Định hướng phát triển lúa của xã Tùng Bá trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất lúa tại xã tùng bá huyện vị xuyên tỉnh hà giang trong giai đoạn từ năm 2010 – 2013 (Trang 48)

5. Khoai các loạ

4.3.3. Định hướng phát triển lúa của xã Tùng Bá trong những năm tới.

Lúa là cây trồng có vai trò hết sức quan trọng liên quan mật thiết đối với đời sống của con người. Vì vậy định hướng phát triển cây lúa của xã trong những năm tới như sau:

- Tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp (chuyển đổi sang trồng các giống mới cho năng suất cao hơn, chất lượng tốt). Chỉ đạo tăng diện tích, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất.

- Chuyển những diện tích trồng lúa không chủ động được nước tưới sang trồng những cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như: cây lạc, cây đậu tương,…

- Phát triển ngành chăn nuôi, tăng trâu, bò, lợn để lấy thực phẩm phục vụ đời sống nhân dân, đồng thời tận dụng phân bón cho sản xuất nông nghiệp. - Tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất nông, lâm nghiệp. Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi cho người dân. Khuyến khích cho nông dân lựa chọn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao.

- Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo cho nông dân, xây dựng cộng đồng văn hóa, xóa bỏ các tệ nạn xã hội tại địa phương.

- Làm tốt công tác khuyến nông, phòng chống dịch bệnh, sâu bệnh hại cho cây trồng, vật nuôi.

- Chú trọng đầu tư vào cây lúa, ngô và các loại cây trồng ngắn ngày để đảm bảo an ninh lương thực và tăng thu nhập.

- Đầu tư các mô hình sản xuất trình diễn để bà con nông dân tham quan, học hỏi kinh nghiệm và áp dụng rộng rãi trong sản xuất của địa phương. - Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ nông dân xây dựng các mô hình kinh tế trang trại kết hợp.

- Tập trung đầu tư phát triển giao thông, thủy lợi phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân và sản xuất nông nghiệp.

* Các giải pháp giai đoạn:

Căn cứ vào nhu cầu của người dân, điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa ở địa phương. Các phương pháp đưa ra phải phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân địa phương, dễ áp dụng. Vì vậy đề nghị đưa ra một số giải pháp sau:

- Xây dựng một số mô hình thâm canh, tổ chức các lớp tập huấn tham quan. - Cấy thử nghiệm một số giống lúa mới cho năng suất, chất lượng cao. - Đầu tư tu sửa các hồ chứa nước sửa chữa, khơi thông các đoạn mương bị hỏng để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho diện tích gieo trồng của toàn xã.

- Chú trọng đầu tư vào các loại cây ngắn ngày để đảm bảo an ninh lương thực và tăng thu nhập.

- Đầu tư các mô hình sản xuất trình diễn để bà con nông dân tham quan, học hỏi và áp dụng rộng rãi tại địa phương.

- Khuyến khích tạo điều kiện cho các hộ gia đình xây dựng mô hình kinh tế trang trại kết hợp.

- Tâp trung đầu tư phát triển giao thông, thủy lợi, phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân và sản xuất nông nghiệp.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất lúa tại xã tùng bá huyện vị xuyên tỉnh hà giang trong giai đoạn từ năm 2010 – 2013 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w