II.NHỮNG TỒN TẠI HIỆN NAY CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu Phát triển quan hệ hợp tác trong lĩnh vực chứng khoán (Trang 98)

- Thanh toán Lư u ký

II.NHỮNG TỒN TẠI HIỆN NAY CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN

NAM VÀ NGUYÊN NHÂN

1.Về phía cung chứng khoán

1.1.Hàng hoá kém hấp dẫn và cơ chế phát hành chưa hợp lý

a.Cổ phiếu

Hàng hoá trên thị trường chứng khoán tuy có tăng về số lượng qua các năm nhưng chưa nhiều, chưa đa dạng về chủng loại. Trên thị trường hiện nay chỉ có hai loại hàng hoá là cổ phiếu và trái phiếu.

Cổ phiếu niêm yết phần lớn là cổ phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, là những doanh nghiệp có tình hình tài chính tương đối lành mạnh, nhưng đa phần vốn kinh doanh nhỏ, sản phẩm chưa có khả năng cạnh tranh mạnh, đặc biệt là trên thị trường nước ngoài. Cơ chế quản trị, chế độ kế toán, kiểm toán và công bố thông tin của các công ty này còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

98

Hầu hết các cổ phiếu đều có mức giá từ gần 20.000 đến 35.000. Giống như thị trường chứng khoán Trung Quốc, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có cấu trúc dạng nón (chưa có cổ phiếu thượng hạng), cổ phiếu và trái phiếu là hai công cụ chính, các công cụ phái sinh và các giao dịch tương lai chưa được phép thực hiện trên thị trường.

Kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần được chuẩn bị từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có ngân hàng nào được chính thức “lên sàn”.Có một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng này nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn là sự rụt rè của các nhà quản lý. Tâm lý lo sợ rủi ro khiến kế hoạch niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần được xem xét hết sức thận trọng, dẫn đến những trường hợp như Ngân hàng Thương mại cổ phần á châu (ACB) và Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội đã xin niêm yết được gần 3 năm mà hồ sơ vẫn chưa được giải quyết.

b.Trái phiếu

Trái phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm hai loại: trái phiếu của Ngân hàng đầu tư và phát triển (chỉ chiếm 2,6 % trị giá thị trường trái phiếu) và trái phiếu chính phủ. Khối lượng trái phiếu chính phủ phát hành tuy lớn nhưng do kỳ hạn ngắn nên hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, các trái phiếu phát hành mới chủ yếu để thanh toán nợ đến hạn. Khuôn khổ thị trường trái phiếu chính phủ bé, tổng dư nợ đến năm 2002 chỉ là 4% GDP.

Các loại trái phiếu chính phủ chưa đa dạng và chưa phân định rõ các loại trái phiếu công trình Trung ương hay địa phương hay trái phiếu do Cơ quan chính phủ phát hành. Cơ chế nhận nợ và bảo lãnh phát hành giữa Kho bạc Nhà nước và đơn vị sử dụng phần nào mang tính bao cấp

99

Thị trường đấu thầu tín phiếu bị chia cắt, tín phiếu kho bạc đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu kho bạc qua Trung tâm giao dịch chứng khoán, do đó, đã không tạo ra sự kết nối giữa các cơ quan trong điều hành lãi suất. Ngoài ra, chưa có một hệ thống phân phối trái phiếu trên thị trường sơ cấp, đa phần các trái phiếu phát hành được nắm bởi các tổ chức bảo lãnh, vì thế, mang tính phát hành riêng lẻ nhiều hơn là phát hành đại chúng. Hình thức bán lẻ còn gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký, chuyển nhượng và thực hiện quyền. Ngoài ra, tính thanh khoản của thị trường trái phiếu chính phủ thứ cấp kém, người đầu tư e ngại khi mua cổ phiếu này vì họ không thể chuyển thành tiền mặt khi cần thiết.

