Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng sức cạnh của mặt hàngtôm Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 69)

Việt Nam xuất khẩu

3.2.1. Giải pháp từ phía Nhà Nước

3.2.1.1. Tiếp tục cải cách hành chính theo hướng đơn giản, gọn nhẹ và minh bạch

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ vàchương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chương trình, đề án đăng ký năm 2011 và giai đoạn 2011-2015 đúng tiến độ, có chất lượng.

- Thực hiện các thủ tục hành chính minh bạch, đơn giản, công khai. Kiên quyết loại bỏ các thủ tục phiền hà, chống cửa quyền, nhũng nhiễu, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, giảm phiền hà cho các doanh nghiệp và người sản xuất, kinh doanh thuỷ sản, góp phần giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản.

- Chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản; người dân nghèo được vay vốn để nuôi trồng thủy sản không phải thế chấp tài sản; ngư dân vùng sâu, vùng xa, hải đảo vay vốn phát triển nuôi trồng thủy sản được hưởng các chính sách ưu đãi; hỗ trợ nông dân nghèo và ngư dân nghề cá quy mô nhỏ gần bờ chuyển sang hình thức nuôi trồng thủy sản.

- Thực hiện chuyển mạnh việc quản lý an toàn vệ sinh khu vực sản xuất nguyên liệu, nâng cao trách nhiệm doanh nghiệp, giảm dần tần suất kiểm tra sản phẩm gắn với việc tổ chức tốt và đi vào thực chất trong quản lý chất lượng theo hệ thống, phân cấp quản lý mạnh mẽ cho địa phương, cơ sở trong quản lý chất lượng nguyên liệu, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tiếp tục đổi mới cách làm, quyết liệt cả trong nhận thức và hành động để có chuyển biến mạnh mẽ trong ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý nhà nước.

- Thực hiện xã hội hoá rộng rãi các hoạt động sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm trong quản lý ngành Thuỷ sản.

- Chính sách hỗ trợ phát triển nuôi biển, hỗ trợ sử dụng giống mới, chất lượng có xác nhận và áp dụng GAP trong nuôi trồng thuỷ sản.Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng về thủy lợi, giao thông, đường điện…cho các khu nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung; các khu công nghiệp sản xuất giống tập trung.

- Chính sách trong khai thác tôm là phải hướng tới khai thác xa bờ, giảm áp lực khai thác gần bờ bằng cách cơ cấu lại lao động nghề biển. Mục tiêu của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cũng như các địa phương là đảm bảo cho nghề đánh cá xa bờ phát triển bền vững và hiệu quả, đồng thời duy trì những chức năng hệ sinh thái biển và quan hệ hài hoà với nghề cá ven bờ.

- Cơ chế chính sách hỗ trợ, đền bù để xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các khu nuôi trồng, sản xuất giống thủy sản nhỏ lẻ hiện đang nằm trong các khu quy hoạch; các hộ nuôi, sản xuất giống nhỏ lẻ nằm ngoài khu quy hoạch bắt buộc phải chuyển mục đích sử dụng.

- Đối với nhóm chính sách hỗ trợ trong nước, quy định của WTO cho phép các nước thành viên được áp dụng 3 loại hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, bao gồm trợ cấp đầu tư cho nông nghiệp; trợ cấp đầu vào cho người nông dân vùng khó khăn, người nghèo, khó tiếp cận nguồn lực bình thường.

- Chúng ta cần áp dụng một số loại trợ cấp xuất khẩu được phép theo quy định của WTO dành cho các nước đang phát triển mà chúng ta chưa sử dụng như trợ cấp cho tiếp thị, chuyên chở hàng xuất khẩu quốc tế, quỹ xúc tiến xuất khẩu thông qua cho vay tín dụng.

- Chính sách huy động vốn, vay vốn dài hạn, ngắn hạn với lãi suất thích hợp để đầu tư phát triển thủy sản; áp dụng chính sách chi trả trực tiếp cho người sản xuất bằng tiền mặt, bảo hiểm, chi phí. Ngoài ra, còn các chi trả cho các chương trình môi trường, cho các vùng đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất… Đây là những chính sách sẽ dùng nhiều trong tương lai.

