NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CỦA GIA ĐÌNH VIỆT TRƯỚC TRÀO LƯU HỘI NHẬP

Một phần của tài liệu lịch sử văn minh thế giới (Trang 81)

- Về văn hóa, khoa học

NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CỦA GIA ĐÌNH VIỆT TRƯỚC TRÀO LƯU HỘI NHẬP

GIA ĐÌNH VIỆT TRƯỚC TRÀO LƯU HỘI NHẬP

ThS GDH Dương Thị Thanh Huyền

Đại học Nha Trang

Phải thừa nhận rằng, tất cả chúng ta ai cũng háo hức, vui mừng trước những cơ hội mà cuộc sống hiện đạiđã và đang mang lại trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, không thể không băn khoăn trước những câu hỏi lớn: Chúng ta sẽ có lợi gì khi được hoà vào dòng chung của sự phát triển toàn cầu? Những nguy cơ thách thức nào đang chờ đợi chúng ta? Đặc biệt là nền văn hoá

đậm đà bản sắc của dân tộc vốn được định hình, phát triển từ mấy ngàn năm có bị

lung lay mai một? Thật khó có thể tìm được câu trả lời một sớm một chiều bởi tất cả còn tuỳ thuộc vào những yếu tố mang tính lịch sử của đời sống xã hội.Và, phụ

thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận, thái độ ứng xử của mỗi con người trong cộng

đồng đa sắc như cộng động Việt của chúng ta.

Nhiều lúc vì thiếu định hướng, hoang mang và khá mông lung về chỗ đứng của dân tộc mình trước cơn lốc hội nhập nên một bộ phận không nhỏ người Việt, phần lớn là những người trẻ bèn chọn cho mình con đường hoà tan vào dòng chảy cuồn cuộn của văn hoá bên ngoài đang tràn vào ào ạt. Trong quá trình tan chảy ấy có lẽ những giá trị truyền thống văn hoá trong mỗi gia đình Việt là bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Về bản chất, giá trị văn hoá truyền thống trong gia đình có rất nhiều yếu tố. Nó bao gồm hệ thống những phong tục tập quán, những quan niệm, lối sống, cách cảm nhận, thói quen trong giao tiếp ứng xử, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng thành viên đối với mỗi tế bào xã hội là gia đình của chính mình, với cồng đồng lớn hơn là dân tộc mình và với cả thế giới rộng lớn bên ngoài.

Trước hết hãy nói về lòng tự trọng dân tộcđể rồi từđó tìm hiểu quan niệm về

cơ cấu thành phần gia đình trong tâm thức của người Việt hiện đại. Đành rằng ai trong chúng ta cũng sẵn có lòng tự hào tự tôn dân tộc. Nhưng nếu ai đó không chuẩn bị đủ cho mình một hành trang trước khi ra biển lớn thì chắc chắn sẽ bị

khuynh đảo, bị làm cho mai một, biến cải theo chiều hướng xấuđi trước mớ bòng bong của đủ các nền văn hoá đang xô bồ tràn ngập vào mảnh đất máu thịt thân yêu của chúng ta. Hành trang đó chính là bản lĩnh của một người Việt Nam yêu nước, yêu gia tài văn hoá củađất nước mình. Và tất nhiên trước hết là ý thức gìn giữ nếp nhà của chính mỗi người. Bởi trước khi muốn hiểu người, ta phải hiểu chính ta. Trước khi muốn bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thì phải phải biết giữ

lấy thuần phong mĩ tục của mỗi mái ấm gia đình.

Bất kì một người nước ngoài nào muốn vào Việt Nam thì trước hết họ phải

tìm hiểu văn hoá Việt Nam. Trên thức tế rất nhiều người nước ngoài, kể cả nhũng người đến từ Âu Mĩ, từ những châu lục xa xôi, khác xa chúng ta về phong tục tập

quán văn hoá đặc biệt thích thú khi được sống chung, hoà vào lối sống của gia

đình Việt. Trong lúc nhiều người Việt của chúng ta lại trở thành nô lệ cho tư tưởng vọng ngoại, sính ngoại. Rất nhiều bạn trẻ Việt Nam muốn tỏ ra sành điệu, thuộc

làu nhiều ca khúc hit – hop, rap - rook quốc tế nhưng không biết đến, không thuộc

nổi một câu hát dân ca. Họ không biết rằng người ngoài sẽ coi thường, cười nhạo,

đánh giá họ là người có “vốn văn hoá lùn” khi tỏ ra rành rẽ văn hoá ngoại nhập

nhưng lại lúng túng, ngơ ngác chẳng

hiểu gì về cội nguồn văn hóa của dân tộc. Thấu hiểu được tư tưởng mang tính nền tảng nhưđã nêu ta sẽ có được cái nhìn chân xác về các chủ thể văn hoá.

