Nguyên nhân và giải pháp khắc phục những thiếu sót trong phân phối ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Công bằng xã hội trong phân phối ở nước ta hiện nay (Trang 56)

Thực hiện công bằng xã hội trong phân phối ở nước Ta hiện nay: thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp

2.2. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục những thiếu sót trong phân phối ở nước ta hiện nay

phối ở nước ta hiện nay

2.2.1. Nguyên nhân của những thiếu sót trong phân phối ở nước ta hiện nay

Trước hết chúng ta phải khẳng định rằng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là hướng đi đúng đắn mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn. Tuy nhiên, quá trình triển khai các chủ trương, chính sách cũng như các biện pháp nhằm đạt mục tiêu công bằng xã hội có nhiều yếu kém và hạn chế. Những yếu kém, hạn chế đó có 2 nguyên nhân chính.

Thứ nhất, nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự bất công xã hội ở nước ta trong thời gian qua là tình trạng tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế và các hành vi phạm pháp khác. Trong thời gian gần đây hiện tình trạng đó có chiều hướng gia tăng và ngày càng tinh vi hơn. Hàng loạt các vụ tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế làm thất thoát một khối lượng tài sản lớn, tiền của Nhà nước và nhân dân làm cho nhân dân hết sức bức xúc, gây nên dư luận xấu trong xã hội. Tham nhũng hiện nay có mặt ở tất cả các ngành như tài chính, hải quan, địa chính nhà đất, giao thông, ngân hàng…Các hình thức tham nhũng đa dạng như đòi hối lộ để cấp giấy phép, cấp kinh phí, cho vay vốn không đúng nguyên tắc cấp đất không đúng thẩm quyền, tăng khống khối lượng giá trị xây lắp và vật tư.

Gần đây, Ban Nội chính trung ương đã công bố danh sách liệt kê 10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam trong đó 3 cơ quan dẫn đầu là: địa chính nhà đất, hải quan/ quản lý xuất nhập khẩu và cảnh sát giao thông. Theo bảng xếp hạng mới về tham nhũng trên thế giới do tổ chức Minh Bạch quốc tế (TI) công bố vào ngày 26 - 9 - 2007 đối với 180 quốc gia và vùng lãnh thổ thì Việt Nam bị xếp vào thứ 123/180 nước, nghĩa là có mức độ tham nhũng rất cao so với các nước trong vùng Đông Nam á: Singapore là nước sạch nhất được 9,3 điểm (thang điểm 10), Malaixia xếp thứ 43 và Thái Lan xếp thứ 84 trong 180 quốc gia và vùng lãnh thổ[8; tr.20].

Đi kèm với tham nhũng là các tệ làm ăn phi pháp khác như buôn lậu, đầu cơ, lừa đảo trong kinh tế. Các hình thức này ngày càng tinh vi phức tạp và có tổ chức. Trong những năm gần đây hiện tượng trốn thuế, lậu thuế, làm hàng giả, hàng kém chất lượng, ngày càng phổ biến trong đời sống xã hội. Trên thị trường tràn lan các loại hàng giả: thuốc lậu, rượu lậu, rượu giả, gián mác giả các loại sản phẩm… Đây là một bộ phận những cá nhân kinh doanh chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà lừa người tiêu dùng, phá hoại môi trường

sống, làm tất cả những việc phi pháp, phi đạo đức, phi nhân tính sản xuất hàng hóa kém chất lượng.

Làm giàu bất hợp pháp là nguyên nhân chính gây ra sự bất công bằng xã hội. Đa phần những người làm ăn chân chính thì thu nhập thấp hơn so với thu nhập của một bộ phận làm giàu bất hợp pháp. Về thực chất, đó là tình trạng một số người này cướp đoạt tài sản của một số người khác. Làm giàu bất hợp pháp, không chỉ gây ra sự bất công mà còn làm giảm lòng tin của nhân dân đối với bộ máy chính quyền, gây mất ổn định kinh tế - chính trị - xã hội.

Hồ Chí Minh rất quan tâm đến cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Người khẳng định tham ô, lãng phí là căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng công cuộc xây dựng đất nước, phải kiên quyết loại bỏ tệ tham ô, lãng phí: “Tham ô hành động xấu xa nhất của con người. Nhân dân lao động ta làm lụng đổ mồ hôi sôi nước mắt để góp phần xây dựng của công - của Nhà nước và của tập thể. Của công ấy là nền tảng vật chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là nguồn gốc chủ yếu để nâng cao đời sống vật chất của nhân dân ta. Tham ô là lấy trộm của công, chiếm của công làm của tư. Nó có hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, có hại đến công việc cải thiện đời sống nhân dân, có hại đến đạo đức cách mạng” [59; tr.573].

Thứ hai, một số chính sách của Nhà nước chưa thực sự hợp lý. Trong xã hội không chỉ có sự làm giàu bất hợp pháp mà còn có sự làm giàu hợp pháp nhưng bất hợp lý. Nếu chính sách không hợp lý cũng làm cho một số người giàu lên và một số người nghèo đi.

