự báo sẽ còn giảm tới 5% vào năm nay.

Đánh giá:

Cầu cao su thiên nhiên sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, sức cầu sẽ tăng trở lại theo sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.

 Cung cao su:

Sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu đang có dấu hiệu tăng chậm lại trong những năm gần đây. Trong năm 2009, dự báo sản lượng sẽ giảm 5,2% chỉ còn 9,36 triệu tấn. Sản lượng sản xuất đang giảm nhanh tại các nước sản xuất chính là Thái Lan, Ấn Độ và Malaysia do diện tích đất trồng cây cao su bị thiếu hụt trầm trọng. Bên cạnh đó, tình hình thời tiết không thuận lợi, thiên tai, lũ lụt, mưa lớn xảy ra thường xuyên những năm qua khiến việc thu hoạch và vận chuyển mủ bị gián đoạn đã ảnh hưởng đến nguồn cung cao su.

Đánh giá:

Cung cao su thế giới có xu hướng giảm xuống trong tương lai gần do có sự thu hẹp quỹ đất và vòng đời khai thác của rừng cây cao su, bên cạnh đó, những ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt có xu hướng tăng do tác động của biến đổi khí hậu đang là những nguyên nhân chính dẫn tới sản lượng cao su thiên nhiên trên toàn thế giới sụt giảm.

 Ngành cao su Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với tốc độ phát triển nhanh và khá bền vững về sản lượng và giá trị xuất khẩu trong những năm gần đây, vị thế của mặt hàng cao su ngày càng được nâng cao. Hiện nay cao su là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cùng với cafe và gạo, chiếm khoảng 2-3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Sản lượng sản xuất cao su của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định trong giai đoạn từ 2005- 2009 với tốc độ trung bình 11%/năm.

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp cao su lớn, các nông trường không thể mở rộng hơn nữa diện tích trồng mới do đã hết đất tốt. Việc phát triển diện tích cây cao su trong nước trong thời gian tới phải phụ thuộc rất lớn vào cao su tiểu điền. Và đây cũng là định hướng mà trong quy hoạch phát triển ngành cao su của Chính phủ đã nói tới. Chính vì vậy đã dẫn tới một xu hướng liên kết hợp tác phát triển cây cao su

tại Lào và Campuchia, vừa phát triển kinh tế nước bạn, vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành cao su Việt Nam.

Kết luận:

Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc từ cao su thiên nhiên trên thế giới và tại Việt Nam tăng trong tương lai gần trong khi nguồn cung có xu hướng sụt giảm do nhiều nguyên nhân. Việc đầu tư trồng mới cây cao su góp phần tháo gỡ sự thiếu hụt nguồn cung cao su cho chủ đầu tư.

b) Môi trường đầu tư tại Lào

 Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào:

- Tính đến ngày 20/12/2008, Việt Nam đã có 146 dự án đầu tư sang Lào với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,52 tỷ UDS, quy mô bình quân một dự án là 10,4 triệu USD. Lào là địa bàn thu hút nhiều nhất đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong tổng số hơn 40 đối tác đã có đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam.

- Các dự án đầu tư của Việt Nam sang Lào tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp với 77 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,05 tỷ USD (chiếm 52,7% số dự án và 69% vốn đầu tư); tiếp theo là lĩnh vực Nông-Lâm nghiệp với 47 dự án (chế biến gỗ, trồng và khai thác mủ cao su), tổng vốn đầu tư là 427,2 triệu USD (chiếm 32% số dự án và 28% vốn đầu tư); lĩnh vực Dịch vụ có 22 dự án với tổng vốn đầu tư là 44,9 triệu USD (chiếm 15% số dự án và 2,94% vốn đầu tư).

 Về tình hình đầu tư sang Lào trong một số lĩnh vực cụ thể:

- Trồng cây cao su, cây công nghiệp: tính đến cuối tháng 11 năm 2008, đã có 24 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào để trồng cây cao su, cây công ngiệp với tổng vốn đầu tư là 2406,4 triệu USD, chiếm 26,6% vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào.

- Khai thác khoáng sản: Hiện nay đã có 46 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào để thăm dò, khai thác khoáng sản với tổng vốn đầu tư là 118 triệu USD, quy mô bình quân một dự án là 2,5 triệu USD. Các dự án đầu tư khai thác khoáng sản tại Lào nhìn chung đã triển khai hoạt động. Đây là lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào nhất so với các lĩnh vực khác.

- Sản xuất điện: Hiện Việt Nam có 3 dự án đầu tư sang Lào để xây dựng nhà máy thủy điện. Dự án thủy điện Xekaman 3 của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt Lào với tổng vốn đầu tư là 273 triệu USD. Dự án đã khởi động vào

ngày 5/4/2006 và đang triển khai thi công xây dựng các công trình, giá trị vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 80 triệu USD. Dự án thủy điện Xekaman 1 của công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt Lào với tổng vốn đầu tư là 441,6 triệu USD cấp phép ngày 21/12/2007, dự án đang bắt đầu triển khai thực hiện. Dự án xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Mô của Tổng công ty hợp tác kinh tế Việt Lào, tổng vốn đầu tư 142,09 triệu USD, dự án được cấp phép ngày 5//2/2008. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào trong lĩnh vực sản xuất điện là 856,7 triệu USD, đây là lĩnh vực có vốn đầu tư lớn nhất trong số các dự án Việt Nam đầu tư sang Lào.

 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình đầu tư tại Lào: - Thuận lợi

+ Hai nước có quan hệ kinh tế và chính trị đặc biệt do đó Chính phủ Lào rất ủng hộ và ưu tiên các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và kinh doanh tại Lào.

+ Việt Nam và Lào gần gũi về địa lý, do đó hoạt động trao đổi về kinh tế cũng như đi lại, xuất nhập khẩu hàng hóa, lao động giữa hai nước rất thuận lợi.

+ Đất nước Lào có nhiều tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác như: Thủy điện, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, trồng cây công nghiệp, chế biến nông lâm sản…

+ Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam rải rác ở các miền của Lào, hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

+ Các ưu đãi khi doanh nghiệp thực hiện dự án trồng và chế biến mủ cao su: Dự án trồng và chế biến mủ cao su của Công ty đầu tư vào khu vực 2 nên được miến thuế thu nhập trong vòng 05 năm và trong 03 năm kế tiếp sẽ được giảm một nửa của 15% và đóng 15% trong những năm tiếp theo.

Miễn thuế hải quan và thuế doanh thu nhập khẩu đối với các loại nguyên liệu trong nước không sản xuất được hoặc trong nước có sản xuất song bị hạn chế về chất lượng hoặc số lượng.

Dụng cụ và linh kiện máy móc trong kế hoạch nhập khẩu hàng năm do Ủy ban kế hoạch và quản lý Đầu tư phê chuẩn được nhập khẩu miến thuế hải quan, thuế sử dụng và thuế doanh thu nhập khẩu.

Vật tư thiết bị hình thành tài sản cố định ban đầu khi thành lập doanh nghiệp mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đảm bảo chất lượng được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động đầu tư của Ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 57)