Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất lúa tại xã tùng bá huyện vị xuyên tỉnh hà giang trong giai đoạn từ năm 2010 – 2013 (Trang 25)

4.1.1.1. Vị trí địa lý.

Xã Tùng Bá là xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Vị Xuyên tỉnh Hà giang, gồm 5 thôn bản thuộc xã quản lý, các phía giáp địa bàn xã như sau:

- Phía Bắc giáp xã Thái An huyện Quản Bạ

- Phía Nam giáp xã Ngọc Đường – TP Hà Giang, xã Minh Sơn huyện Bắc Mê.

- Phía Đông giáp xã Yên Định huyện Bắc Mê - Phía Tây giáp xã Thuận Hòa huyện Vị Xuyên

Xã Tùng Bá là xã có hệ thống giao thông còn yếu kém, lại có địa hình đồi núi phức tạp nên việc đi lại và giao lưu hàng hóa với các vùng lân cận rất khó khăn.

4.1.1.2. Địa hình và đất đai.

Xã Tùng Bá có địa hình tương đối phức tạp, có độ cao từ 200 - 1000 m so với mực nước biển, bao gồm 2 dạng địa hình chính.

- Địa hình dạng đồi trung bình xen các bãi bằng có độ cao từ 200 m đến 1000 m so với mực nước biển, dạng địa hình này chiếm khoảng 89% tổng diện tích tự nhiên toàn xã tập trung ở khu vực các thôn Hồng Minh, Khuôn Làng, Nậm Rịa có độ dốc từ 10 – 250,chủ yếu là đất rừng.

- Dạng địa hình đồi núi thấp xen các bãi bằng tương đối bằng phẳng chiếm khoảng 11%, diện tích này cũng được phân bố đều ở các thôn, có độ dốc từ 0 – 100, chủ yếu là đất chuyên dùng và đất nông nghiệp.

4.1.1.3. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Tùng Bá.

Bảng 4.1: Diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất chính của

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 1.575,73 100,00 1. Đất nông nghiệp 1150 72,97

2. Đất phi nông nghiệp 270,03 17,13

3. Đất chưa sử dụng 155,7 9,9

(Nguồn: UBND xã Tùng Bá)

Bảng 4.2: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 của xã Tùng Bá.

Loại đất Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

Tổng diện tích đất nông nghiệp 1150 100,00

I – Đất sản xuất nông nghiệp 968,27 84,20

1. Đất trồng cây hàng năm 878,25 90,70

1.1 – Đất trồng lúa 745 84,83

1.2 – Đất trồng cây hàng năm còn lại 133,25 15,17

2 - Đất trồng cây lâu năm 90,02 10,78

II – Đất lâm nghiệp 115 10,0

III – Đất nuôi trồng thủy sản 66,73 5,80

Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt 66,73 100,00

(Nguồn: UBND xã Tùng Bá) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 1150 ha, chiếm 84,20% đất nông nghiệp. Bao gồm:

- Đất trồng cây hàng năm: 878,25 ha chiếm 90,70% đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó:

+ Đất trồng lúa: có diện tích 745 ha phân bố khá đồng đều trên toàn bộ diện tích đất canh tác của xã được bố trí sử dụng theo mô hình: 2 vụ lúa, 2 lúa – 1 màu.

+ Đất trồng cây hàng năm còn lại: có diện tích 133,25 ha chiếm 15,17% diện tích đất nông nghiệp. Với các loại cây trồng chủ yếu như rau xanh, bầu, bí, dưa chuột, đậu tương, ngô, khoai lang, khoai tây...cung cấp một lượng nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

+ Đất trồng cây lâu năm: có diện tích 90,02 ha chiếm 10,78 % diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đây là loại đất được nông dân sử dụng trồng một số loại cây như: vải, nhãn, xoài...mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Đất lâm nghiệp: có diện tích là 115 ha chiếm 10% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp của xã được phân bố ở vùng núi cao phần lớn diện tích này là rừng mới trồng chưa đến tuổi khai thác.

Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản: có diện tích 66,73 ha chiếm 5,80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, phân bố trên toàn bộ địa bàn xã. Diện tích này chủ yếu là nuôi thả cá ở các hồ do các hộ gia đình.

Nhận xét: Đất đai của xã Tùng Bá rất đa dạng với nhiều loại đất khác nhau thì cơ cấu cây trồng rất đa dạng và phong phú như cây lương thực, cây rau màu...đã đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, diện tích đất của xã Tùng Bá chủ yếu là đất đồi núi do đó trong quá trình canh tác gặp nhiều khó khăn, nhiều thôn trong xã còn thiếu nguồn nước tưới nên chỉ chuyên về cây trồng cạn do vậy sâu bệnh tích lũy nhiều qua các năm gây ra các đợt dịch hại lớn, có nhiều diện tích chỉ trồng được một vụ do thiếu nước.

4.1.1.4. Điều kiện khí hậu của xã Tùng Bá.

Do đặc điểm của địa hình nên khí hậu của Xã Tùng Bá mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới của vùng cao nguyên núi đá Hà Giang, được chia làm 2 mùa rõ rệt.

Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa đông khô hanh, lạnh (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 22.70C, nhiệt độ cao tuyệt đối 350C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 100C. Chế độ nhiệt phân hóa theo mùa rõ rệt, trong năm có 4 tháng (5, 6, 7, 8) nhiệt độ trung bình từ 32 – 350C và 4 tháng (tháng 12, 1, 2, 3) nhiệt độ trung bình từ 12 – 160C. Tổng tích ôn ở đây đạt trên 8.7000C/năm. Nhìn chung khí hậu nơi đây thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng trọt và có thể thực hiện nhiều phương thức luân canh đa dạng.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.700 – 1800mm, nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10), tháng cao nhất là 700 mm, tháng thấp nhất 15 – 20 mm. Các tháng mùa hè lượng mưa chiếm trên 85% tổng lượng mưa cả năm gây ra úng lụt cục bộ tại một số khu vực.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 80%. Nhìn chung các tháng mùa đông ít mưa, thường có độ ẩm thấp làm cho cường độ bốc hơi nước khá cao gây ra hạn hán trong một số tháng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.

- Chế độ gió: Hướng gió chủ đạo là Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình trong năm là 1.9 m/s, tháng có tốc độ gió cao nhất là tháng 8 khoảng 2.7 m/s. Mỗi năm thường có 2 – 3 cơn bão đổ vào kéo theo mưa lớn từ 200 – 300 mm gây ngập úng thiệt hại cho mùa màng.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất lúa tại xã tùng bá huyện vị xuyên tỉnh hà giang trong giai đoạn từ năm 2010 – 2013 (Trang 25)