- Chính sách tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các vùng chăn nuôi và chế biến tôm xuất khẩu, đầu tư cho hệ thống thủy lợi, theo đuổi một khuyến nông hợp lý và toàn diện sẽ góp phần tăng năng suất lao động, tăng thu nhập,

cảithiện chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình nông thôn; duy trì, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp bền vững và tăng cường an ninh lương thực.

- Chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản; dân nghèo được vay vốn để nuôi trồng thủy sản không phải thế chấp tài sản; ngư dân vùng sâu, vùng xa, hải đảo được vay vốn phát triển nuôi trồng thủy sản được hưởng các chính sách ưu đãi; hỗ trợ nông dân nghèo và ngư dân nghề cá quy mô nhỏ gần bờ chuyển sang thực hiện nuôi trồng thủy sản.

- Hỗ trợ việc hình thành các tổ hợp và các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản trên cơ sở mô hình đồng quản lý và quản lý trên cơ sở cộng đồng trong nuôi trồng thủy hải sản.

- Khuyến khích việt kiều và người nước ngoài đầu tư phát triển nuôi biển (cho thuê vùng biển 50 năm, miễn giảm thuế tài nguyên 5năm giảm thuế 5 năm tiếp theo); đầu tư sản xuất giống, thức ăn, hóa chất, thuốc ngư y và các chất vi sinh phục vụ nuôi trồng thủy sản.

3.2.1.3. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Việc xây dựng một hình tượng tốt đẹp về sản phẩm trong tâm tríngười tiêu dùng là vấn đề khó khăn và đòi hỏi thời gian dài. Hoạt động marketing sẽ giúp tạo dựng hình ảnh của sản phẩm tôm Việt Nam trên các thị trường trong nước và thế giới, giúp nhiều hơn nữa các đối tác biết đến những mặt hàng tôm nước ta. Khi hàng hoá đã xây dựng được biểu tượng riêng, đã có thương hiệu và uy tín trong lòng khách hàng, khiến khách hàng mỗi khi mua hàng là nghĩ ngay đến sản phẩm tôm Việt Nam thì việc xuất khẩu sản phẩm tôm Việt Nam sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Sản phẩm tôm Việt Nam hiện nay đã được xuất khẩu sang hơn 90 nước trên thế giới. Những mặt hàng tôm nổi tiếng của Việt Nam như tôm càng xanh, tôm hùm, tôm sú, tôm thẻ chân trắng…được khách hàng, kể cả những người tiêu dùng khó tính ở các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Đài Loan… ưa chuộng. Đây là những thuận lợi cho ngành tôm trong việc xây dựng, phát triển thương hiệu cho mặt hàng tôm xuất khẩu Việt Nam.

Từ những đánh giá ở trên ta thấy để có được thương hiệu vững chắc cho mặt hàng tôm xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế, rất cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước về quảng cáo. Song song với việc quảng bá thương hiệu, thì ngành sản xuất và chế biến tôm cũng cần nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm,hướng tới mục tiêu là phải đạt giá quốc tế ở mức bình quân, tuy vậy vẫn đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng tỷ trọng các chủng loại sản phẩm cao cấp nhằm cải thiện thu nhập. Cùng với đógiải quyết đồng bộ các lĩnh vực bao gồm sản xuất nguyên liệu, công nghiệp chế biến và thị trường xuất khẩu. Có như vậy nước ta mới từng bước vững chắc tạo lập được hình ảnh sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu trong mắt bạn hàng quốc tế.

Cùng với việc đăng ký thương hiệu, chứng chỉ xuất xứ, ngành thủy sản còn cần phải đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu, cần thực hiện mục tiêu của ngành thủy sản là tăng giá trị xuất khẩu bằng cách tăng giá trị gia tăng của sản phẩm tôm chế biến.