Nhà nước chưa có cơ chế thích hợp trong việc định giá trái phiếu. Việc áp dụng lãi suất chỉ đạo trong đấu thầu tín phiếu và trái phiếu kho bạc làm mất đi tính thị trường trong việc xác lập giá phát hành. Lãi suất trái phiếu chính phủ không những chưa trở thành chuẩn mực cho các công cụ nợ khác mà còn lệ thuộc vào lãi suất ngân hàng.

Những tồn tại, hạn chế trên do nhiều nguyên nhân gây nên: Thứ nhất, tư tưởng, quan điểm huy động vốn trên thị trường tài chính chưa được coi trọng, chính phủ chưa khuyến khích các địa phương và cơ quan chính phủ phát hành trái phiếu.

Thứ hai, khuôn khổ pháp lý về phát hành và giao dịch trái phiếu chưa thực sự hoàn chỉnh. Thứ ba, chúng ta còn thiếu một hệ thống phân phối trái phiếu trên thị trường sơ cấp và các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp.

1.2.Bất cập về phía công ty chứng khoán

Hoạt động của các tổ chức trung gian và hỗ trợ thị trường còn nhiều mặt hạn chế như:

100

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ, nhân viên kinh doanh chưa thông thạo về kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp, chưa thực sự phát huy vai trò trung gian, kích thích thị trường.

Thứ hai, nghiệp vụ của các công ty này còn nghèo nàn, chỉ dừng lại ở nghiệp vụ môi giới, tự doanh, một vài công ty có triển khai bảo lãnh phát hành, nhưng chủ yếu là phát hành trái phiếu, mặt khác chất lượng phục vụ cũng chưa cao.

Thứ ba, một số công ty chưa có đủ nhân sự trong Ban giám đốc, vẫn tồn tại tình trạng giám đốc phải đảm trách quá nhiều công việc, do đó, hiệu quả quản lý chưa cao.

1.3.Bất cập trong công tác vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán

Mô hình tổ chức hiện tại của Trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ không phù hợp khi Trung tâm được phát triển theo hướng nâng cao tính tự chủ về sau này. Bộ phận lưu ký, đăng ký, thanh toán bù trừ chưa được tách biệt thành một trung tâm độc lập, có chức năng chuyên trách riêng. So với Trung Quốc, đầu tư của Nhà nước ta cho phát triển cơ sở vật chất của thị trường chứng khoán còn khiêm tốn. Trong khi mỗi Sở giao dịch chứng khoán của Trung Quốc đều có hai đường truyền vệ tinh hiện đại, được sánh với các Sở giao dịch phát triển hàng đầu thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được vận hành bán tự động, nhiều hoạt động còn mang tính thủ công.

1.4.Hạn chế trong công tác cung cấp và công bố thông tin

Hiện nay việc công bố thông tin của các công ty niêm yết còn những hạn chế như: lượng thông tin ít, chủ yếu là các thông tin về tình hình tài chính hàng quý, năm theo định kỳ. Các thông tin về tình hình hoạt động, chiến lược sản xuất kinh doanh, tiến độ thực hiện kế hoạch của công ty... còn rất ít. Bên cạnh đó, mức độ công bố 101

thông tin không được thường xuyên, thậm chí không công bố thông tin trong một thời gian dài. Thực tế này tạo ra kẽ hở cho những nguồn thông tin không chính thức được đưa ra thị trường phục vụ lợi ích cá nhân hoặc một nhóm người, dẫn đến những biến động thất thường trên thị trường do các nhà đầu tư mất phương hướng và hành động theo số đông.

1.5.Hệ thống lưu ký chứng khoán

Hệ thống lưu ký chứng khoán còn nhiều hạn chế như:

- Lưu ký chứng khoán mới chỉ được thực hiện đối với các chứng khoán niêm yết. Các loại chứng khoán chưa niêm yết hầu như không được lưu ký. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhiều nghiệp vụ của hệ thống lưu ký chứng khoán chưa được thực hiện do những hạn chế về khung pháp lý, như hoạt động cho vay chứng khoán, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thị trường.

