0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC GIẢI BÀI TẬP TOÁN PHẦN TỔ HỢP VÀ XÁC SUẤT LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 78 -78 )

7. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm

Qua quan sát hoạt động dạy học và kết quả thu được qua đợt thực nghiệm sư phạm cho thấy:

- Tính tích cực hoạt động của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

- Nâng cao trình độ nhận thức, khả năng tư duy cho học sinh trung bình và một số học sinh yếu ở lớp thực nghiệm, tạo hứng thú và niềm tin cho các em, trong khi điều này chưa có ở lớp đối chứng.

- Bài kiểm tra cho thấy kết quả của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, đặc biệt là loại khá và giỏi. Nguyên nhân là do học sinh ở lớp thực nghiệm ngoài việc luôn học tập trong hoạt động còn được phát triển kiến thức thông qua các biện pháp sư phạm được xây dựng ở chương 2.

Từ những kết quả trên chúng tôi đi đến kết luận: Việc xây dựng các biện pháp sư phạm đã có tác dụng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, tạo cho các em khả năng tìm tòi và giải quyết vấn đề một cách độc lập, sáng tạo, nâng cao hiệu quả học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường phổ thông.

Như vậy, mục đích của thực nghiệm đã đạt được và giả thuyết khoa học nêu ra đã được kiểm nghiệm.

KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu đã dẫn đến những kết quả chủ yếu sau:

1.Đã hệ thống hóa quan điểm của một số nhà khoa học về hoạt động trong học tập và tính tích cực hóa hoạt động học tập, làm cụ thể hơn các công thức về tính tích cực.

2.Làm rõ một số khía cạnh cơ bản,vị trí và chức năng của bài tập toán trong việc thực hiện dạy học môn toán ở trường phổ thông

3. Đã đưa ra 4 định hướng và xây dựng được 4 biện pháp sư phạm nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh

4. Bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp sư phạm đã đề xuất bằng thực nghiệm sư phạm.

5. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Toán ở trường THPT.

Những kết quả rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực nghiệm đã chứng tỏ giả thuyết khoa học là chấp nhận được, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Vĩnh Cận, Lê Thống Nhất, Phan Thanh Quang (2004), Sai lầm phổ biến khi giải toán, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Trần Đức Chiển (2006), Hình thành, phát triển trực giác xác suất cho học sinh phổ thông, Tạp chí Giáo dục số 145.

3. Hoàng Chúng (1978), Phương pháp dạy học toán học, Nxb Giáo dục. 4. Hà Văn Chương (2002), 342 bài toán giải tích tổ hợp, Nxb Giáo dục. 5. Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lí học dạy học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 6. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa

học và kĩ thuật.

7. Nguyễn Huy Đoan, Nguyễn Xuân Liêm, Nguyễn Khắc Minh, Đoàn Quỳnh, Ngô Xuận Sơn, Đặng Hùng Thắng, Lưu Xuân Tình (2006), Bài tập Đại số và Giải tích 11-Nâng cao, Nxb Giáo dục.

8. Lê Hồng Đức, Lê Bích ngọc, Lê Hữu Trí (2004), Phương pháp giải toán tổ hợp, Nxb Giáo dục.

9. Phạm Gia Đức, Nguyễn Mạnh Cảng, Bùi Huy Ngọc, Vũ Dương Thuỵ (1993), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Giáo dục.

10. Vũ Đình Hoà (2003), Lý thuyết Tổ hợp và các bài toán ứng dụng, Nxb Giáo dục.

11. Đào Hữu Hồ (2001), Xác suất thống kê, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 12. Đỗ Mạnh Hùng (1993), Nội dung và phương pháp dạy học “một số yếu tố

của Lý thuyết Xác suất” cho học sinh chuyên Toán bậc PTTH Việt .

13. Nguyễn Bá Kim (Chủ biên), Vũ Dương Thụy (1992), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Nguyễn Bá Kim (1999), Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, Nxb Giáo dục.

15. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội

16. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

17. G.Polia (1997), Giải bài toán như thế nào? Nxb Giáo dục. 18. G.Polia (1997), Sáng tạo toán học. Nxb Giáo dục.

19. G.Polia (1997), Toán học và những suy luận có lý. Nxb Giáo dục. 20. Đặng Hùng Thắng (2000), Bài tập Xác suất, Nxb Giáo dục.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC GIẢI BÀI TẬP TOÁN PHẦN TỔ HỢP VÀ XÁC SUẤT LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 78 -78 )

×