I.TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1.Sự ra đời và ba năm hoạt động

Một phần của tài liệu Phát triển quan hệ hợp tác trong lĩnh vực chứng khoán (Trang 81)

II. ĐÁNH GIÁ VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC

d. Nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số.

I.TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1.Sự ra đời và ba năm hoạt động

1.Sự ra đời và ba năm hoạt động

1.1.Sự ra đời

Từ tháng 12/1986, chương trình đổi mới kinh tế được triển khai mạnh mẽ ở Việt Nam, đi đôi với việc xây dựng thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái để tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển cao. Trong quá trình đổi mới, nhu cầu xây dựng thị trường chứng khoán xuất phát từ các lý do:

a.Giải quyết nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế

Vốn là một yếu tố quan trọng, đảm bảo tới 40-50% tốc độ tăng trưởng GDP của một quốc gia. Hệ thống ngân hàng của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu đầu tư trong nước và 8% tổng mức đầu tư toàn xã hội. Do các khoản tiền gửi vào ngân hàng thương mại chủ yếu là ngắn hạn, các ngân hàng này không thể đáp ứng được nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Khi nền kinh tế Việt Nam thực hiện đổi mới và bước sang giai đoạn phát triển mới, nhu cầu vốn dài hạn phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần phải được thực hiện thông qua thị trường chứng khoán.

b.Xây dựng một hệ thống thị trường thống nhất trong cả nước và hội nhập với thị trường quốc tế.

Việt Nam thực hiện cơ chế thị trường với sự ra đời của hàng loạt các thị trường cần thiết như thị trường hàng hoá tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, thị trường sức lao động, thị trường khoa học kỹ thuật, thị trường thông tin, thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái. Thị trường chứng khoán là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống thị trường đó, và sự ra đời của nó là một nhu cầu khách quan.

81

c.Thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Thị trường chứng khoán xác định đúng đắn giá trị tài sản doanh nghiệp được cổ phần hoá, tạo ra thị trường mua bán các cổ phiếu của các doanh nghiệp sau khi phát hành một cách hợp pháp. Để được đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, các doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo luật, do đó, họ phải tự hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

d.Thị trường chứng khoán nâng cao tính năng động, nhạy cảm trong nền kinh tế Để chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, việc đổi mới tư duy, tạo ra tác phong làm việc công nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Thị trường chứng khoán nâng cao tính công khai, minh bạch trong các hoạt động kinh tế, đặt các doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh lành mạnh, do đó, nâng cao tính linh hoạt cho nền kinh tế nói chung và đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm cho từng cá nhân nói riêng.

Xuất phát từ yêu cầu trên, ngày 20/7/2000, thị trường chứng khoán Việt Nam đã được khai trương và đi vào hoạt động

1.2.Ba năm hoạt động

Cho đến nay, hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam có thể chia thành hai thời kỳ diễn biến tương đối trái ngược nhau.

Thời kỳ thứ nhất: Từ khi Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động đến cuối tháng 6 năm 2001. Trong giai đoạn này, mặc dù số lượng cổ phiếu niêm yết chỉ dừng lại ở 5 cổ phiếu, tổng số khối lượng và giá trị giao dịch qua từng phiên chỉ dao động từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng, nhưng thị trường chứng khoán thực sự thu hút đông đảo nhà đầu tư tham gia. Việc định giá thấp đối với cổ phiếu niêm yết trong phiên giao dịch đầu tiên và sự gia tăng của giá cổ phiếu 82

đã trở thành một trong những yếu tố cơ bản tạo dựng lòng tin ban đầu cho công chúng đầu tư.

83

Thời kỳ thứ hai: Từ cuối tháng 6 năm 2001 đến nay: Sự đảo chiều của thị trường chứng khoán được đánh dấu bằng việc các cơ quan quản lý, điều hành thị trường áp dụng các biện pháp can thiệp vào thị trường tại thời điểm cuối tháng 6 năm 2001 nhằm ngăn chặn nguy cơ “bong bóng giá cổ phiếu”. Hiện tượng giá cổ phiếu niêm yết sụt giảm với tốc độ cao và không ổn định trong nhiều phiên giao dịch của thời kỳ này khiến lòng tin của người đầu tư bị dao động. Đến cuối năm 2001, số lượng chủng loại cổ phiếu tăng lên 10, khối lượng giao dịch bình quân đạt gần 118.000 cổ phiếu/phiên và giá trị giao dịch bình quân đạt trên 6 tỷ đồng, nhưng thị giá của hầu hết các loại cổ phiếu niêm yết đã giảm đáng kể, 30-60% so với mức đỉnh điểm. Chỉ số VN-Index đã giảm từ 571,04 điểm (25/6/2001) xuống còn 239,27 điểm (28/12/2001). Năm 2002, số lượng chủng loại chứng khoán tăng lên 20 loại, khối lượng giao dịch bình quân đạt khoảng 126.000 cổ phiếu/phiên, nhưng giá trị bình quân chỉ còn 3 tỷ đồng/phiên, đây vẫn là một năm chịu tác động của chiều hướng giảm sút kéo dài trên thị trường.

84

2.Cơ cấu tổ chức và thành phần thị trường

85

2.1.Mô hình thị trường chứng khoán ở Việt Nam

86

vào thị tr ườ ng chứ ng khoán là các chủ thể khác nhau:

Một phần của tài liệu Phát triển quan hệ hợp tác trong lĩnh vực chứng khoán (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w