Cấu trúc của âm tiết tiếng Việt

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp PSOLA trong tổng hợp tiếng nói tiếng Việt (Trang 43)

4. CHƢƠNG 4: NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT

4.3Cấu trúc của âm tiết tiếng Việt

Âm tiết tiếng Việt ở dạng đầy đủ nhất có 5 phần:

Thành phần thứ nhất có tác dụng phân biệt các âm tiết với nhau về cao độ đƣợc gọi là thanh điệu, mỗi âm tiết đều mang một trong sáu thanh điệu.

Thành phần thứ hai có chức năng mở đầu một âm tiết, các âm tiết khác nhau có thể phân biệt với nhau bằng những cách mở đầu khác nhau. Đó là âm đầu. Âm đầu luôn là một phụ âm. Phụ âm mở đầu âm tiết gồm có 22 âm. Các phụ âm đầu đƣợc phân biệt theo các tiêu chí nhƣ phƣơng thức cấu âm (tắc, xát, rung…) hay đặc điểm âm học (vang, ồn…) hay căn cứ vào vị trí cấu âm (âm môi, âm đầu lƣỡi, âm mặt lƣỡi…)

Ta có thể chia phụ âm tiếng Việt nhƣ sau: Vị trí

Phƣơng thức

Môi

Đầu lƣỡi

Mặt lƣỡi Gốc lƣỡi Thanh hầu Bẹt Quặt ồn Bật hơi t’ (th) không bật hơi vô thanh t  (tr) c k hữu thanh b vang m n  (nh)  (ng) ồn vô thanh f x s x (kh) H hữu thanh v z r  (gh) vang l

Thành phần thứ ba có chức năng làm thay đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu, cụ thể là làm trầm hoá âm tiết. Đó là âm đệm. Thành phần này có thể không có trong một số âm tiết, ngƣời ta gọi đó là âm đệm zero.

Thành phần thứ tƣ quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết, là hạt nhân của âm tiết. Thành phần này luôn là một nguyên âm. Đó là âm chính. Âm chính gồm 11 nguyên âm đơn /a/, /ă/, /â/, /e/, /ê/, /o/, /ô/, /ơ/, /u/, /ƣ/, /i/ và ba nguyên âm đôi /iê/, /ƣơ/, /ƣa/. Âm chính là yếu tố chính tạo nên đỉnh âm thanh, có biên độ và cƣờng độ lớn nhất trong các thành phần âm tiết. Trong âm tiết chuối thì /o/ là âm chính.

Thành phần cuối cùng giữ vai trò là âm tiết cuối đƣợc gọi là âm cuối. Nó có thể là phụ âm (trong mầm) hoặc là một bán nguyên âm (trong yêu). Âm cuối bao gồm hai bán nguyên âm là /i/, /o/ và sau phụ âm /m/, /n/, /ng/, /nh/, /p/, /t/, /c/. Âm cuối cũng có thể là một âm zero nhƣ âm đệm.

Ba thành phần âm chính, âm đệm và âm cuối tạo thành phần vần. Ví dụ trong âm tiết Việt thì phần vần là /iêt/ trong đó âm vị /i/ là âm đầu, /ê/ là âm chính và /t/ là âm cuối.

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp PSOLA trong tổng hợp tiếng nói tiếng Việt (Trang 43)