- Nhiều nghiệp vụ đăng ký và thanh toán bù trừ hiện chưa được tự động hoá và phải xử lý thủ công làm tăng thời gian, chi phí mà độ an toàn thấp.

2.Về phía cầu chứng khoán

2.1.Hạn chế về số lượng và thành phần nhà đầu tư

Số lượng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam không nhiều và chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, ít vốn, tham gia thị trường mang tính chất thăm dò (chỉ có 35 nhà đầu tư trong tổng số 14500 tài khoản). Mặt khác, trong tổng số 14500 tài khoản, chỉ có 1000 tài khoản thường xuyên giao dịch, số còn lại đóng băng. Nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chủ yếu là những người cư trú tại Việt Nam.

Do quy mô thị trường bé, các chính sách với nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài chưa thực sự rõ ràng, cơ chế mở tài khoản lưu ký còn phức tạp...., nên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thu hút được đông đảo các đối tượng này.

102

Các nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số là đặc điểm chung của thị trường chứng khoán của Trung Quốc và của Việt Nam. Tuy nhiên, thành phần nhà đầu tư của Trung Quốc phong phú hơn nhiều, bao gồm các nhà đầu tư trong nước (cá nhân, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư...), các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường cổ phiếu B, H, L, N... Trong thời gian gần đây, chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài nhằm tăng cường lực lượng nhà đầu tư trên thị trường.

2.

2.Sự suy giảm lòng tin của công chúng đầu tư trên thị trường

Thị trường chứng khoán trong 3 năm hoạt động đi liền với diễn biến suy giảm lòng tin của nhà đầu tư và công chúng, bắt đầu rõ nét từ tháng 6 năm 2001. Trong 4 tháng đầu năm 2003, thị trường chứng khoán tiếp tục đình trệ, khối lượng giao dịch bình quân chỉ đạt khoảng 91.000 cổ phiếu/phiên, giá trị giao dịch bình quân chưa đầy 2 tỷ đồng. Lúc này niềm tin của nhà đầu tư và công chúng đối với sự ổn định và phát triển của thị trường cũng đã tới điểm giới hạn. Vào thời điểm hiện nay, chỉ số VN-Index đang dao động quanh ngưỡng 150 điểm, tổng giá trị giao dịch qua từng phiên cũng biểu hiện xu hướng chậm và không đều, niềm tin của công chúng đầu tư có dấu hiệu phục hồi nhưng chậm chạp.

Sự suy giảm lòng tin trong công chúng đầu tư bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như hoạt động kém hiệu quả của công ty niêm yết, công tác quản lý, điều hành kém hiệu quả, công tác công khai thông tin.... Trong đó, nguyên nhân chủ quan chính là sự hiểu biết của công chúng về chứng khoán và thị trường chứng khoán bị hạn chế. Phần lớn công chúng tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán hiện nay đều xây dựng niềm tin chủ yếu dựa trên yếu tố lợi nhuận đạt được từ chênh lệch giá cổ phiếu. Giống như các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán chủ yếu muốn đầu cơ ăn chênh 103

lệch giá, họ ít quan tâm đến triển vọng lâu dài của công ty niêm yết, còn bị tác động bởi trào lưu, theo số đông và ngắn hạn, mà nguyên nhân chủ quan là do các nhà đầu tư còn thiếu sự hiểu biết về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

3.Về vai trò của chính phủ và các cơ quan quản lý

3.

1.Bất cập từ một số chính sách vĩ mô

a.Hệ thống thị trường tài chính tiền tệ

Hệ thống thị trường tài chính Việt Nam hiện nay chưa được quản lý thống nhất. Thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước quản lý, thị trường Bảo hiểm do Bộ tài chính quản lý, thị trường chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán nhà nước giám sát. Các Bộ ngành đều xây dựng chiến lược phát triển cho mình, song chưa có sự tổng hợp thống nhất chiến lược phát triển thị trường tài chính nói chung. Do đó, định hướng và các giải pháp thực hiện thiếu đồng bộ, chưa coi việc phát triển thị trường chứng khoán là bước đột phá trong chiến lược phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

b.Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước

Các doanh nghiệp nhà nước còn được ưu đãi vốn đầu tư, vay vốn ngân hàng không cần thế chấp và khi không trả được nợ thì có thế được xoá nợ, khoanh nợ. Do đó, các doanh nghiệp này không có động lực thực hiện cổ phần hóa hay phát hành cổ phiếu ra công chúng để niêm yết.

