Fe2(SO4)3; K2SO4; MnSO4 B FeSO4; Fe2(SO4)3; K2SO4; MnSO

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG VÀ BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ (Trang 25)

C. FeSO4; H2SO4; Fe2(SO4)3; K2SO4; MnSO4 D. Fe2(SO4)3; K2SO4; MnO2; KMnO4

Câu 20: Rót 150ml dung dịch NaOH 7M vào 50ml dung dịch Al2(SO4)3 2M. Khối lượng chất dư sau thí nghiệm là:

A. 16 gam B. 14 gam C. 12 gam D. 10 gam

Câu 21: Nung 10 gam bột một mẫu thép thường trong oxi dư cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,1568 lít khí CO2

(đktc). Hàm lượng % theo khối lượng của cacbon trong loại thép ấy là:

A. 1,185 B. 0,67% C. 0,84% D. 1,32%

Câu 22: Hòa tan a gam FeSO4.7H2O vào nước được 300ml dung dịch. Thêm H2SO4 vào 20ml dung dịch trên thì được dung dịch mới có khả năng làm mất màu hoàn 30ml dung dịch kali pemanganat 0,1M. Giá trị của a là:

A. 52,8 B. 55,6 C. 16,68 D. 62,55

Câu 23: Cho 8 gam Fe2(SO4)3 vào bình chứa 1 lít dung dịch NaOH aM, khuấy kỹ để phản ứng xảy ra hoàn toàn, tiếp tục thêm vào bình 13,68 gam Al2(SO4)3 rồi lại khuấy như trước đó. Cuối cùng thu được 1,56 gam kết tủa keo trắng (không tính kết tủa khác, nếu có). Giá trị của a là:

A. 0,2M B. 0,4M C. 0,38M D. 0,42M

Câu 24: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4, thu được khí hiđro và dung dịch thu được cho bay hơi nước ở điều kiện thích hợp, thu được 55,6 gam tinh thể FeSO4.7H2O. Thể tích khí H2 đã thoát ra ở (đktc) là:

A. 1,12 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít

Câu 25: Nhúng một thanh kim loại sắt vào 50ml dung dịch CuSO4 1M cho đến khi dung dịch hết màu xanh. Hỏi khối lượng thanh sắt tăng hay giảm bao nhiêu gam ?

A. tăng 1,2 gam B. giảm 1,2 gam C. tăng 0,4 gam D. giảm 0,4 gam

Câu 26: Ngâm một là Zn trong 100ml dung dịch AgNO3 0,1M, sau đó kéo thanh kẽm ra, rồi cho tiếp HCl vào dung dịch vừa thu được thì không thấy hiện tượng gì. Hỏi khối lượng lá kẽm tăng hay giảm bao nhiêu gam so với ban đầu ?

A. tăng 0,755 gam B. giảm 0,567 gam C. tăng 2,16 gam D. tăng 1,08 gam

Câu 27: Cho CO qua ống sứ chứa 15,2 gam hỗn hợp CuO, FeO nung nóng, sau một thời gian thu được 13,6 gam rắn X và hỗn hợp khí khí Y. Sục Y vào dung dịch nước vôi trong có dư, thu được m gam kết tủa Z. Giá trị của m là:

A. 10 gam B. 5 gam C. 7,5 gam D. Kết quả khác

Câu 28: Cho 31,84 gam hỗn hợp hai muối NaX và NaY (X, Y là hai halogen thuộc hai chu kì liên tiếp trong hệ thống tuần hoàn) vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 57,34 gam kết. Hai muối đó là:

A. NaF và NaCl B. NaCl và NaBr C. NaBr và NaI D. A và C đúng

Câu 29: Sục khí Cl2 dư vào dung dịch chứa 30 gam hỗn hợp ba muối NaF, NaCl và NaBr đến phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch thu được 25,55 gam muối khan. Khối lượng của NaBr trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 10,3 gam B. 5,15 gam C. 6 gam D. 12 gam

Câu 30: Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO, khí sinh ra dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo được 7 gam kết tủa. Lấy toàn bộ lượng kim loại tạo thành cho vào HCl dư thấy thoát ra 1,176 lít H2 (đktc). Công thức của oxit là:

A. Fe3O4 B. FeO C. NiO D. PbO

Câu 31: Hòa tan hết 5,4 gam nhôm trong dung dịch HCl 2M. Thể tích khí H2 sinh ra ở (đktc) và thể tích dung dịch HCl đã dùng lần lượt là:

