1. Cấu trúc của Cẩm nang bài tập phát triển tri giác nghe cho trẻ khiếm thính Cẩm nang gồm 39 bài tập đƣợc sắp xếp thành 4 gói bài tập theo các đề tài: âm Cẩm nang gồm 39 bài tập đƣợc sắp xếp thành 4 gói bài tập theo các đề tài: âm thanh của đồ chơi, âm thanh của các con vật quen thuộc, âm thanh của phƣơng tiện giao thông, âm thanh của đồ dùng trong gia đình.
Trong mỗi gói bài tập, các bài tập đƣợc sắp xếp theo trình tự các mức độ phát triển tri giác nghe. Cụ thể:
(1)Các bài tập phát triển khả năng tri giác âm thanh đồ chơi: 12 bài tập (từ bài tập 1.1 đến bài tập 1.12)
Gói bài tập phát triển kỹ năng tri giác âm thanh đồ chơi chỉ giới thiệu cho phụ huynh và giáo viên các bài tập phát triển kỹ năng tri giác tiếng trống và tiếng chuông.
Với gói bài tập này, đích đến là trẻ có thể nghe âm thanh và hiểu ý nghĩa của âm thanh đó trong tình huống thực tế, thông thƣờng là trong các hoạt động hàng ngày, để có ứng xử phù hợp. Ví dụ, trong trò chơi ở lớp cô giáo có thể sử dụng tiếng trống làm hiệu lệnh bắt đầu và kết thúc. Trẻ phải nghe và thực hiện đúng theo những hiệu lệnh này. Hoặc đối với tiếng chuông, trƣờng mầm non có thể sử dụng tiếng chuông làm hiệu lệnh báo giờ ăn. Vậy, luyện tập cho trẻ tri giác tiếng chuông phải hƣớng đến mục tiêu là trẻ có thể nghe tiếng chuông và hiểu ý nghĩa của nó trong lịch sinh hoạt của mình. Để đạt đƣợc kỹ năng ấy ở trẻ, cần phải tiến hành theo trình tự các bài tập phát triển kỹ năng phát hiện, phân biệt, xác định và hiểu.
(2)Các bài tập phát triển khả năng tri giác tiếng kêu của con vật: 08 bài tập (từ bài tập 2.1 đến bài tập 2.8)
93
Gói bài tập này cũng hƣớng đến đích là trẻ có thể nghe âm thanh và hiểu ý nghĩa của âm thanh đó trong hoạt động hàng ngày, để có ứng xử phù hợp: khi nghe tiếng mèo kêu lúc giận dữ thì trẻ không đƣợc sờ vào con mèo, khi nghe tiếng chó sủa gấp và to có thể có ngƣời lạ đến nhà….
Gói bài tập phát triển kỹ năng tri giác tiếng kêu của các con vật cũng chỉ giới thiệu cho phụ huynh và giáo viên các bài tập phát triển kỹ năng tri giác tiếng chó sủa và tiếng mèo kêu.
(3)Các bài tập phát triển khả năng tri giác âm thanh âm thanh phƣơng tiện giao thông: 10 bài tập (từ bài tập 3.1 đến bài tập 3.10)
Gói bài tập phát triển kỹ năng tri âm thanh của các phƣơng tiện giao thông giới thiệu cho phụ huynh và giáo viên các bài tập phát triển kỹ năng tri giác một vài âm thanh nhƣ tiếng động cơ xe gắn máy, tiếng còi.
Gói bài tập này cũng hƣớng đến mục tiêu là trẻ có thể nghe âm thanh và hiểu ý nghĩa của âm thanh đó trong hoạt động hàng ngày để có ứng xử phù hợp: khi nghe tiếng xe máy, tiếng còi xe biết mình cần phải làm gì….