Như vậy, mặt hàng tôm cần xây dựng hình ảnh riêng cho mình trên thị trường thế giới. Nguồn kinh phí cho hoạt động này có thể trích từ giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của các doanh nghiệp. Có thể áp dụng các phương thức quảng bá như: giới thiệu hoạt động sản xuất tôm của Việt Nam từ khai thác, nuôi trồng đến thu hoạch, bảo quản và chế biến… Ngành thủy sản cần có những thông điệp thiết thực cho người tiêu dùng hiểu biết hơn về sản xuất và xuất khẩu tôm của Việt Nam. Thông điệp này có thể nói lên phương pháp nuôi tôm sinh thái, không sử dụng hoá chất hay kháng sinh, hoặc chương trình nuôi tôm nhằm giải quyết việc làm cho người nông dân, giúpbảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn…

3.2.1.4. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc nuôi trồng và chế biến của các tổ chức, cá nhân hoạt động nuôi trồng tôm và kinh doanh sản phẩm phục vụ nuôi trồng tôm trên địa bàn cả nước.

- Kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các vi phạm của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong nuôi trồng tôm theo qui định.

- Các địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh giống thuỷ sản. Rà soát việc cấp phép sản xuất kinh doanh giống thuỷ sản cho các cơ sở sản xuất, đặc biệt là các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Áp dụng và thực hiện các qui định về truy xuất nguồn gốc trong nuôi trồng và chế biến thuỷ sản nhằm hạn chế việc sản xuất và lưu thông các loại giống trôi nổi, không rõ xuất xứ trên thị trường. Triển khai các lớp đào tạo tập huấn kỹ thuật sản xuất giống và cấp chứng chỉ cho chủ hộ, cán bộ kỹ thuật của các trại giống. Chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo giống tôm chân trắng cho các cơ sở giống phía Bắc.

- Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học trong sản xuất giống, cấm sử dụng Trifluralin và các loại có tên trong danh mục không được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đến các tổ chức và cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến xuất khẩu tôm. Khuyến cáo các doanh nghiệp tăng cường công tác giám sát nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp trong kế hoạch kinh doanh nên có sự gắn kết chặt chẽ việc thu mua nguyên liệu với các vùng nuôi để hạn chế tối đa các vi phạm có thể xảy ra trong sản phẩm chế biến.

- Phối hợp vớiSởNNPTNT các tỉnh, thành phố trong công tác tuyên truyền và ngăn chặn các hành vi vi phạm theo quy định.Các Sở NNPTNT cần nâng cao năng lực cơ quan phụ trách thú y thuỷ sản, tăng cường trang thiết bị và nhân lực kỹ thuật cho phòng xét nghiệm bệnh nhằm bảo đảm việc kiểm tra chất lượng giống nhanh, chính xác; kiểm tra và xử phạt những cơ sở cấp giấy chứng nhận khống mà không thông qua thực hiện việc kiểm tra, xét nghiệm mẫu đúng qui trình.

3.2.1.5. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

- Phối hợp với cấp uỷ địa phương để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ doanh nhân ngành Thuỷ sản.

- Triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển thuỷ sản thời kỳ sau hội nhập WTO. Thực hiện tiêu chuẩn hoá chức danh cán bộcông chức, viên chức ngành thủy sản. Tổ chức tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo và

sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ công chức quản lý thuỷ sản.

- Tăng cường hiệu lực của việc tuân thủ các luật lệ, các tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ và quản lý về nuôi trồng thủy sản và môi trường thông qua việc tổ chức các hình thức tự quản lý; tăng cường đội ngũ thanh tra, kiểm soát viên và hệ thống quan trắc nuôi trồng thủy sản.

- Chú trọng đào tạo kỹ thụât viên tại các cơ sở sản xuất về quản lý môi trường, phòng trừ bệnh, quản lý sản xuất theo quy phạm GAP. Đào tạo và bổ sung nguồn nhân lực nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, kinh tế xã hội thuỷ sản.