A. 6,72 lít; 0,3 lít B. 4,48 lít; 300ml C. 3,36 lít; 300ml D. Kết quả khác

Câu 32: Lấy 10,7 gam hỗn hợp A gồm Mg, Al và Fe hòa tan hết trong dung dịch HCl 2M. Phản ứng xong, thu được 7,84 lít H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được là:

A. 23,475 gam B. 35,55 gam C. 23,125 gam D. 36,25 gam

Câu 33: Hòa tan 5,34 gam AlCl3 vào nước cho đủ 200ml dung dịch. Thêm tiếp dung dịch NaOH 0,4M vào dung dịch trên. Phản ứng xong thu được 1,56 gam kết tủa. Thể tích dung dịch NaOH đã dùng là:

A. 150ml B. 300ml hoặc 450ml C. 100ml D. 150ml hoặc 350ml

Câu 34: Cho 2,7 gam Al vào 200ml dung dịch NaOH 1M, phản ứng xong thu được dung dịch A. Thêm từ từ 100ml dung dịch HNO3 vào dung dịch A, kết thúc phản ứng thu được 4,68 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 là:

A. 0,6M hoặc 1,6M B. 1,6M hoặc 2,4M C. 0,6M hoặc 3,2M D. 0,6M hoặc 2,6M

Câu 35: Hỗn hợp X gồm bột của Al và Al2O3, m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 2M, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là:

A. 15,6 gam B. 10,5 gam C. 13,2 gam D. 12,9 gam

Câu 36: X, Y là các kim loại hoạt động hóa trị II, Hòa tan hỗn hợp gồm 31,9 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của X và Y bằng dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch lấy muối khan đem điện phân nóng chảy hoàn toàn thì thu được 11,8 gam hỗn hợp kim loại ở catot. Biết khối lượng nguyên tử X bằng khối lượng phân tử oxit của Y. Hai kim loại X và Y là:

A. Be và Mg B. Sr và Ba C. Ba và Ca D. Mg và Ca

Câu 37: Hòa tan 4 gam hỗn hợp Fe và một kim loại hóa trị II vào dung dịch HCl thì thu được 2,24 lít khí H2 ở (đktc). Nếu chỉ dùng 2,4 gam kim loại hóa trị II cho vào dung dịch HCl thì dùng không hết 500ml dung dịch HCl 1M. Kim loại hóa trị II là:

A. Ca B. Mg C. Be D. Ni

Câu 38: Hòa tan một oxit kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch muối có nồng độ 20,565%. Kim loại đó là:

Câu 39: Hòa tan 1,8 gam muối sunfat của kim loại nhóm IIA trong nước, rồi pha loãng cho đủ 50ml dung dịch. Để phản ứng hết với dung dịch này cần 20ml dung dịch BaCl2 0,75M. Công thức phân tử và nồng độ mol của muối sunfat là:

A. CaSO4; 0,2M B. MgSO4; 0,02M C. MgSO4; 0,3M D. SrSO4; 0,03M

Câu 40: Cho 29 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm thổ A và oxit của nó tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 41,6 gam muối khan. Kim loại A là:

A. Ca B. Sr C. Ba D. Mg

Câu 41: Cho m gam kim loại Na vào 200 gam dung dịch Al2(SO4)3 1,71%, sau khi phản ứng xong thu được 0,78 gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 0,69 B. 0,46 C. 0,69 và 1,61 D. 0,92 và 1,84

Câu 42: Cho 2,7 gam hỗn hợp bột gồm Al và Fe trong 200 gam dung dịch NaOH 10% rồi khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn. Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là 200,24 gam. Khối lượng Al và Fe trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

A. 0,54 gam và 2,16 gam B. 0,27 gam và 2,43 gam

C. 0,49 gam và 1,59 gam D. 0,405 gam và 2,295 gam

Câu 43: Một dung dịch A có chứa NaOH và 0,3 mol NaAlO2. Cho 1 mol HCl và A thu được 15,6 gam kết tủa. Khối lượng NaOH nguyên chất trong dung dịch A là:

A. 13,2 gam B. 14,4 gam C. 14,0 gam D. 16,0 gam

Câu 44: Hòa tan một mẫu hợp kim Ba – Na (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước (dư) được dung dịch A và 7,392 lít khí ở 27,30C và 1 atm. Thể tích dung dịch HCl 0,2M để trung hòa vừa hết dung dịch A là:

A. 3 lít B. 1,5 lít C. 2 lít D. 2,5 lít

Câu 45: Hòa tan một mẫu hợp kim Ba – K có số mol bằng nhau vào nước (dư) được dung dịch A và 6,72 lít khí (đktc). Sục 0,56 lít CO2 (đktc) vào dung dịch A thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 2,955 B. 3,94 C. 4,334 D. 4,925

