phẩm Orion Vina
Môi trường bên ngoài
- Môi trường kinh tế: Đây là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Với tình hình lạm phát như hiện nay, mọi người đang thắt chặt chi tiêu, mặt hàng bánh kẹo lại không phải là mặt hàng có tính thiết yếu nên mỗi khi mua người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc hơn. Mặt khác giá cả nguyên vật liệu ngày càng tăng, chi phí hoạt động logistics tăng, nếu tăng giá sản phẩm đề bù cho chi phí sẽ ảnh hưởng đến sức mua của khách hàng. Nếu tối thiểu hóa được chi phí cho hoạt động logisticst thì giá của sản phẩm cũng sẽ giảm hơn, như vậy sẽ kích thích được người tiêu dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp.
- Môi trường pháp luật: Môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh. Chính phủ đã có những chính sách như: thành lập quỹ hỗ trợ và phát triển nhằm cho vay, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án có sản phẩm xuất khẩu trong đó có các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm. Tạo cơ hội giúp cho các doanh nghiệp có thể tăng nguồn năng lực tài chính của mình. Ngoài ra, chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina cũng cần phải có trách nhiệm, và tuân thủ pháp luật hiện hành của chính phủ như: đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phải ghi nhãn mác rõ ràng ngày sản xuất hạn sử dụng thành phần trên bao bì sản phẩm cho người tiêu dùng biết, xử lý nghiêm ngặt chất thải trong và sau khi sản xuất để bảo vệ môi trường.
- Môi trường công nghệ: liên quan đến việc áp dụng các khoa học kỹ thuật, thiết bị tiên tiến vào trong các hoạt động logistics. Áp dụng các công nghệ hiện đại sẽ làm tăng năng suất lao động, tránh được những rủi ro. Nếu công ty không nắm bắt kịp thời sự phát triển của công nghệ, công ty sẽ bị tụt hậu khó có thể cạnh tranh trên thị trường. - Môi trường cạnh tranh: Hiện nay trong ngành sản xuất bánh kẹo có nhiều nhà sản
xuất với quy mô sản xuất kinh doanh ở nhiều mức độ khác nhau với những sản phẩm bánh kẹo rất đa dạng và phong phú. Có thể khẳng định rằng hiện nay mức độ cạnh tranh của công ty TNHH thực phẩm Orion Vina trên thị trường Việt Nam khá tốt. Sau đây là một số nhà sản xuất có thể cạnh tranh với Orion Vina: Công ty cổ phần
bánh kẹo Biên Hòa(Bibica) với các sản phẩm chính: Bánh, kẹo, nha, socola và nhóm sản phẩm dinh dưỡng. Công ty bánh kẹo Hải Hà với các sản phẩm chính: bánh mềm cao cấp phủ socola với nhãn hiệu Long- pie, long-cake, và một số sản phẩm kẹo. Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc với các sản phẩm chính: bánh Bakery, bánh snack, chocolate, và một số loại kẹo. Đây là những đối thủ rất mạnh đã có mặt trên thị trường từ rất lâu và chiếm một thị phần rất lớn trong ngành bánh kẹo.
Môi trường bên trong:
- Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của công ty. Chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina có một đội ngũ lao động trẻ, được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ cao, yêu nghề và luôn gắn bó với công ty. Công ty luôn có những chế độ đãi ngộ tốt với các nhân viên của mình như: đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, chế độ lương thưởng hợp lý giúp cho nhân viên của công ty luôn yêu nghề và gắn bó với công ty hơn.
- Năng lực tài chính: nguồn vốn là yếu tố vô cùng cần thiết, là điều kiện cần cho hầu hết các hoạt động trong công ty sản xuất kinh doanh. Vốn là yếu tố quyết định sức mạnh hay tiềm lực tài chính của công ty. Là chi nhánh của công ty TNHH có vốn 100% vốn nước ngoài nên vấn đề tài chính không là vấn đề đáng ngại đối với công ty. Tuy nhiên công ty vẫn cần tính toán hợp lý các khoản chi tiêu của mình tối thiểu các chi phí để hoạt động kinh doanh được tốt hơn.
3.3 Kết quả hoạt động quản trị logistics tại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina
3.3.1 Thực trạng quy trình quản trị logistics tại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina:
Hình 3.4 Quy trình quản trị logistics tại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina
Mỗi phòng ban trong chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina đều tự lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát luôn công việc của mình. Nguyên vât liệu được dự trữ tại kho sau đó theo kế hoạch sản xuất được đưa sang xưởng sản xuất, xưởng sản xuất ra thành phẩm, những sản phẩm kém chất lượng gọi là phế phẩm thì được đem ra kho phế thải để tiêu hủy. Còn thành phẩm được đưa xuống kho của nhà máy, thông tin được cập nhập vào kho bán hàng của nhà máy, kho bán hàng của nhà máy có nhiệm vụ sắp xếp, bố trí vận chuyển và cung ứng hàng hóa cho khách hàng. Khách hàng muốn
NGUYÊN VẬT LIỆU XƯỞNG SẢN XUẤT PHẾ PHẨM THÀNH PHẨM KHO NHÀ MÁY PHÒNG BÁN HÀNG KHO SIÊU THỊ KHO BÁN HÀNG NHÀ MÁY KHO Á LONG QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ - Dịch vụ khách hàng - Tiếp nhận và xử lý đơn đặt hàng - Cung ứng hàng hóa - Quản trị dự trữ - Quản trị vận chuyển - Quản lý thông tin
nhập hàng với số lượng bao nhiêu, loại gì có thể gửi đơn đặt hàng qua phòng bán hàng của chi nhánh công ty. Tại đây đơn đặt hàng của khách sẽ được tiếp nhận và xử lý sau đó thông tin đơn được truyền xuống bộ phận kho bán hàng của nhà máy để từ đó có thể sắp xếp và bố trí cung ứng hàng hóa cho khách một cách nhanh chóng. Ngoài ra các đơn hàng của khách còn được đưa tới bộ phận sản xuất để từ đó có những kế hoạch sản xuất phù hợp.