Là người Việt Nam hẳn ai cũng ý thức được một điều rằng: Gia đình luôn là bến đỗ tâm hồn, là chỗ dựa tin cậy vững chắc nhất cho mỗi thành viên trong gia

đình, là nơi mà mọi thành viên có thể chia sẻ yêu thương, gánh vác trách nhiệm, nơi để trở về trong vòng tay yêu thương của những người thân yêu nhất sau một

ngày lao động nhọc nhằn. Thế nhưng, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, do mải miết lao vào công việc để kiếm tiền, nhiều người Việt hiện đại không còn coi trọng gia đình, họ mặc nhiên biến nơi lẽ ra là tổ ấm của mình thành quán trọ

ghé chân qua những ngày dài bươn chải. Quan niệm về những mái nhà tam, tứđại đồng đường không còn trong kí ức của nhiều người. Họ sợ phải liên quan, chia sẻ, gánh vác trách nhiệm. Biết bao người già có nhiều đứa con ăn nên làm ra, thậm chí giàu có thành đạt nhưng vẫn để cho họ, những đấng sinh thành phải sống trong cô đơn buồn tủi cho đến khi nhắm mắt xuôi tay.

Trong một lần cho sinh viên thuyết trình theo chủ đề Về một mô hình gia

đình lí tưởng thời hiện đại môn Cơ sở văn hoá Việt Nam, một sinh viên nữ năm thứ ba bày tỏ: “Đã gọi là một gia đình lí tưởng thời hiện đại, trước hết, cơ cấu

thành phần của gia đình đó tốt nhất chỉ nên có tối đa là hai thế hệ, gia đình nào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhỡ có ông bà thì cho họ sống dưới quê rồi chu cấp hàng tháng chứ để sống

chung thì mệt mỏi, phức tạp lắm, mấy ông bà già hay lắm chuyện”. Tất nhiên ý

kiến này ít nhận được sựđồng tình của bạn bè trong lớp nhưng đáng buồn là cũng có không ít SV gật đầu thông cảm (!) Tôi nhớ rất rõ khuôn mặt đỏ bừng của một

SV nam khi giơ tay có ý kiến mà cô giáo chưa kịp mời đã đứng luôn lên phản đối:

“Rõ ràng bạn là người ích kỉ, sao bạn không nói nhỡ có ba mẹ thì cho họ ở riêng

luôn đi..” Cuộc tranh luận hôm đó diễn ra rất sôi nổi. May mà phần lớn các bạn trẻ

vẫn nghiêng về quan điểm: cần tôn trọng cấu trúc mô hình gia đình truyền thống bất kể gia đình đó có mấy thế hệ. Và, phải biết sống hoà hợp và có trách nhiệm

trước hết với những người thân trong gia đình, đặc biệt là đối với người có công sinh thành, dưỡng dục mình. Đó mới là nếp nghĩ, cách cảm mang bản chất truyền thống của người Việt dù sống ở bất kì thờiđại nào.

Chắc hẳn nhiều người cũng đều có ấn tượng như tôi khi xem chương trình

Người xây tổ ấm của đài truyền hình Việt Nam phát trên kênh VTV3 tối

30/6/2009. Có hai hình mẫu gia đình tam, tứ đại đồng đường ở Hà Tĩnh và Hưng Yên được nêu gương. Nghe những lời chia sẻ, những bài học về tình yêu thương trách nhiệm của các bậc làm cha làm mẹ, sự chăm ngoan hiếu đễ của các thế hệ

cháu con hẳn ai chứng kiến cũng đều khâm phục thèm khát được sống trong một

mái nhà như thế. Vậy thì cứ gì một gia đình có ít thế hệ chung sống mới thành công, hạnh phúc. Nghĩ vậy và mừng thầm nhưng lại chạnh lòng liên tưởng đến thái độ ngỗ ngược thẳng thừng của khá nhiều người trẻ. Ví như cảnh đứa con gái của một người có chồng mắc “bệnh” ngoaị tình đốp chát khi mẹ nó bảo không