(4)Các bài tập phát triển khả năng tri giác âm thanh của đồ dùng: 9 bài tập (từ bài tập 4.1 đến bài tập 4.9)
Các bài tập phát triển kỹ năng tri âm thanh của các đồ dùng chỉ sử dụng một vài âm thanh quen thuộc. Tuy nhiên, phụ huynh và giáo viên dựa trên điều kiện thực tế trong môi trƣờng trẻ sống (ở trƣờng, ở nhà) để chọn ra âm thanh phù hợp và mở rộng đến các âm thanh khác.
Gói bài tập này cũng hƣớng đến mục tiêu là trẻ có thể nghe âm thanh và hiểu ý nghĩa của âm thanh đó trong hoạt động hàng ngày để có ứng xử phù hợp: khi nghe tiếng điện thoại, chuông cửa biết mình cần phải làm gì, khi nghe tiếng nƣớc sôi cần tránh xa để không bị nguy hiểm ….
94
Cũng có thể phân thành 3 gói bài tập theo các kỹ năng cần hình thành nhƣ sau: 1- Các bài tập phát triển khả năng phát hiện âm thanh: 10 bài tập (bài tập 1.1,
1.2, 1.3, 2.1, 2.2, 3.1, 3.2, 4.1, 4.2, 4.3);
2- Các bài tập phát triển khả năng phân biệt âm thanh: 15 bài tập (1.4, 1.5, 1.6, 1.7, 1.8, 1.9, 2.3, 2.4, 2.5, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 4.4, 4.5);
3- Các bài tập phát triển khả năng xác định âm thanh: 7 bài tập (bài tập 1.10, 1.11, 2.6, 3.7, 3.8, 4.6, 4.7);
4- Các bài tập phát triển khả năng hiểu âm thanh: 7 bài tập (bài tập 1.12, 2.7, 2.8, 3.9, 3.10, 4.8, 4.9).
Mức độ Phân biệt gồm có nhiều kỹ năng khác nhau:
-Phân biệt trƣờng độ của âm thanh: 3 bài tập (bài tập 1.2.1, bài tập 2.2.1, 3.2.1)
-Phân biệt cƣờng độ của âm thanh: 3 bài tập (bài tập 1.2.2, bài tập 3.2.3, bài tập 4.2.2)
-Phân biệt nhịp điệu của âm thanh: 2 bài tập (bài tập 1.2.3, bài tập 2.2.2)
-Phân biệt cao độ của âm thanh: 1 bài tập (bài tập 1.2.4)
-Phân biệt âm sắc của âm thanh: 1 bài tập (bài tập 2.2.3)
-Phân biệt hƣớng phát ra âm thanh: 2 bài tập (bài tập 1.2.5, bài tập 3.2.4)
-Phân biệt sự liên tục và ngắt quãng của âm thanh: 2 bài tập (bài tập 3.2.2, bài tập 4.2.1).
Tuy nhiên, vì số lƣợng bài tập trong Cẩm nang giới hạn nên trong mỗi gói không có đủ bài tập phát triển tất cả các dạng kỹ năng này.
Cẩm nang còn có các lƣu ý sử dụng bài tập cho giáo viên và phụ huynh và VCD một số hình ảnh và âm thanh sử dụng trong các bài tập.
95 2. Cấu trúc mỗi bài tập
Các bài tập đều có cấu trúc 05 phần: Tên gọi, Mục đích, Chuẩn bị, Tƣ liệu ngôn ngữ và Tiến trình thực hiện nhƣ cơ sở lý luận đã đƣa ra.
2.1 Mục đích: nêu kỹ năng tri giác nghe cần hình thành
Ví dụ bài tập 1.1.1 có mục đích là “phát triển khả năng phát hiện tiếng trống trong môi trƣờng yên tĩnh/ồn ào bằng thính giác”. Nhƣ vậy, kết quả cần hƣớng đến của bài tập là trẻ có thể chú ý đến và nghe đƣợc có âm thanh (tiếng trống) trong môi trƣờng yên tĩnh và ồn ào. Bài tập không yêu cầu trẻ phải gọi tên đó là âm thanh gì.