3.3.2 Phân tích các nội dung quản trị logistics tại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina
Hoạch định: Với mục tiêu sản lượng của chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina trong 5 năm tới đạt: bánh Pie 14.845 tấn, bánh Custas 7.286 tấn, Snack 4015 tấn, bánh Bích quy 3.876 tấn. Chi nhánh công ty cần phải lên kế hoạch cụ thể cho các bộ phận, phòng ban, trong đó có phòng logistics. Kế hoạch cho hoạt động logistics của chi nhánh là lên kế hoạch cho từng bộ phận như: kho, vận chuyển, dự trữ, dịch vsụ khách hàng, hệ thống thông tin để giúp bộ phận đó xác định những công việc cụ thể và trình tự thực hiện các công việc đó. Nhờ vậy sẽ giúp cho hoạt động được suôn sẻ nhanh chóng, giúp cho quá trình thực thi và kiểm soát được dễ dàng hơn. Cụ thể kế hoạch đã đề ra: dự trữ vừa đủ tránh thừa thiếu gây tổn thất cho chi nhánh, vận chuyển đúng thời gian, địa điểm số lượng hàng hóa cho khách, bộ phận kho làm tốt công tác bảo quản hàng hóa, không để hàng hóa bị ẩm mốc hỏng do bảo quản, thông tin cần nhanh và chính xác tuyệt đối.
Thực thi: Việc tổ chức triển khai các hoạt động logistics trong công ty đòi hỏi phải phù hợp với kế hoạch đã đề ra. Khi đã có kế hoạch, phòng logistics cần xây dựng kế hoạch nghiệp vụ, tổ chức, tổ chức sử dụng các nguồn lực cho hoạt động logistics của chi nhánh công ty. Phòng logistics của chi nhánh công ty cũng cần sử dụng các nguồn lực bên trong và cả bên ngoài công ty để tận dụng triệt để nguồn lực bên ngoài vì tiết kiệm được vốn đầu tư, sử dụng có hiệu quả các thiết bị, và chất lượng các hoạt động nghiệp vụ logistics cũng cải thiện hơn nhờ các tổ chức dịch vụ logistics chuyên môn hóa. Cụ thể chi nhánh công ty đã có 6 kho riêng như kho nguyên vật liệu, kho thành phẩm, kho bán hàng để dự trữ hàng hóa, các kho đều được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho việc bảo quản hàng hóa. Công ty đã có đội ngũ vận chuyển riêng, có 7 xe 5 tấn và 7xe 15 tấn phục vụ cho việc vận chuyển được chủ động hơn.
Kiểm soát: Bộ phận kiểm soát của chi nhánh công ty cần tập trung vào những yếu tố làm biến đổi những dự tính kế hoạch. Những yếu tố này xảy ra những sai khác so với các tiêu chuẩn thiết kế bởi có nhiều điều kiện không thể nào dự đoán một cách ổn định. Ngoài ra còn có thể có những thay đổi cơ bản diễn ra trong môi trường logistics làm biến đổi kế hoạch như: những thay đổi về điều kiện kinh tế và những biến đổi thái độ khách hàng mà lúc hoạch định ko thể thấy được, như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch. Tại chi nhánh công ty chỉ có bộ phận kiểm soát cho từng bộ phận chứ chưa có bộ phận kiểm soát tổng thể cho toàn chi nhánh.
3.3.3 Đánh giá hoạt động quản trị logistics qua một số chỉ tiêu Chỉ tiêu chi phí
Chi phí để thực hiện các mục tiêu hoạt động xác định là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp nhất kết quả logistics. Những chỉ tiêu đo lường kết quả chi phí logistics chủ yếu thường được sử dụng: phân tích tổng chi phí, chi phí trên đơn vị, tỷ suất phí, chi phí vận chuyển, chi phí kho, chi phí hành chính, chi phí xử lý đơn đặt hàng, chi phí cho lao động trực tiếp, phân tích xu hướng chi phí, khả năng thu lợi trực tiếp.Tại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina tổng chi phí: 26,989,201,751 VNĐ, chi phí vận chuyển: 679,384,127 VNĐ , chi phí hành chính: 5,874,276,208 VNĐ, chi phí kho: 2,348,281,759 VNĐ, chi phí bán hàng 25,103,497 VNĐ, chi phí cho lao động trực tiếp: 5,792,618,461 VNĐ.
Chỉ tiêu dịch vụ khách hàng
Những chỉ tiêu đo lường dịch vụ khách hàng: tỷ lệ đầy đủ, thiếu kho, lỗi giao hàng, cung ứng đúng thời gian, đơn hàng trả lại, thời gian chu kỳ đặt hàng, phản ứng của khách hàng, phản ứng của lực lượng bán.
Chỉ tiêu năng suất
Những chỉ tiêu do lường năng suất: doanh số trên một nhân viên, doanh số trên tiền lương, số đơn đặt hàng trên đại diện bán, so sánh với những năm trước, chỉ số năng suất.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC QUẢN TRỊ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH
THỰC PHẨM ORION VINA