Những thành tạo địa chất chứa nƣớc

Một phần của tài liệu Tài nguyên nước dưới đất khu vực Hàm Tiến-Mũi Né, Bình Thuận tiềm năng và vấn đề quản lý khai thác (Trang 36)

5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

3.3.1.Những thành tạo địa chất chứa nƣớc

Qua việc tổng hợp và phân tích các tài liệu địa chất – địa chất thủy văn, nhận thấy tầng chứa nƣớc trong khu vực nghiên cứu hoàn toàn đƣợc hình thành trong các trầm tích mềm rời Đệ Tứ, gồm các trầm tích tuổi Pleistocen và Holocen. Bên cạnh đó, địa tầng các lỗ khoan cho thấy không có lớp đất đá liên tục cách nƣớc xen kẽ giữ các lớp chứa nƣớc. Vì vậy, nƣớc dƣới đất trong khu vực cùng thuộc một tầng chứa nƣớc ngầm không áp, có mối quan hệ trực tiếp với các yếu tố khí tƣợng thủy văn và dễ bị ảnh hƣởng từ các hoạt động của con ngƣời.

Tầng chứa nƣớc ở đây tồn tại trong các đụn cát và cồn cát ven biển. Độ sâu mực nƣớc ngầm từ 1.0-5.0 m, có nơi đạt tới 20 m (LKH1). Độ nghiêng của gƣơng nƣớc ngầm (gradient thủy lực) thƣờng nhỏ, chỉ vào khoảng 0.005-0.01. Bề dày của tầng chứa nƣớc thƣờng chỉ từ 5.0-15.0 m, nhƣng cũng có nơi đạt đến 60.5 m (LKBT). Nguồn bổ sung thƣờng xuyên cho tầng chứa nƣớc lỗ rỗng là nƣớc mƣa.

Nƣớc lỗ rỗng trong khu vực nghiên cứu chịu ảnh hƣởng bởi động thái biến thiên (cả về mặt số lƣợng lẫn chất lƣợng) theo các mùa trong năm và theo động thái ven bờ – tức chịu ảnh hƣởng rõ rệt của thủy triều.

Tuy nhiên do có sự khác nhau về thành phần đất đá của các trầm tích Đệ Tứ trong khu vực nghiên cứu, dẫn đến sự biến đổi các thông số địa chất thủy văn và mức độ tàng trữ nƣớc của các tầng đất đá. Căn cứ vào khả năng chứa nƣớc lỗ rỗng của đất đá, học viên đã phân chia khu vực nghiên cứu thành 3 vùng có mức độ chứa nƣớc khác nhau.

- Vùng có khả năng chứa nƣớc tốt (T > 100m2/ngày);

- Vùng có khả năng chứa nƣớc trung bình (T = 50-100 m2/ngày); - Vùng có khả năng chứa nƣớc kém (T < 50 m2/ngày);

Phân bố và đặc trƣng của từng vùng đƣợc thể hiện trong Bản đồ phân vùng địa chất thủy văn khu vực Hàm Tiến – Mũi Né (Hình 3.1). Phân vùng tiểu khu đƣợc mô tả chi tiết trong các mục sau.

Hình 3.1 Sơ đồ phân vùng địa chất thủy văn khu vực Hàm Tiến – Mũi Né

3.3.1.1. Vùng có khả năng chứa nước tốt (T > 100m2/ngày):

Trong phạm vi khu vực nghiên cứu, tầng chứa nƣớc lỗ rỗng của trầm tích Đệ Tứ có khả năng chứa nƣớc tốt phân bố một diện tích nhỏ ở khu vực đồi Ông Hòang, ở thôn 2 của phƣờng Hàm Tiến và một diện tích ở phía bắc phƣờng Mũi Né. Những thành tạo này có nguồn gốc trầm tích biển, đặc trƣng bởi các lớp cát hạt mịn đến trung màu đỏ xen trắng. Chiều sâu mực nƣớc tĩnh biến đổi từ 1,0-7,0 m.

