Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động đầu tư của Ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 82)

Do đây là dự án đầu tư bên nước ngoài nên các chuyên viên thẩm định rất khó khăn trong việc yêu cầu giấy tờ, hồ sơ hay xác nhận thông tin.

Thời gian tiến hành thẩm định dự án bắt đầu từ khi Ngân hàng nhận được hồ sơ dự án đến khi trình kết quả lên cấp trên kéo dài 20 ngày, như vậy là không đúng với tiến độ để trình lên cấp trên.

Về phương pháp thẩm định: Các chuyên viên đã không áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy trong quá trình thẩm định, do đó kết quả thẩm định không cho biết được yếu tố nào biến đổi sẽ tác động mạnh nhất đến hiệu quả tài chính dự án.

Một số thông tin trong nội dung thẩm định chưa có tính cập nhật cao, chỉ mang tính dự đoán của chuyên viên thẩm định như tình hình cung, cầu về mủ cao su trên thế giới, cũng như ngay tại nước bạn Lào; môi trường đầu tư bên Lào hay tình hình cung ứng lao động cho dự án.

Trong thời gian tiến hành thẩm định dự án này, đội ngũ chuyên viên phòng Đầu tư Ngân hàng được bố trí khá mỏng (chỉ bố trí 3 chuyên viên), thêm vào đó đây là dự án đầu tư bên nước ngoài vì vậy công tác bố trí cán bộ đến tận hiện trường dự án để trực tiếp kiểm tra hoạt động đầu tư còn chưa được chú trọng. Điều đó dẫn đến việc một số thông tin về tình hình triển khai dự án thiếu tình sát thực.

Những mặt hạn chế trong dự án “Trồng và chế biến mủ cao su tại Bolykhamxay – Cộng hòa DCND Lào” là những hạn chế thường mắc phải trong công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động đầu tư của Ngân hàng. Đây có thể đươc lấy là dự án tiêu biểu để các cán bộ cũng như chuyên viên đầu tư tại Ngân hàng đánh giá những mặt được cũng như chưa được trong công tác thẩm định của mình.

TMCP Quân đội

1.3.1 Những mặt đạt được

Đầu tư dự án là một trong những mảng chính trong hoạt động đầu tư của Ngân hàng TMCP Quân đội. Từ khi chính thức trở thành hoạt động chính của Ngân hàng cho tới nay hiệu quả hoạt động đầu tư của Ngân hàng ngày càng được nâng cao. Trong đó có sự góp phần không nhỏ của công tác thẩm định dự án đầu tư ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng.

Về mặt số lượng: Hàng năm, số dự án được thẩm định và dự án được chấp nhận đầu tư đều tăng cao. Sự thành công của công tác thẩm định tại Ngân hàng được thể hiện qua tổng số vốn Ngân hàng đầu tư cho các dự án.

Bảng 18: Số lượng dự án được thẩm định tại phòng Đầu tư Ngân hàng Quân đội (giai đoạn 2006-2010)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Dự án xin góp vốn đầu 86 110 92 125 134 Tổng số tiền (tỷ đồng) 13.286 25.530 21.472 40.625 63.350 Dự án được chấp nhận 70 105 72 122 125 Tổng số tiền (tỷ đồng) 9.854 21.453 9.966 37.233 45.329 Tỷ lệ được chấp nhận 87,5% 95,5% 78,3% 97,6% 93,3% Số tiền 74,2% 84,0% 46,4% 91,7% 71,6%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phòng Đầu tư vốn Ngân hàng TMCP Quân đội năm 2010)

Về mặt chất lượng công tác thẩm định: Trong thời gian qua, hoạt động thẩm định dự án đầu tư đã đạt được kết quả tốt về các mặt sau:

Về quy trình thẩm định

Công tác thẩm định tại MB được thực hiện đúng theo quy trình thẩm định được ban hành theo quyết định số PL_05/QTNV-THAMDINH về việc ban hàng Quy trình thẩm định đầu tư trong MB. Các khâu của quá trình thẩm định như tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, tiến hành thẩm định và tái thẩm định được thực hiện cẩn thận, không xảy ra nhiều sai sót đáng tiếc. Công tác thẩm định đảm bảo được yêu cầu của dự án về thời gian cũng như chất lượng thẩm định được đảm bảo.

