Định hướng phát triển ngành tôm Việt Nam đến 2020

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 65)

3.1.1. Quan điểmvà định hướng phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2020

Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, những quan điểm phát triển ngành thủy sản trong thời kỳ 2011-2020 là:

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục là mũi nhọn trong phát triển ngành thủy sản, phát huy lợi thế quốc gia đặc biệt là lợi thế vùng biển, góp phần ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển.

Xuất khẩu tômhướng tới chuyển từ kinh tế khai thác tài nguyên và kinh tế thương mại sang kinh tế khai thác lao động kỹ thuật và kinh tế công nghiệp là chủ yếu, tiến tới kinh tế khai thác trí tuệ và khoa học trong giai đoạn 2011 -2020.

Xuất khẩu và chế biến thủy sản cần phải gắn bó mật thiết với sự phát triển của khai thác và nuôi trồng thủy sản, xác định gắn kết lợi ích giữa nông dân, ngư dân và doanh nghiệp là khâu đột phá trong phát triển ngành ngành thủy sản. Phát triển thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hóa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực tập, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội…

Xuất khẩu thủy sản phải đi kèm với đổi mới công nghệ kỹ thuật và trang thiết bị; phối hợp hài hoà giữa phát triển sản xuất cho nhu cầu xuất khẩu và cho tiêu dùng nội địa; tăng cường nhập khẩu bổ sung nguyên liệu chế biến cho tái xuất khẩu. Phát triển xuất khẩu và chế biến thủy sản phải dựa trên việc thực hiện chiến lược phát triển con người, đổi mới tổ chức quản lý; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản trên cơ sở tiếp cận khoa học về quản lý tổng hợp nghề cá có sự tham gia của cộng đồng và mối quan hệ tương hỗ với các ngành kinh tế khác nhằm

phát triển thủy sản và nghề cá một cách bền vững.

Định hướng trong nuôi trồng thủy sản tập trung vào cải tiến hệ thống cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản, không ngừng đổi mới cơ cấu theo nhu cầu thị trường, sử dụng giống thủy sản có sản lượng, chất lượng cao và công nghệ chế biến phù hợp đi đôi với bảo vệ môi trường. Các vùng nguyên liệu cần phải quy hoạch hoàn chỉnh cho từng nhóm sản phẩm, áp dụng hình thức nuôi năng suất cao; quy trình quản lý sản xuất, lưu thông, tiêu thụ phải được tổ chức khoa học và tiết kiệm nhất; xây dựng hệ thống đo lườngtiêu chuẩn quốc tế cho các loại thủy hải sản xuất khẩu mang thương hiệu Việt Nam.

Với khai thác thủy sản, cần tập trung nghiên cứu điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường phục vụ khai thác, phát triển nguồn nhan lực chất lượng cao cho các hoạt động nghiên cứu và tổ chức khai thác thủy hải sản trên biển. Tổ chức lại quản lý và sản xuất khai thác hải sản trên biển, trên cơ sở cơ cấu lại tàu thuyền, nghề nghiệp phù hợp với các vùng biển, với môi trường tự nhiên và nguồn lợi thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Chú trọng phát triển theo chiều sâu, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng và chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm chế biến cũng là một khâu rất quan trọng. Thực hiện rà soát lại quy hoạch các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, gắn kết chặt chẽ cơ sở chế biến với vùng sản xuất nguyên liệu và dịch vụ hậu cần. Tổ chức sản xuất thủy sản liên hoàn theo chuỗi giá trị sản phẩm, thực hiện truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủy sản của Việt Nam, hình thành các kênh phân phối trong và ngoài nước.

Sản phẩm thủy sản xuất khẩu phải đáp ứng được những yêu cầu đa dạng và rất khác nhau của thị trường thế giới, đặc biệt là những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và mẫu mã hàng hoá. Mỗi sản phẩm xuất khẩu phải hình thành được thị trường chủ lực, từng bước giảm dần việc xuất khẩu qua thị trường trung gian.