2.2 Chuẩn bị: mô tả các dụng cụ, đồ dùng, điều kiện vật chất cần thiết để thực hiện bài tập.
Ví dụ: Bài tập 2.1.2 Chó sủa gâu gâu cần chuẩn bị tiếng chó sủa, phim chó
đang sủa và chó không sủa, các ngôi sao nhỏ, bảng nỉ, tấm che, phòng cách âm (nếu thực tiện trong môi trƣờng yên tĩnh). Nhƣ vậy, giáo viên cần có đủ các vật dụng cần thiết này khi thực hiện nhƣ hƣớng dẫn của bài tập. Tuy nhiên, nếu GV thay đổi phƣơng án khác (dùng bông hoa thay cho ngôi sao, không dùng bảng mà dùng các lọ để cắm hoa khi nghe âm thanh) thì hoàn toàn có thể thay đổi cho phù hợp.
2.3 Tƣ liệu ngôn ngữ: Liệt kê các từ/câu/từ mô phỏng âm thanh mà trẻ cần phải nghe và hiểu trong bài tập. Những từ yêu cầu trẻ phát âm sẽ đƣợc trình bày bằng chữ in hoa.
Ví dụ: Bài tập 3.3.1 Cái gì đang chạy? có ghi rõ Tư liệu ngôn ngữ: lắng nghe,
tiếng ô tô/tàu lửa, “RÌN RÌN”, “XÌNH XỊCH”, đúng, chưa đúng.
Những thông tin trên đƣợc hiểu nhƣ sau:
- Các từ đƣợc viết bằng chữ in thƣờng: là những từ mà trẻ cần nghe đƣợc và hiểu để thực hiện nhiệm vụ của bài tập, tuy nhiên trẻ có thể phát âm từ này hoặc không. Nhƣ vậy, đây có thể là từ đƣợc xuất hiện trong rất nhiều bài tập, tình huống và cũng là những từ đã đƣợc học trong các giờ phát triển ngôn ngữ đón trƣớc.
96
- Các từ viết bằng chữ IN HOA: là các từ trẻ cần phải phải phát âm khi nghe âm thanh. Đây là các từ mô phỏng âm thanh nghe đƣợc, giúp trẻ thực hiện hành động tri giác nghe thuận lợi hơn.
2.4 Tiến trình thực hiện: Đƣợc trình bày thành 3 bƣớc. Đồng thời chỉ định mức đánh giá đạt/không đạt nhiệm vụ giáo dục. Các giáo viên/phụ huynh cần tuân thủ việc chuyển tiếp các bƣớc, đồng thời cũng phải quan sát thật cẩn thận để nhận ra những biểu hiện của trẻ trong hành động tri giác.
Ngoài ra còn có phƣơng án nâng cao hoặc phƣơng án khác cho giáo viên/phụ huynh lựa chọn. Ví dụ: Bài tập 2.3.4 Xe từ hướng nào? Có đề xuất Tăng dần mức độ khó của bài tập bằng cách yếu cầu phân biệt nhiều hướng hơn. Nhƣ vậy, khi trẻ đã
thành thục với việc xác định 1 hƣớng, phân biệt 2 hƣớng khác nhau thì giáo viên và phụ huynh có thể cho trẻ làm bài tập với yêu cầu phân biệt 3 hƣớng, 4 hƣớng cùng lúc.
Với những bài tập cần quy định rõ điều kiện cụ thể, sẽ có chú thích về những quy định này. Ví dụ: Trong bài tập 2.2.3 “Meo” hay “Méo” lƣu ý rằng: “Thứ tự xen kẽ
và khoảng thời gian giãn cách giữa hai âm thanh cần thay đổi liên tục, tránh cho trẻ đoán mò.” Nhƣ vậy, khi giáo viên/phụ huynh thực hiện bài tập cần chú ý điều này để
tránh việc đánh giá sai kỹ năng của trẻ.