Nhìn chung qua nhiều năm hoạt động quy trình thẩm định dự án tại Ngân hàng đã được thường xuyên sửa đổi bổ sung và dần đi vào hoàn thiện. Các phương pháp được áp dụng tại Ngân hàng đều mang tính khoa học và giúp công tác thẩm định tại Ngân hàng được tiến hành nhanh chóng, khẩn trương và cho kết quả khá chính xác về dự án. Phương pháp thẩm định theo trình tự và so sánh đối chiếu các chỉ tiêu đã đượcchuyên viên đầu tư áp dụng khá tốt.

Về tổ chức và phân cấp thẩm định

Công tác thẩm định tại Ngân hàng ngày càng được tổ chức chặt chẽ, sự ra đời của ban quản trị rủi ro đã tăng cường được uy tín của Ngân hàng. Hiện tại, Ngân hàng quy định tất cả các dự án Ngân hàng đi đầu tư thì đều phải qua Tổng giám đốc hoặc Hội đồng quản trị xét duyệt. Việc phân cấp sẽ làm cho công tác thẩm định được tiến hành nhanh chóng, đúng nguyên tắc, đồng thời tránh được những rủi ro có thể xảy ra, phòng ngừa các thiệt hại về tài chính.

Về nội dung thẩm định

Khi thẩm định dự án, các chuyên viên đầu tư MB tiến hành thẩm định ở tất cả nội dung để đảm bảo tính hiệu quả của dự án trên tất cả các mặt. Mọi thông tin về dự án được đánh giá lần lượt qua khía cạnh pháp lý dự án, khía cạnh thị trường khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh tài chính…giúp đánh giá dự án đầu tư một cách toàn diện hơn đảm bảo tính khoa học cũng như tính hệ thống. Các nội dung được phân tích theo đúng yêu cầu đặt ra về các chỉ tiêu của Ngân hàng, khía cạnh tài chính, thị trường dự án được các chuyên viên đầu tư MB chú trọng hơn bởi nó là yếu tố quyết định phần lớn thành công của dự án.

Về chuyên viên thẩm định

Ngân hàng TMCP Quân đội luôn nằm trong top đầu những Ngân hàng TMCP mạnh với đội ngũ nhân viên chất lượng. Các chuyên viên đầu tư trong phòng Đầu tư của MB đề là những chuyên viên có kiến thức chuyên ngành vững chắc, có kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định và các lĩnh vực có liên quan. Ngoài ra Ngân hàng cũng chú trọng đến việc bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ chuyên viên thẩm định. Với đội ngũ chuyên viên trẻ, năng động, sáng tạo MB có thể nâng cao uy tín trong hoạt động đầu tư của mình.

1.3.2 Những mặt còn hạn chế

thì công tác thẩm định dự án trong hoạt động đầu tư tại Ngân hàng TMCP Quân đội còn tồn tại một số hạn chế, nên hiệu quả đầu tư chưa cao, một số khoản đầu tư dự án có dấu hiệu tổn thất về vốn và có những dự án đầu tư đang gặp khó khăn.

Về phương pháp thẩm định

Ngân hàng chưa có sự kết hợp tốt trong việc sử dụng các phương pháp trong thẩm định các khía cạnh của dự án.

Phương pháp so sánh đối chiếu được các chuyên viên thẩm định thực hiện khá giản đơn, chủ yếu là so sánh một nội dung với các quy định của pháp luật hoặc các dự án tương tự khác mà chưa có sự kết hợp cả hai. Việc đánh giá doanh nghiệp chủ yếu trên cơ sở bảng cân đối kế toán, so sánh tài sản nguồn vốn giữa các năm với nhau mà chưa có sự so sánh với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực.

Phương pháp phân tích độ nhạy trong nhiều dự án chỉ dừng lại ở tác động của một, hai yếu tố chủ yếu tới hiệu quả tài chính của dự án mà không có sự đánh giá về tác động đồng thời của nhiều yếu tố tới NPV, IRR của dự án, đặc biệt là các yếu tố phụ. Trong việc đánh giá tác động của một yếu tố, phương pháp đánh giá chỉ xét theo chiều hướng tăng hoặc giảm của một yếu tố theo các tỷ lệ 5%, 10% mà chưa căn cứ vào sự biến động của các yếu tố đó trong các giai đoạn trước.

