Đưa ra các phương án xây dựng chiến lược thông qua ma trận SWOT (Strengths Weaknesses Opptunities Threats)

Một phần của tài liệu Xây dụng chiến lược phát triển công ty cổ phần Kính Vạn Hoa giai đoạn 2010 đến 2015 (Trang 40)

Bảng 10: Ma trận SWOT

Môi trường bên trong

Môi trường bên ngoài

Các điểm mạnh (S) Nguồn nhân lực có chất lượng Quan hệ tốt với khách hàng

Hiệu suất của các hoạt động tồn kho cao Dịch vụ của công ty tốt Hoạt động mua sắm tốt Các điểm yếu (W) Hoạt động marketing kém Phát triển công nghệ kém

Các cơ hội (O)

Hệ thống luật pháp ngày càng hoàn thiện

Những thay đổi thuận lợi trong hành vi người tiêu dùng

Các kết hợp chiến lược SO SO: Nguồn nhân lực chất lượng để đáp ứng những yêu cầu thay đổi trong hành vi người tiêu dùng.

Các kết hợp chiến lược WO WO: Hoàn thiện hệ thống marketing để phát hiện những nhu cầu thay đổi mới trong nhu cầu khách hàng

Các nguy cơ (T)

Sự xuất hiện ngày càng tăng các đối thủ cạnh tranh với tiềm lực mạnh

Đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh Sự xuất hiện các sản phẩm thay thế Ưu đãi về thuế quan nhằm bảo trợ hàng trong nước ngày càng giảm

Các kết hợp chiến lược ST ST1: Sử dụng dịch vụ tốt để giữ chân khách hàng, tạo rào cản gia nhập của đối thủ cạnh tranh mới ST2: Hoạt động đầu vào tốt nhằm giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh với hàng nhập ngoại

Các kết hợp chiến lược WT WT: hoàn thiện hệ thống marketing để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Là một công ty nhỏ trên thị trường, vị trí cũng như tiềm lực còn chưa đủ mạnh để đương đầu với những thách thức lớn mà thị trường tạo ra. Do vậy chiến lược hiện tại của công ty sẽ tập trung chủ yếu là tăng trưởng tập trung để nâng cao vị thế cạnh tranh.

Để đưa ra chiến lược tổng thể ta kết hợp cả 4 yếu tố trong ma trận SWOT là: S+W+O+T cho ta các chiến lược tăng trưởng tập trung như sau:

Chiến lược tăng trưởng 1: Xâm nhập sâu vào thị trường Hà Nội (sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thiện hệ thống marketing để đáp ứng nhu cầu thay

đổi tốt nhất của khách hàng, đồng thời cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh hiện tại và đang tiềm ẩn).

Chiến lược tăng trưởng 2: Phát triển sản phẩm (sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao, hoàn thiện hệ thống marketing để đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng về các sản phẩm mới, cạnh tranh sản phẩm mới với đối thủ cạnh tranh của công ty).

Chiến lược tăng trưởng 3: Mở rộng thị trường (sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thiện hệ thống marketing để đáp ứng nhu cầu của khách hàng không chỉ khu vực nội thành mà cả khu vực ngoại thành, xâm nhập vào các thị trường mới để giảm bớt sự cạnh tranh gay gắt thị trường hiện tại).

Để quyết định lựu chọn chiến lược kinh doanh phù hợp, có ưu điểm nhất trong quá trình thực hiện chiến lược ta sử dụng ma trận SQPM làm căn cứ lựu chọn.

Một phần của tài liệu Xây dụng chiến lược phát triển công ty cổ phần Kính Vạn Hoa giai đoạn 2010 đến 2015 (Trang 40)