3.2.1.6. Phát triển quan hệ hợp tác quốc tế

- Chủ động tham gia ký kết các hiệp định hợp tác song phương và đa phương với các nước trong khu vực, một mặt nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, mặt khác thông qua các thỏa thuận giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam có lợi thế hơn so các nước đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước bạn.

- Hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ có trọng điểm, tập trung vào các vấn đề sau:nâng cao chất lượng tôm giống theo hướng tăng trưởng nhanh; tăng hiệu quả của các phương thức nuôi trồng tôm, sử dụng thức ăn một cách hiệu quả, hạ giá thành sản phẩm; cải tiến các ngư cụ khai thác tôm, kỹ thuật bảo quản tôm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đẩy nhanh việc chuyển giao công nghệ, nhập khẩu các vật liệu phục vụ sản xuất tôm sú, tôm thẻ chân trắng sạch bệnh (từ Hoa Kỳ, Thái Lan), phát triển vác xin, chế phẩm phòng trừ bệnh và cải tạo môi trường (từ Nauy, Hoa Kỳ). Học tập việc xây dựng GAP và quy chế quản lý và cấp chứng chỉ vùng nuôi đạt tiêu chuẩn quốc tế (Thái Lan).

- Tăng cường thu hút vốn FDI trong lĩnh vực sản xuất cũng như chế biến xuất khẩu, hướng tới nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm tôm xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước cải tiến kỹ thuật, xây dựng thương hiệu tôm Việt Nam an toàn và đáng tin cậy.

- Cần tăng cường tuyên truyền tập huấn về kinh nghiệm và kỹ thuật sử dụng thuốc hóa chất trong nuôi trồng thủy sản đến tất cả các hộ sản xuất, kinh doanh và

sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh thuốc hóa chất và việc sử dụng thuốc, hóa chất tại các vùng nuôi trồng thủy sản; nghiêm khắc xử phạt các tổ chức cá nhân vi phạm các qui định về sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc hóa chất trong nuôi trồng thủy sản.

- Tăng cường kiểm soát mạnh mẽ việc nhập khẩu thuốc và hóa chất, có cơ chế kiểm soát về giá để người dân không bị lực lượng trung gian đẩy giá đầu vào lên cao trong đó có thuốc, hóa chất. Từng bước nghiên cứu và hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất các loại thuốc hóa chất dễ sử dụng, thân thiện với môi trường, hiệu quả và an toàn cao trong nuôi trồng thủy sản.Thay đổi danh mục các hóa chất cấm sang danh mục các loại thuốc, hóa chất được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

3.2.2. Một số kiến nghị đối với Hiệp hội và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

3.2.2.1. Đối với Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VASEP

• Tăng cường quan hệ hội viên và với các đối tác chiến lược: Tổ chức và phối hợp hoạt động nhằm thiết lập các mối quan hệ hỗ trợ, hợp tác cùng phát triển giữa các doanh nghiệp hội viên, với nông ngư dân và các đối tác chiến lược có liên quan; nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, giải quyết có hiệu quả các rào cản thương mại, kỹ thuật và tranh chấp thương mại quốc tế, xây dựng cộng đồng doanh nghiệp đoàn kết vững mạnh...

• Tăng cường quan hệ với Chính Phủ, làm cầu nối giữa doanh nghiệp hội viên với Nhà nước: Tập hợp và phản ánh kịp thời ý kiến của doanh nghiệp tới các cơ quan nhà nước về những bất cập trong chính sách quản lý của Nhà Nước đối với ngành thủy sản. Đề xuẩt và kiến nghị các giải pháp phát triển sản xuất thủy sản bền vững, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các hoạt động kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản. Phổ biến và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tốt các chủ trương và chính sách của nhà nước. Vận động các cơ quan quản lý Nhà Nước thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và sự phát triển bền vững ngành thủy sản của Việt Nam. Đại diện bảo vệ quyền lợi chính

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w