được hỗn với bố, rằng: “Mẹ bảo con hỗn à? Ông ấy có còn xứng đáng cho con tôn trọng không? Đồ… đĩ đực! Con không bỏ nhà đi bụi là may lắm rồi”…Thật đau lòng khi những đữa trẻđã không còn niềm tin ở người lớn, nhất là những bậc làm cha làm mẹ. Sự mẫu mực trong cuộc sống, việc giáo dụcđồng bộ nhịp nhàng giữa

các thành viên trong gia đình là điều vô cùng quan trọng. Ý thức xây dựng nếp

sống văn hoá gia đình, gìn giữ hạnh phúc và sự êm ấm trong mỗi gia đình đều là trách nhiệm của mọi thành viên.

Bất cứ ai trong chúng ta, từ một doanh nhân thành đạt, một nhà khoa học lừng danh hay một công nhân bình thường sau giờ tan ca đều có chung một ước muốn

được trở về với vòng tay những người thân yêu để bao nỗi mệt nhọc vơi đi, bao ẩn

ức khó khăn trong cuộc sống vốn quá nhiều áp lực của thời hiện đại được khoả

lấp, khai thông hay làm cho tan biến xua đi những vướng mắc trong công việc

quản lí kinh doanh trong cơ chế khắt khe của thị trường thời hội nhập.

Một trong những nét đẹp của truyền thống văn hoá Việt Nam là thói quen trong ứng xử giao tiếp. Lối nói tế nhị ý tứ của người Việt bắt nguồn từ tính tôn ti và lối ứng xử trọng danh dự mà cha ông tự ngàn xưa để lại. Thế nhưng cuộc sống gấp gáp, sự chạy đua với thời gian dường như đã và đang làm mất đi vẻ đẹp hài hoà dung dị ấy. Trong gia đình dù biết chắc là ông bà thậm chí cả bố mẹ không quen lốiứng xử giật cục, cụt ngủn nhưng con cháu cứ hồn nhiên ăn nói chỏng lỏn không đầu không cuối. Đã có không ít lần người viết bài này chứng kiến cảnh một

vị đại tá về hưu ngán ngẩm thở dài thế nào khi nghe chính đưa cháu mà mình rất mực yêu chiều đáp trả những lời cộc cằn thô lỗ: Mệt quá. Hỏi nhiều thế ông nội già (?)…Không cần suy xét căn vặn truy nguyên xem tội do ai, nguyên nhân nào

đẫn đến tình trạng hỗ lốn trong cư xử giữa các thế hệ trong gia đình. Tất nhiên trước hết, một mặt là do quá trình giáo dục không đến nơi đến chốn của mỗi gia

đình. Mặt khác là sự ảnh hưởng, tác động từ phía xã hội. Khi chứng kiến những cảnh chướng tai gai mắt ở đâu đó có thể ai cũng tỏ ra khó chịu nhưng đa phần họ

thờ ơ bỏ đi, không quan tâm, không phản ứng hay tỏ thái độ quyết liệt. Lâu dần thành quen ai cũng cảm thấy bình thường để rồi xã hội có thêm những thói quen trầm kha trong giao tiếp ứng xử, tác động trực tiếp đến từng nếp nhà. Do vậy rất cần đến sựđịnh hướng, ý thức giáo dục cộngđồng của mỗi cá nhân.

Chất lượng của cuộc sống xã hội hiện đại luôn dược cải thiện là điều không thể phủ nhận nhưng hầu như có gì đó mâu thuẫn, có một tỉ lệ nghịch nào đó đối

với các giá trị truyền thống đang bị lung lay và dần dần mai một. Sự tác động từ

nhiều chiều kích khác nhau của cơ chế hội nhập đã tạo cho các thế hệ hiện nay có lối sống cá nhân phổ biến. Trong gia đình, sự hoà thuận yêu thương nhường chỗ

cho không khí im lặng, tẻ nhạt. Mỗi ngườiđều thích “cố thủ” trong khoảng không gian riêng. Tự do cá nhân được đẩy lên đến mức tuyệt đối. Người lớn ngày càng bận rộn hơn. Trẻ em ngày càng đắm chìm trong những thời gian biểu học tập dày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đặc mà không có kẻ hở cho vui chơi nô đùa như lẽ ra ở lứa tuổi chúng cần phải có.