Câu 46: A là dung dịch HCl, B là dung dịch NaOH. Lấy 10ml dung dịch A pha loãng bằng nước thành 1 lít thì thu được dung dịch có pH = 2. Mặt khác, để trung hòa 100 gam dung dịch B cần 150ml dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A và nồng độ % của dung dịch B lần lượt là:

A. 1M và 6% B. 1M và 12% C. 0,5M và 20% D. 0,5M và 6%

Câu 47: Cho V lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch hỗn hợp KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M thu được 23,64 gam kết tủa. Giá trị của V là:

A. 8,512 lít B. 7,84 lít C. 8,96 lít D. 8,064 lít

Câu 48: Cho 16 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm N2 và CO2 đi qua 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M thu được 1 gam kết tủa. Biết CO2 được hấp thụ hoàn toàn. Thành phần % theo thể tích CO2 trong hỗn hợp là:

A. 5% B. 6% C. 4,2% hoặc 1,4% D. 6% hoặc 1,5%

Câu 49: Tỉ khối hơi của hỗn hợp X gồm CO2 và SO2 so với khí N2 bằng 2. % Số mol của khí CO2 trong hỗn hợp X là:

A. 40% B. 60% C. 50% D. 30%

Câu 50: Cho 0,112 lít (đktc) hỗn hợp X lội chậm qua 500ml dung dịch Ba(OH)2. Sau thí nghiệm phải dùng 25ml dung dịch HCl 0,2M để trung hòa lượng Ba(OH)2 dư. Nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 trước thí nghiệm là:

A. 0,015M B. 0,02M C. 0,025M D. 0,03M

Câu 51: Hòa tan 1,19 gam hỗn hợp Zn, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl, thu được dung dịch X và khí Y. Cô cạn dung dịch X thu được 4,03 gam muối khan . Thể tích khí Y ở (đktc) là:

A. 0,672 lít B. 1,12 lít C. 0,896 lít D. 0,336 lít

Câu 52: Hòa tan 1,1 gam hỗn hợp Fe, Al bằng một lượng vừa đủ 200ml dung dịch H2SO4 aM loãng, thu được dung dịch X và khí Y. Cô cạn dung dịch X thu được 4,94 gam muối khan. Giá trị của a là:

A. 0,1M B. 0,02M C. 0,25M D. 0,2M

Câu 53: Hòa tan 50 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 200ml dung dịch HCl 0,6M ta được dung dịch A. Tiến hành điện phân (hiệu suất 100%) dung dịch A với dòng điện có cường độ 1,34A trong vòng 4 giờ. Khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí ở (đktc) thoát ra ở anot lần lượt là:

A. 6,4 gam và 1,792 lít B. 12,8 gam và 4,48 lít C. 3,2 gam và 1,12 lít D. 9,6 gam và 3,368 lít

Câu 54: Cho 3,87 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 250ml dung dịch X chứa axit HCl 1M và H2SO4 0,5M được dung dịch B và 4,368 lít H2 (đktc). Thành phần % về khối lượng của Mg trong hỗn hợp X là:

A. 37,21% B. 26% C. 35,01% D. 36%

Câu 55: Oxi hóa hoàn toàn 0,792 gam hỗn hợp bột Fe và Cu ta thu được 1,032 gam hỗn hợp các oxit (hỗn hợp X). Thể tích khí H2 (đktc) tối thiểu cần để khử hoàn toàn các oxit thành kim loại là:

A. 0,672 lít B. 0,224 lít C. 0,896 lít D. 0,336 lít

Câu 56: Oxi hóa hoàn toàn 0,728 gam bột Fe thu được 1,016 gam hỗn hợp các oxit (hỗn hợp X). Hòa tan X bằng dung dịch HNO3 loãng dư. Thể tích khí NO duy nhất bay ra ở (đktc) là:

A. 0,336 lít B. 0,0336 lít C. 0,896 lít D. 0,0224 lít

Câu 57: Oxi hóa hoàn toàn 0,728 gam bột Fe thu được 1,016 gam hỗn hợp các oxit (hỗn hợp X). Trộn 5,4 gam bột Al vào X rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (hiệu suất 100%). Hòa tan hỗn hợp thu được sau phản ứng nhiệt nhôm bằng dung dịch HCl dư. Thể tích khí bay ra ở (đktc) là:

A. 6,336 lít B. 5,9336 lít C. 6,608 lít D. 6,0224 lít

Câu 58: Hòa tan 50 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 100ml dung dịch HCl 1,2M ta thu được dung dịch X. Cho 5,4 gam Al vào X, sau một thời gian ta thu được 1,344 lít khí (đktc), dung dịch Y và chất rắn Z. Cho Y tác dụng với NaOH dư rồi lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì được 4 gam chất rắn. Chất rắn Z có khối lượng là:

Câu 59: Hòa tan 2,38 gam hỗn hợp Zn, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl, thu được dung dịch X và 0,896 lít khí Y (đktc). Sục khí NH3 dư vào dung dịch X, lọc lấy kết tủa đem ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng là:

A. 4,08 gam B. 2,04 gam C. 2,55 gam D. 1,02 gam

Câu 60: Cho hỗn hợp bột gồm 1,4 gam Fe và 0,24 gam Mg vào 200ml dung dịch CuSO4, rồi khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thu được 2,2 gam phần không tan X. Nồng độ mol/l cảu dung dịch CuSO4 là:

A. 0,1M B. 0,12M C. 0,08M D. 0,15M

Câu 61: Cho 2,24 gam bột Fe vào 200ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn A và dung dịch B. Khối lượng chất rắn A là:

A. 4,08 gam B. 3,60 gam C. 5,20 gam D. 4,12 gam

Câu 62: Cho 0,96 gam bột Mg vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 1M. Khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn A và dung dịch B. Sục khí NH3 dư vào B, lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng là:

A. 2,4 gam B. 1,52 gam C. 1,6 gam D. 1,2 gam

Câu 63: Trộn hai dung dịch AgNO3 0,42M và Pb(NO3)2 0,36M với thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Cho 0,81 gam Al vào 100ml dung dịch X, người ta thu được chất rắn Y. Khối lượng của chất rắn Y là:

A. 5,81 gam B. 6,521 gam C. 5,921 gam D. 6,291 gam

Câu 64: 3,24 gam một kim loại M tan hết trong 0,1 lít dung dịch HNO3 0,5M. Phản ứng chỉ tạo ra khí NO (trong dung dịch không có sự tạo thành NH4NH3) và nồng độ mol của HNO3 còn lại sau phản ứng giảm đi 5 lần. Kim loại M là:

A. Cu B. Ag C. Mg D. Zn

Câu 65: Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào 200ml dung dịch CuSO4 1,05M. Phản ứng hoàn toàn, thu được 15,68 gam chất rắn Y gồm hai kim loại. Khối lượng của Fe trong 8,3 gam hỗn hợp X là:

A. 2,8 gam B. 4,48 gam C. 5,6 gam D. 2,24 gam

Câu 66: Cho 3,06 gam oxit của một kim loại M (có hóa trị không đổi) tan trong HNO3 dư thì thu được 5,22 gam muối khan. Công thức của oxit là:

A. CuO B. BaO C. MgO D. ZnO

Câu 67: Hòa tan một oxit của kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, người ta thu được một dung dịch muối có nồng độ 11,765%. Công thức của oxit là:

A. CuO B. BaO C. MgO D. ZnO

Câu 68: Hai kim loại kiềm M và M’ thuộc hai chu kỳ liên tiếp trong hệ thống tuần hoàn. Hòa tan 1 lít hỗn hợp của M và M’ trong nước được dung dịch A và 2,24 lít H2 (đktc). Cho H2SO4 dư vào A và cô cạn , thu được 15,8 gam muối khan. M và M’ lần lượt là:

A. Li, Na B. K, Rb C. Na, K D. Rb, Cs

Câu 69: Một oxit của một kim loại M, trong đó M chiếm 72,41% khối lượng bị khử hoàn toàn bởi CO ở nhiệt độ cao, thu được 16,8 gam kim loại. Hòa tan hoàn toàn lượng M bằng HNO3 đặc, nóng thu được muối của M hóa trị III và 0,9 mol NO2. Công thức của oxit là:

A. Cu2O B. Fe3O4 C. FeO D. CrO

Câu 70: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao một thời gian, người ta thu được 6,72 gam hỗn hợp gồm bốn chất rắn khác nhau. Đem hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này vào dung dịch HNO3 dư tạo thành 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:

A. 8 gam B. 8,2 gam C. 7,2 gam D. 6,8 gam

Câu 71: Phần trăm khối lượng nước kết tinh trong tinh thể FeSO4.aH2O là 45,3%. Giá trị của a là:

A. 8 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 72: Để xác định hàm lượng cacbon trong thép, người ta đốt mẫu thép trong dòng oxi và thu lấy khí CO2. Khi đốt một mẫu thép nặng 100 gam, thu được 2,3 gam CO2. % cacbon trong mẫu thép là:

A. 0,9% B. 2,1% C. 1,23% D. 0,63%

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG VÀ BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w