4. CHƢƠNG 4: NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT
4.4 Thanh điệu trong tiếng Việt
Nhƣ trên định nghĩa, thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết có tác dụng cấu tạo và khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị. Sự khác nhau giữa cà và cá là sự khác nhau về thanh điệu: âm tiết cá đƣợc phát âm cao, âm tiết cà đƣợc phát âm thấp. Nhờ thanh điệu, các câu sau đây đƣợc hiểu theo các nghĩa khác nhau: Con ba ba đâu rồi, Con bà ba đâu rồi, Con ba bà đâu rồi, Còn bà ba đâu rồi… Nhƣ vậy thanh điệu là đặc trƣng của âm tiết
Tiếng Việt có sáu âm tiết gồm:
a. Thanh không dấu: Đây là thanh điệu cao, có đƣờng nét vận động bằng phẳng từ đầu đến cuối. Ví dụ: Tôi đi chơi bên Đông Anh. (1)
b. Thanh huyền: Đây là một thanh thấp, đƣờng nét vận động của thanh này cũng bằng phẳng nhƣ thanh không dấu nhƣng về cuối có hơi đi xuống. (2)
c. Thanh ngã: Thanh ngã bắt đầu ở độ cao gần ngang thanh huyền nhƣng không đi ngang mà có chiều hƣớng đi lên kết thúc ở độ cao cao hơn cả thanh không dấu. (3)
d. Thanh hỏi: Đây là một thanh thấp và có đƣờng nét gãy ở giữa. Độ cao lúc bắt đầu của thanh hỏi gần ngang thanh huyền. Sau khi đi ngang một đoạn, thanh này đi xuống và lại đi lên cân xứng với đƣờng đi xuống. Độ cao lúc kết thúc bằng độ cao lúc ban đầu. (4)
e. Thanh sắc: Lúc bắt đầu, độ cao của thanh sắc gần ngang với thanh không dấu nhƣng thanh sắc không đi ngang mà đi lên. Ở những âm tiết có những âm cuối là /p, t, k/ nhƣ vấp váp, khuất mắt thì thanh sắc vút cao ngay. Một số phƣơng ngữ thƣờng bị luyến từ sắc sang hỏi. (5)
Hình 4.1 Biểu đồ thanh điệu
f. Thanh nặng: Là một thanh thấp và có đƣờng nét xuống dần, ở những âm tiết có âm cuối là /p, t, k/ nhƣ lập cập, mật thanh nặng đƣợc phát âm xuống ngay. (6)
Trong ngữ lƣu thì các đƣờng F0 bị biến đổi không nguyên nhƣ dáng lúc âm tiết đứng độc lập, đặc biệt là đầu và cuối âm tiết nơi xảy ra các hiện tƣợng tiếp hợp dẫn đến biến thanh. Ta có một số nhận xét sau :
a. Phần tần số cơ bản ở nửa trƣớc của âm tiết thay đổi để bảo đảm thực hiện đƣợc phần đặc trƣng của thanh điệu ở nửa sau. Đƣờng nét của phần này không mang ý nghĩa cảm thụ âm thanh. Do đó việc thay đổi phần này lên cao hay xuống thấp để phù hợp với quy luật tiếp hợp với âm tiết trƣớc là không ảnh hƣởng tới chất lƣợng tiếng nói.
b. Đặc trƣng của thanh điệu đƣợc thể hiện rõ ở nửa sau âm tiết và về cơ bản đƣờng nét lên xuống của các thanh vẫn giữ đƣợc nhƣ đƣờng nét của các âm tiết phát rời rạc.
c. Các thanh ngã, hỏi trong ngữ lƣu chỉ diễn tiến theo một hƣớng, không có hiện tƣợng đổi chiều lên xuống nhƣ trong các âm rời rạc. Trong nhiều trƣờng hợp, các thanh có cùng một âm vực có đƣờng nét cao độ tần số cơ bản giống nhau (nhƣ sắc với ngã, hỏi với nặng).
d. Thanh ngang không dấu đi lên trong trƣờng hợp trƣớc nó là âm có âm vực cao, và đi xuống trong trƣờng hợp ngƣợc lại.
e. Thanh sắc ở các âm tiết khép kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh có đƣờng đi xuống cho thấy rằng ở các âm này, âm vực cao của thanh đóng vai trò quyết định chứ không phải đƣờng nét thanh điệu. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy đối với thanh nặng ở các âm tiết khép trong âm vực thấp.
f. Thanh của các âm tiết phụ thuộc rất lớn vào âm vực của thanh ngay trƣớc nó. Đặc biệt nếu âm tiết sau là hữu thanh. Mức độ phụ thuộc vào thanh của âm tiết ngay sau thấp hơn. Ví dụ âm tiết /nay/ với phát âm của từ hôm nay và sáng nay sẽ có cao độ tần số cơ bản khác nhau. g. Trong ngữ lƣu, đƣờng nét tần số cơ bản bị thay đổi trên một phạm vi
rộng. Mặc dù các thanh cùng âm vực, lại có đƣờng nét giống nhau nhƣng thanh điệu nghe vẫn luôn nhận diện đƣợc, không bị nhầm lẫn.
Do đó, ngoài yếu tố biến đổi thanh điệu theo F0, các đặc trƣng không ảnh hƣởng thanh điệu khác nhƣ hiện tƣợng tắc thanh hầu biểu thị ở độ dài âm tiết, hiện tƣợng nghẽn thanh hầu biểu hiện ở sự thay đổi mức năng lƣợng của âm tiết đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phân biệt thanh điệu trong ngữ lƣu.
Tóm lại, việc nghiên cứu tiếng Việt và các đặc trƣng của nó là vấn đề mấu chốt trong việc tổng hợp tiếng Việt. Từ các đặc trƣng đó, chúng ta mới có thể xây dựng đƣợc bộ tham số và các quy tắc tổng hợp tiếng Việt, đồng thời để có thể tạo ra độ tự nhiên cho tiếng nói tổng hợp. Việc phát hiện và xây dựng các quy luật của tiếng nói tiếng Việt đang đƣợc các cơ quan nghiên cứu đặc biệt quan tâm, và đây cũng là tiền đề để xây dựng các ứng dụng cho tiếng Việt.