Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM (Quantitative Strategic Planning Matrix)

Một phần của tài liệu Xây dụng chiến lược phát triển công ty cổ phần Kính Vạn Hoa giai đoạn 2010 đến 2015 (Trang 42)

Planning Matrix)

Tiến trình thực hiện ma trận QSPM gồm 6 bước sau:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội/mối đe doạ lớn bên ngoài và các điểm mạnh/yếu quan trọng bên trong vào cột 1 của ma trận (các yếu tố này được lấy trực tiếp từ các ma trận EFE và IFE

Bước 2: Trong cột 2 của ma trận điền các con số tương ứng với từng yếu tố trong cột phân loại của các ma trận EFE và IFE

Bước 3: Nghiên cứu ma trận SWOT và xác định các chiến lược có thể thay thế mà tổ chức nên xem xét để thực hiện, ghi lại các chiến lược này vào hàng trên cùng của ma trận QSPM

Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn (cột A): 1= không hấp dẫn; 2= ít hấp dẫn; 3=khá hấp dẫn; 4= rất hấp dẫn. Các trị số này biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược so với các chiến lược khác trong cùng một nhóm các chiến lược có thể thay thế nhau.

Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược xét riêng tương đối với từng yếu tố thành công quan trọng ghi cột 1 bằng cách nhân số phân loại với số điểm hấp dẫn trong mỗi hàng (cho vào cột B)

Bước 6: Cộng dồn các số điểm hấp dẫn cho ta tổng điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược. Tổng số điểm này càng cao thì chiến lược càng phù hợp và càng xứng đáng được lựu chon để thực hiện.

Bảng 11: Mar trận QSPM

Phân loại

Các chiến lược lựu chọn Số điểm hấp dẫn Chiến lược 1 Chiến lược 2 Chiến lược 3 A B A B A B 1 2 3 3*2 4 4*2 5 5*2

Các yếu tố bên ngoài

Môi trường pháp luật, chính trị 0,05 2 0,1 2 0,1 2 0,1

Môi trường văn hoá 0,1 4 0,4 2 0,2 2 0,2

Đối thủ cạnh tranh hiện tại 0,2 3 0,6 4 0,8 4 0,8 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 0,1 3 0,3 4 0,4 4 0,4 Sản phẩm dịch vụ thay thế 0,15 3 0,45 4 0,6 3 0,45

Các yếu tố bên trong

Nguồn nhân lực 0,3 4 1,2 3 0,9 3 0,9

Dịch vụ 0,1 3 0,3 2 0,2 2 0,2

Hoạt động đầu vào 0,05 3 0,15 2 0,1 3 0,15

Mua sắm 0,1 3 0,3 2 0,3 3 0,3

Marketing và bán hàng 0,2 4 0,8 2 0,8 2 0,4

Tổng số 4,6 4,4 3,8

(Trong đó: Chiến lược 1: Xâm nhập sâu vào thị trường; Chiến lược 2: Phát triển sản phẩm; Chiến lược 3: Mở rộng thị trường)

Căn cứ kết quả thu được từ đánh giá trên chiến lược tăng trưởng 1 có tổng điểm cao nhât nên ta chọn chiến lược phát triển của công ty là: Thâm nhập sâu vào thị trường Hà Nội bằng biện pháp mua lại khách hàng của các đối thủ cạnh tranh và không phải là đối thủ cạnh tranh của công ty.

Một phần của tài liệu Xây dụng chiến lược phát triển công ty cổ phần Kính Vạn Hoa giai đoạn 2010 đến 2015 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w