Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình doanh thu và các giải pháp nhằm tăng doanh thu tại công ty TNHH Lương Thành Đông (Trang 30)

3.2.2.1. Đối với Nhà nước

a. Về chính sách hỗ trợ vốn

Vốn là yếu tố quan trọng vô cùng cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Với một mức lãi suất hợp lý sẽ kích thích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển. Những doanh nghiệp có vốn lớn thường chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, các đối tác, các nguồn cung ứng yếu tố đầu vào, từ đó tránh được các sự phụ thuộc từ bên ngoài. Thế nhưng thực tế có rất ít các doanh nghiệp có thể tự chủ về nguồn vốn, đa số họ phải vay từ bên ngoài hoặc phía đối tác đầu tư.

Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách vay vốn thông thoáng tránh rườm rà, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn một cách nhanh nhất, đồng thời các Ngân hàng cần nới lỏng các điều kiện cho vay để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp có thể đầu tư, đổi mới trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

b. Về chính sách thuế

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội to lớn cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng cũng mang đến những thách thức không nhỏ đối với nước ta hiện nay. Để tận dụng cơ hội và để giảm thiểu những thách thức, Nhà nước phải sử dụng có hiệu quả những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, trong đó thuế là một công cụ hết sức quan trọng.

Nhà nước cần có sự điều chỉnh chính sách thuế tránh tình trạng các doanh nghiệp bị đánh thuế chồng chéo ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó các doanh nghiệp yên tâm hoạt động sản xuất và đóng góp cho ngân sách theo đúng luật định đảm bảo thoả mãn nhu cầu cả hai bên. Các doanh nghiệp sẽ có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất.

c. Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo môi trường sản xuất kinh doanh cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp

Nhà nước ta chủ trương thực hiện sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế đa thành phần. Tạo dựng môi trường

cạnh tranh lành mạnh là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ. Môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp doanh nghiệp yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy lợi thế của mình, tránh tình trạng doanh nghiệp lớn lấn áp doanh nghiệp nhỏ, độc quyền sản xuất, mua, bán hàng hóa, làm mất ổn định nền kinh tế và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Để thực hiện bình đẳng trong kinh doanh, Nhà nước cần tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển. Ngoài vấn đề hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật Nhà nước cần tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định bằng cách xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất, quan trọng nhất là giao thông vận tải, thông tin liên lạc; kết cấu hạ tầng xã hội và các dịch vụ công cộng như an ninh, dịch vụ tài chính tín dụng... Kết cấu hạ tấng kinh tế - xã hội tốt sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

3.2.2.2. Đối với Doanh nghiệp

a. Về chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thì lao động chính là nhân tố quan trọng nhất. Người lao động là người sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Vì vậy, việc nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và trình độ tay nghề của người lao động có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp nên có chính sách hỗ trợ cho công nhân viên công tác lâu năm, gắn bó với doanh nghiệp, đưa ra những chính sách ưu đãi để thu hút lao động có năng lực. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho công nhân viên trẻ yên tâm công tác, học hỏi và nâng cao trình độ, tay nghề, phân công lao động rõ ràng, giao nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng nhân viên, tránh sự chồng chéo trong công việc, nâng cao trách nhiệm của từng nhân viên.

- Đào tạo, tuyển dụng nhân sự có chuyên môn tốt về phân tích thống kê phục vụ phân tích thống kê tình hình tiêu thụ sản phẩm cũng như các chỉ tiêu

khác của doanh nghiệp. Từ đó, cung cấp các số liệu chính xác, tư vấn cho ban lãnh đạo đưa ra các chính sách kinh doanh hợp lý, hiệu quả.

b. Về chính sách giá

Trong quá trình phân phối sản phẩm, doanh nghiệp cần thực hiện các chính sách khác nhau nhằm thu hút khách hàng, khuyến khích các đại lý, cửa hàng, thúc đẩy tiêu thụ như: chính sách khuyến mại, chiết giá, chiết khấu thương mại hoặc định giá phân biệt với các khách hàng. Ngoài ra, trong các đợt khuyến mại, cần có những chiến lược điều chỉnh giá linh hoạt để nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của mình với các đối thủ.

Doanh nghiệp cần xây dựng chính sách giá phù hợp và linh hoạt khiến cho một mặt hàng có thể bán với nhiều mức giá khác nhau tuỳ thuộc vào khả năng thương lượng, mối quan hệ giữa người bán và người mua, sản lượng nhiều hay ít, khách hàng truyền thống hay tiềm năng. Chính sách giá phải phù hợp với nền kinh tế thị trường. Để xây dựng chính sách giá cần căn cứ vào nhu cầu thị trường để có một khung giá phù hợp, giá cao với điều kiện nhu cầu thị trường cao, giá thấp khi nhu cầu thị trường giảm. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần chú ý tới xu hướng định giá linh hoạt trong cạnh tranh. Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt nhiều rủi ro thì doanh nghiệp nên chú ý để có một mức giá hợp lý nhằm giữ khách hàng và thị trường của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình doanh thu và các giải pháp nhằm tăng doanh thu tại công ty TNHH Lương Thành Đông (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w