Về nội dung và quy trình thẩm định

Trong quá trình thẩm định đánh giá dự án, các chuyên viên đầu tư cũng đã chú trọng thẩm định về nhiều nội dung nhưng việc đánh giá còn chưa được thực hiện đầy đủ dẫn đến nội dung thẩm định sơ sài, nhiều yếu tố còn bị bỏ sót. Cụ thể:

- Trong việc đánh giá năng lực pháp lý của chủ đầu tư, chuyên viên đầu tư chưa đánh giá được tiềm năng của công ty, thị phần của công ty trên thị trường tiêu thụ. Việc so sánh các kết quả kinh doanh chủ yếu dựa vào báo cáo tài chính doanh nghiệp giữa các năm mà không xem xét trong vị thế ngành nghề.

- Trong khía cạnh thị trường, chuyên viên đầu tư không xem xét ưu thế về sản phẩm của dự án so với các dự án khác về giá cả, chất lượng, điều kiện lưu thông. Khả năng chiếm lĩnh thị trường về sản phẩm của dự án cũng chưa được đánh giá sâu, bên cạnh đó các dự báo về cung cầu trong tương lai chưa được chú trọng, chủ yếu dựa vào các dự báo ngành vùng.

- Trong khía cạnh kỹ thuật, dự án chưa được thẩm định về nội dung giải pháp mặt bằng, kiến trúc. Việc đánh giá các thuận lợi khó khăn về địa điểm thực hiện dự

án chưa được kỹ: lợi thế về giao thông, vận chuyển nguyên vật liệu, gần thị trường…

- Về phương diện tổ chức quản lý, một phần cũng do trong dự án không cung cấp đầy đủ thông tin, các chuyên viên đầu tư thường không để ý nhiều tới nội dung này, xong nó lại là một yếu tố quan trọng xác định liệu dự án khi đi vào hoạt động có đội ngũ lãnh đạo tốt hay không, các quyết định được ra có chính xác hay không.

- Về nội dung tài chính dự án:

+ Thẩm định chi phí dự án chủ yếu xem xét ở mức đầy đủ các hạng mục chi phí, chưa tìm hiểu cụ thể từng nội dung nhằm khẳng định tính hợp lý của các khoản mục đó. Chuyên viên đầu tư dựa vào số liệu chủ đầu tư chính cung cấp mà chưa có sự nghiên cứu cụ thể.

+ Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính chủ yếu là NPV, IRR, sản lượng doanh thu hòa vốn mà chưa tính toán các chỉ tiêu khác như: Tỷ suất lợi ích, chi phí, tỷ suất sinh lời, sản lượng và doanh thu hòa vốn.. trong khi đây cũng là những chỉ tiêu quan trọng với việc đánh giá hiệu quả tài chính dự án.

Về khía cạnh kinh tế xã hội: với bản chất của ngân hàng thương mại là hoạt

động vì mục tiêu lợi nhuận, MB thường không tiến hành thẩm định dự án về khía cạnh kinh tế xã hội bởi 2 lí do:

Thứ nhất: hầu hết các dự án xin vay vốn tại ngân hàng đều đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định về kinh tế xã hội, các đóng góp cho kinh tế địa phương và đất nước.

Thứ hai: ngân hàng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên các hiệu quả kinh tế thường không được chú trọng.

Về trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định

Hệ thống thông tin là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho chuyên viên đầu tư trong quá trình thực hiện đánh giá dự án. Tuy nhiên còn có nhiều hạn chế, hệ thống mạng nhiều khi còn gặp lỗi kỹ thuật có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đánh giá công việc. MB đã xây dựng được văn phòng trực tuyến, xong hệ thống thư viện thông tin còn chưa phong phú khiến cho việc tìm hiểu thông tin của cán bộ còn gặp khó khăn.

Các phần mềm phân tích, dự báo chưa được đưa vào sử dụng rộng rãi. Hiện nay các công việc đó chủ yếu được thực hiện theo hình thức cá nhân, thủ công. Công tác

dự báo chưa thật sự hiệu quả, chủ yếu phụ thuộc vào thông tin của tổng cục dự báo và các báo cáo ngành nghề.

Về chuyên viên thẩm định

Số lượng cán bộ thẩm định còn chưa nhiều và thiếu kinh nghiệm thực tế, ảnh hưởng đến công tác thẩm định các dự án. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc học hỏi, nâng cao trình độ nhưng do đội ngũ cán bộ của Ngân hàng còn trẻ, ít kinh nghiệm nên đây vẫn là một hạn chế còn tồn tại tại Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động đầu tư của Ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w