Đặc biệt ở các đô thị, khoảng thời gian để các thành viên trong gia đình bên nhau kể chuyện công việc học hành, chia sớt buồn vui trở nên hiếm hoi. Bếp gia đình ít khi đỏ lửa. Cảnh các thành viên trong gia đình bên nhau xuýt xoa hào hứng thưởng thức những món ngon đậm đà hương vị dân tộc đã trở thành niềm mơ ước

xa xỉ của nhiều gia đình. Thay vào đó là thức ăn nhanh, những món ăn đã được

chế biến sẵn trong các nhà hàng siêu thị. Nhiều bố mẹ thảy hết việc nuôi dạy chăm sóc con cái cho người giúp việc, tối ngày lao vào kiếm tiền mà không biết con họ

quá thiếu thốn quá khao khát sự âu yếm thương yêu dù thừa mứa về vật chất tiền bạc

Người lớn, nhất là những người biết nâng niu quí trọng giá trị văn hoá gia

đình đều trăn trở nặng lòng vì sự mất dần, trôi dần vào quên lãng lối sống mộc

mạc chân tình, gắn bó hoà quyện mà từ ngàn đời nay cha ông thường sống với

nhau. Mối quan hệ, sự ràng buộc giữa các thành viên trong gia đình ngày càng lỏng lẻo, rạn nứt nếu như không nói là bị phá vỡ. Có những người chồng bất lực trước sự vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình của vợ chỉ vì vợ kiếm ra tiền nhiều

hơn. Lại có những người vợ phải lầm lũi ngậm bồ hòn thực hiện thiên chức của

mình không dám hé nửa lời dù biết rõ chồng mình dan díu với nhiều người đàn bà khác vì chồng là trụ cột về tài chính nuôi sống cả gia đình. Ông bà, bố mẹ luôn mơ ước được sống dưới một mái nhà đầm ấm yên vui, an hưởng tuổi già nhưng lại

buồn lòng khi không có được dâu hiền con thảo, hàng ngày phải đau lòng chứng kiến như cuộc cải vã bất tận của con cháu chỉ vì lối sống quá khác biệt giữa các thế hệ. Nhiều người già rơi vào hội chứng trầm uất chỉ vì không được gặp gỡ

chuyện trò hàng ngày với con cháu. Cuối cùng đành phải vào sống các trung tâm dưỡng lão để mong có người trò chuyện mặc dù có con đàn cháu đống.

Trẻ con là nguồn vui, niềm tự hào của người lớn. Ngược lại người lớn, bằng tình yêu thương sự quan tâm chăm sóc là điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển nhân cách, hình thành lối sống. Gia đình là cái nôi tốt nhất để trẻ bồi đắp tâm hồn phát huy trí tuệ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy trẻ lớn lên trong các trại mồ côi thường kém thông minh và có nhiều vấn đề về nhân cách hơn trẻ được sống trong gia đình. Cố thạc sĩ Xã hội học Nguyễn Thị Oanh đã nói rất đúng

rằng: Gia đình là pháo đài vững chắc bảo vệ cho trẻ miễn nhiễm trước những tệ

nạn xã hội. Vì thế gia đình cũng có chức năng cung cấp những công dân tốt cho xã hội. Tuy nhiên với xu thế đại gia đình được thay thế bởi những gia đình hạt

nhân như hiện nay, không thể giáo dục bằng la mắng áp đặt, không còn dạy dỗ

bằng tục ngữ ca dao hay luận triết khe khắt mà phải cung ứng những kiến thức, kĩ

năng sống cần thiết. Có điều, những giá trị tinh thần vĩnh viễn như tình thương yêu, lòng hiếu thảo, các giá trị nhân bản vẫn sẽ là cơ sở và phải được phát huy ngay trong mỗi gia đình.

Giữ gìn những giá trị truyền thống trong mỗi nếp nhà chính là thể hiện thái

độ trân quí giá trị của chính bản thân mỗi chúng ta, góp phần to lớn trong việc

hợp lực cùng xã hội bảo tồn bản sắc văn hoá độcđáo, những di sản vô giá của dân tộc.

Một phần của tài liệu lịch sử văn minh thế giới (Trang 81)