c.Chính sách tiền tệ

Những thay đổi động thái của chính sách tiền tệ có tác động trực tiếp đến hoạt động thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ hiện nay còn chứa đựng nhiều hạn chế và là một trong những nguyên nhân làm cho thị trường kém sôi động. 104

Chính sách tiền tệ hiện nay vẫn theo hướng đảm bảo cho các ngân hàng thương mại có đủ vốn để tài trợ các dự án đầu tư và chương trình kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ, do đó chưa kích thích các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường chứng khoán. Mặt khác, các hạn chế, rào cản về kiểm soát các giao dịch tài khoản vốn và cơ chế quản lý ngoại hối hiện hành phần nào làm giảm sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam đối với người nước ngoài.

Hệ thống ngân hàng hiện nay cũng chưa hỗ trợ được cho thị trường chứng khoán. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động của các ngân hàng, các ngân hàng bị hạn chế về mức góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp (Điều 80 Luật các tổ chức tín dụng). Ngoài ra, tổ chức tín dụng chỉ được phép phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép (Điều 46). Hiện nay, chưa có ngân hàng thương mại cổ phần nào được phép niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán. Tất cả những quy định trên đã ngăn cản sự tham gia của các ngân hàng vào thị trường này.

d.Chính sách thuế

*Về chính sách thuế cho công ty chứng khoán

Ngành nghề kinh doanh chứng khoán hiện không có trong danh mục ngành nghề được hưởng ưu đãi theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Vì thế, các công ty chứng khoán không thuộc đối tượng được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiêp theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này. Như vậy, thực chất, các công ty chứng khoán chỉ được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 1 năm và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo. Như vậy, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều 3 Quyết định39/2000/QĐ-Ttg và Khoản 2a Mục II, Thông tư 74/2000/TT-BTC không mang lại lợi ích thực sự cho công ty chứng khoán. Cả hai 105

văn bản này đều không ghi rõ thời điểm được tính ưu đãi thuế. Trên thực tế, các doanh nghiệp phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2001, trong khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000 và trong năm đó, tất cả các công ty đều bị lỗ, nên việc miễn thuế trở nên không có ý nghĩa.

*Về chính sách thuế đối với nhà đầu tư

Các loại hình đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán như ngân hàng, bảo hiểm vẫn phải thực hiện theo các quy định của Luật Thuế doanh nghiệp, tức là chưa được hưởng một chế độ ưu đãi nào. Đây là một bất cập, nó làm giảm sức hấp dẫn của thị trường đối với các nhà đầu tư tổ chức, một chủ thể đầu tư quan trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay chúng ta cũng chưa có quy định nào về thuế đối với Quỹ đầu tư, bởi theo định nghĩa về Quỹ đầu tư trong Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 thì Quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân, không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp.

3.2.Khung pháp lý cho thị trường chứng khoán và các hoạt động trên thị trường chứng khoán chưa hoàn chỉnh

Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có Luật chứng khoán riêng, dự kiến Luật này sẽ được ban hành năm 2006. Hiện nay, văn bản pháp lý cao nhất trên thị trường là Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998, do được soạn thảo trong điều kiện thị trường chứng khoán tại Việt Nam chưa đi vào hoạt động, nên có nhiều nội dung chưa phù hợp với yêu cầu thực tế và với Luật Doanh nghiệp mới. Trong khi Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định này đang trong quá trình thẩm định để ban hành

Một phần của tài liệu Phát triển quan hệ hợp tác trong lĩnh vực chứng khoán (Trang 98)