- Tổng diện tích cung cấp nƣớc ngầm (F) của vùng khoảng 8,99 km2; - Diện tích phân bố (Ft) là 8,99 km2;

- Bề dày tầng chứa nƣớc (H) biến đổi từ 25,0-53,5 m; - Hệ số thấm (K) thƣờng từ 2,6-7,1 m/ngày;

Bảng 3.1 Thông số địa chất thủy văn các lỗ khoan vùng chứa nƣớc tốt

TT Số hiệu MNT Thành phần Các thông số địa chất thủy văn

K (m/ng) H (m) T(m2/ng) 1 LKHTS2 0,38 Cát hạt mịn đến trung vàng trắng loang lỗ 7,1 21,62 153,5 2 LKHTS6 0,28 Cát hạt mịn đến trung vàng trắng loang lỗ 6,79 21,72 147,5 3 LKHTS4 0,42 Cát hạt mịn đến trung vàng trắng loang lỗ 6,2 21,58 133,8 4 LKHTS1 0,2 Cát hạt mịn đến trung vàng trắng loang lỗ 5,37 22,8 122,4 5 LKOD1 8,6 Cát hạt mịn đến trung xám trắng có lẫn sạn sỏi 2,6 44,4 115,4 6 LKOD2 16,5 Cát hạt mịn đến trung màu

xám trắng 2,6 43,5 113,1

7 LKOD4 16,5 Cát hạt mịn đến trung màu

xám trắng 2,6 53,5 139,1

8 KN48 0,4 Cát hạt mịn đến trung 3,8 38,6 146,7 9 MN-K3 3,8 Cát hạt mịn có lẫn sét pha 5,1 22,1 112,7

Giá trị trung bình 4,68 32.2 -

Về chất lƣợng, nƣớc lỗ rỗng của những lớp đất đá có khả năng chứa nƣớc tốt hầu nhƣ thuộc loại nƣớc nhạt (M < 1g/l), kiểu hóa học chủ yếu là Canxi- Magie Clorua. Tuy nhiên, một số khu vực sát bờ biển do sự dịch chuyển ranh giới mặn nhạt nên có độ khóang hóa của nƣớc mặn (M = 1-3 g/l).

Động thái nƣớc dƣới đất (∆H) ở đây là động thái biến thiên theo mùa và động thái ven bờ với biên độ dao động mực nƣớc từ 0.5-3 m/năm.

Nhìn chung, nước dưới đất trong những thành tạo trầm tích Đệ Tứ trong khu vực trên có thể khai thác tập trung để dùng cho ăn uống, sinh hoạt, cũng phù hợp với yêu cầu “ nước tưới” và yêu cầu sử dụng nước ở các ngành công nghiệp. Nhưng

cũng cần lưu ý tránh khai thác quá mức ở những khu vực gần ranh giới mặn nhạt, sẽ đẩy nhanh sự nhiễm mặn vào tầng chứa.

3.3.1.2. Vùng có khả năng chứa nước trung bình:

Phân bố trên diện rộng gồm những đồi cát ở phía tây và một dải đồi cát chạy dọc theo bờ biển từ phía bắc của phƣờng Hàm Tiến đến phía bắc của phƣờng Mũi Né. Đây là những thành tạo địa chất của trầm tích Đệ Tứ với thành phần thạch học chủ yếu là cát pha bột – sét, bột – sét pha cát màu đỏ, cát thạch anh màu trắng, có nguồn gốc biển và nguồn gốc gió. Mực nƣớc tĩnh biến đổi từ 0,5-14 m.

- Diện tích phân bố (Ft) là 34,5 km2; - Bề dày tầng chứa (H) 29,6 m; - Tổng diện tích cung cấp nƣớc ngầm (F) là 34,5 km2; - Mực nƣớc tĩnh (MNT) biến đổi từ 17,9-42,4 m; - Hệ số thấm (K) thƣờng từ 1,8-5,1 m/ngày; - Hệ số dẫn nƣớc (T) từ 50-100 m2/ngày.

Nƣớc dƣới đất trong khu vực này thuộc loại nƣớc nhạt (M <1 g/l), kiểu hóa học chủ yếu là loại hỗn hợp, nƣớc clorua – bicacbonat. Đặc biệt, tại khu vực Suối Tiên có dấu hiện của nƣớc khóang có sự pha trộn nguồn nƣớc khóang bicacbonat, tổng khóang hóa tại các vị trí gần ranh mặn cũng có sự biến đổi từ 1,0-3,0 g/l.

Nguồn cung cấp chính của tầng là nƣớc mƣa thấm trên diện lộ trực tiếp, miền thoát là các khe suối nhỏ, mạch lộ chảy ra biển.

Động thái của nƣớc trong tầng biến đổi theo mùa, theo tài liệu quan trắc trong các giếng khoan và giếng đào cho thấy dao động mực nƣớc giữa mùa khô và mùa mƣa vào khỏang 0,5-2,0 m.