Như vậy, định hướng chung của ngành thủy sản hướng tới là tận dụng mọi khả năng để sản xuất, sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực sẵn có để

đưa Việt Nam trở thành một nước giàu từ biểnvà là một trong những nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, có thị trường rộng lớn, có thương hiệu và uy tín.

3.1.2. Mục tiêu phát triển mặt hàng tôm xuất khẩuViệt Nam đến năm 2020

Từ những quan điểm trên, mục tiêu hướng tới vào năm 2020 là ngành thủy sản cơ bản được công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, trở thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu, uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới.

Mục tiêu cụ thể của chiến lượng phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 là: Đẩy mạnh giá trị và sản lượng thủy sản xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2011 của Việt Nam dự báo sẽ ổn định khoảng 2,1-2,2 tỷ USD, phấn đấu đến năm 2015 sẽ là 3 tỷ USD, và năm 2020 là 4 tỷ USD.

Nâng cao vị thế và uy tín của thủy sản Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới, xứng đáng với tiềm năng thủy sản đất nước, từng bước làm chủ thị trường thế giới về những sản phẩm có ưu thế và khả năng cạnh tranh cao.

Đổi mới công nghệ và kỹ thuật một cách đồng bộ, xây dựng chuỗi sản xuất từ khâu nguyên liệu đến chế biến xuất khẩu, nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong chế biến xuất khẩu theo hướng giảm sản phẩm sơ chế và tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ lao động có đủ khả năng và điều kiện đáp ứng nhu cầu phát triển.

Giữ vững thị phần trên các thị trường lớn (EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc…) đồng thời không ngừng mở rộng, tăng thị phần trên các thị trường tiềm năng (Hàn Quốc, Canada, Úc, Đông Âu, Trung Mỹ…).

*Nuôi trồng tôm

Hướng đi cho nghề nuôi tôm ở nước ta trong những năm tới là không mở rộng diện tích nuôi tôm, thay vào đó là giảm diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất thấp, tăng cường nuôi tôm thâm canh và nuôi tôm biển. Đây là một bước đi đúng đắn và cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.

(Nguồn: Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 -Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn) *Chế biến tôm xuất khẩu

Tôm đông lạnh là sản phẩm chủ lực có vị trí thứ hai về sản lượng (sau cá đông lạnh) nhưng lại đứng thứ nhất về giá trị so với các nhóm sản phẩm thủy sản xuất khẩu khác.

Quy hoạch năm 2015, sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu đạt 270 ngàn tấn, giá trị xuất khẩu đạt 2,32 tỷ USD, chiếm 16,7% về sản lượng và 35,7% về giá trị.

Quy hoạch năm 2020, sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu đạt 320 ngàn tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,88 tỷ USD, chiếm 17,4% về sản lượng và 35,6% về giá trị.

*Giống tôm

Toàn ngành phấn đấu đến năm 2015 cung cấp 100% giống tôm cho nhu cầu nuôi, 70% giống cho các đối tượng nuôi chủ lực là giống sạch bệnh và đến năm 2020, 100% giống các đối tượng tôm nuôi được sạch bệnh và có chất lượng cao.

TT Danh mục Đơn vị

Kế hoạch chỉ tiêu cụ thể các thời kỳ

2015 2020

I Diện tích nuôi lợ mặn Ha 650.000 700.000

1.1 Nuôi tôm thâm canh Ha 80.000 120.000

1.2 Nuôi tôm QCCT sinh thái Ha 300.000 300.000

II Tổng sản lượng Tấn 3.650.000 4.500.000

2.1 Tôm nước lợ Tấn 550.000 700.000

2.2 Tôm càng xanh Tấn 40.000 60.000

III Giống thủy sản

3.1 Tôm nước lợ Tr. Con 47.000 50.000

3.2 Tôm càng xanh Tr. Con 900 1.500

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w