Bảng 3.2 Thông số địa chất thủy văn các lỗ khoan vùng chứa nƣớc trung bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Số hiệu MNT

(m) Thành phần Các thông số địa chất thủy văn

K (m/ng) H (m) T(m2/ng)

1 LKOD3 8,5 Cát hạt mịn đến trung màu

xám trắng. 2,6 37,5 97,5 2 MN-K7 5,1 Cát hạt mịn đến trung vàng nhạt xen lẫn sét pha. 5,1 17,9 91,3 3 KVB14 1,8 Cát hạt mịn đến trung màu xám trắng. 3,1 18,2 56,3 4 LKH1 4,0 Cát hạt mịn đến trung màu xám vàng, xám trắng, trạng thái rời rạc. 1,8 36,0 64,8 5 LKH2 14,0 Cát hạt mịn đến trung màu xám vàng, xám trắng, trạng thái rời rạc. 1,8 31,0 55,8 6 LKH4 16,5 Cát hạt mịn đến trung màu xám vàng, xám trắng , trạng thái rời rạc. 1,8 42,4 76,3 Giá trị trung bình 2,7 30,5 - Tóm lại, những thành tạo trầm tích Đệ Tứ ở khu vực phía Tây phường Hàm Tiến và phía bắc phường Hàm Tiến và Mũi Né có chiều dày mỏng, khả năng tàng trữ nước không lớn, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sinh hoạt, không có ý nghĩa trong cung cấp nước.

3.3.1.3. Vùng có khả năng chứa nước kém (T < 50 m2/ngày)

Phân bố theo một dải đồi cát rộng ở phía Tây Bắc, một diện nhỏ ở phía Bắc phƣờng Hàm Tiến, thuộc phƣờng Thiện Nghiệp và phía Nam của phƣờng Mũi Né, tổng diện tích phân bố vào khỏang 10,7 km2. Thành phần trầm tích là cát hạt mịn có màu nâu đỏ, pha lẫn với sét, sét – bột, dính kết trung bình, có nguồn gốc biển.

Nƣớc trong tầng này đôi chỗ có áp lực cục bộ gây ra bởi những lớp sét xen kẽ, các lớp sét này thƣờng mỏng và không liên tục. Mực nƣớc tĩnh thay đổi từ 1,2-6,0 m.

- Tổng diện tích cung cấp nƣớc ngầm (F) khỏang 6,23 km2; - Diện tích phân bố (Ft) vào khỏang 6,23 km2

;

- Bề dày tầng chứa nƣớc (H) biến đổi từ 17,4-48,8 m; - Hệ số thấm (K) thƣờng từ 0,7-3,1 m/ngày;

- Hệ số dẫn nƣớc T < 50 m2/ngày.

Bảng 3.3 Thông số địa chất thủy văn các lỗ khoan vùng chứa nƣớc kém

TT Số hiệu MNT Thành phần Các thông số địa chất thủy văn

K(m/ng) H (m) T (m2/ng)

1 LKBT 3,5 Cát hạt mịn đến trung pha sét. 0,7 60,5 42,4 2 LKMN1 1,2 Cát trắng hạt mịn đến trung

xen kẽ sét pha. 0,75 48,8 36,6 3 LKMN2 2,4 Cát trắng, nâu đỏ hạt mịn

đến trung, xen kẽ sét pha. 0,75 44,6 33,5 4 LKMN3 1,1 Cát trắng, nâu đỏ hạt mịn đến

trung xen kẽ sét pha. 0,75 42,9 32,2 5 LKMN4 5,4 Cát hạt mịn đến trung, xám

trắng, nâu đo. 0,75 43,6 32,7

6 LKMN5 4,6 Cát hạt mịn đến trung. 0,75 42,4 31,8 7 LKMN6 5,9 Cát hạt mịn đến trung. 0,75 41,1 30,8

Giá trị trung bình 0,75 46,2 -

Nguồn cung cấp chính cũng là nƣớc mƣa thấm trên diện lộ. Thành phần hóa học nƣớc chủ yếu là nƣớc bicacbonat – clorua, tổng khóang hóa biến đổi từ 0,1-1 g/l, ở những khu vực sát ranh mặn nhạt, độ khóang hóa biến đổi từ 1,0-3,0 g/l.

Động thái nƣớc dƣới đất của nƣớc trong tầng biến đổi theo mùa, đôi chỗ chịu ảnh hƣởng của thủy triều. Mực nƣớc cao nhất vào tháng 10 của mùa mƣa và thấp nhất vào tháng Tƣ, biến đổi từ 0,5-5,0 m.

Tóm lại, tầng chứa nước trong khu vực này có bề dày không lớn, hệ số thấm của đất đá rất nhỏ, không có khả năng tàng trữ nước lớn, khả năng cung cấp nước

Một phần của tài liệu Tài nguyên nước dưới đất khu vực Hàm Tiến-Mũi Né, Bình Thuận tiềm năng và vấn đề quản lý khai thác (Trang 36)