Ví dụ, nếu Nhà nước ưu tiên đầu tư ở các vùng thành phố và duyên hải thì ở những vùng nông thôn và miền núi sẽ ít có điều kiện thoát nghèo. Nếu Nhà nước đồng ý với đề xuất tăng giá điện của ngành điện thì các doanh nghiệp trong ngành điện sẽ được hưởng lợi còn người tiêu dùng sẽ bị thiệt hại. Nếu Nhà nước dành nhiều kinh phí hơn hỗ trợ người nghèo trên cơ sở

tăng thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao thì những người nghèo sẽ được lợi và có cơ hội thoát nghèo.

Chính sách trợ giúp người nghèo ở nước ta được đánh giá là tương đối tiến bộ. Nhưng điều đó không có nghĩa là việc trợ giúp người nghèo đã hoàn thiện đến mức không thể hoàn thiện hơn nữa. Vẫn còn những hiện tượng người nghèo đi không vay được ngân hàng đành phải vay tư nhân với lãi suất cao. Số lượng người nghèo vẫn còn nhiều.

Nhà nước vẫn chưa làm cho mọi người trong độ tuổi lao động đều có cơ hội việc làm. Nhà nước vẫn chưa làm cho mọi người dân được hưởng thụ từ dịch vụ y tế công. Nhiều gia đình thương binh, gia đình liệt sỹ vẫn phải sống ở mức độ nghèo khổ. Đương nhiên việc xây dựng các chính sách kinh tế, xã hội đúng đắn, hợp lý để xóa bỏ hoàn toàn bất công trong điều kiện hiện nay là rất không đơn giản; nhưng chúng ta cần phải thấy rằng một số chính sách bất hợp lý của Nhà nước cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự bất công.

2.2.2. Giải pháp cơ bản nhằm thực hiện công bằng xã hội trong phân phối 2.2.2.1. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

Vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay cần được đặt ra và giải quyết theo quan điểm phát huy vai trò nhân tố con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội, tức là coi con người với tư cách là nhân tố lao động để phát triển sản xuất là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, vừa là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Như vậy, giải quyết việc làm là tạo lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thực hiện công bằng xã hội.

Trên thực tế, việc phát huy nhân tố con người còn nhiều hạn chế. Tình trạng người lao động thiếu việc làm ở mức độ cao làm cho nhiều người lao động gặp khó khăn về đời sống. Theo bộ Luật lao động ở nước ta thì mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa

nhận là việc làm. Đây là cách nhìn nhận tiến bộ hơn so với thời kỳ trước đổi mới. Theo quan niệm này có thể tạo ra việc làm ở tất các thành phần kinh tế.

Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước ASEAN, đã có nhiều thành công trong việc giải quyết việc làm cho người lao động như: đề cao vai trò của chính phủ qua việc xây dựng chính sách phát triển kinh tế, chính sách đầu tư vào con người để nâng cao chất lượng thị trường lao động, hình thành các trung tâm đào tạo nghề và hướng nghiệp, thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để giải quyết việc làm…Đây là những kinh nghiệm quý báu để giải quyết việc làm ở nước ta. Để giải quyết việc làm thì cần phải thực hiện các biện pháp cơ bản sau đây:

- Xây dựng cơ cấu kinh tế mới có khả năng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho người lao động. Yêu cầu đặt ra đối với cơ cấu kinh tế mới là khuyến khích mọi người dân, mọi thành phần kinh tế đầu tư vốn mở rộng sản xuất kinh doanh trong tất cả các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và du lịch, phải khai thác sử dụng tốt mọi tiềm năng của đất nước, trên cơ sở đó nâng cao mức độ giải quyết việc làm cho người lao động. Những tiềm năng đó là khai thác tài nguyên thiên nhiên của đất nước để tham gia phân công lao động trong nước và quốc tế, khai thác nguồn du lịch dồi dào, giá nhân công rẻ để thu hút đầu tư nước ngoài, mở ra những ngành nghề sản xuất mới, khai thác thế mạnh vị trí địa lý để tham gia các tổ chức, hiệp hội phát triển kinh tế trong khu vực, tạo khả năng có nhiều việc làm cho người lao động…

- Hình thành số lượng và nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường sức lao động trong nước và quốc tế. Về mặt số lượng, nguồn lao động nước ta khá dồi dào, vì thế cần phải có kế hoạch cân đối lại nguồn lao động trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời phải có biện pháp kiểm soát sự gia tăng quá mức số lượng lao động thông qua vận động toàn dân thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Về chất lượng, đây là yêu

cầu không thể thiếu được đối với hình thành nguồn lao động ở nước ta. Để đảm bảo chất lượng cần phải đầu tư nhiều hơn cho giáo dục đào tạo; thực hiện giáo dục, đào tạo không ngừng và suốt đời, phải phát triển đa dạng các hình thức và phương pháp đào tạo chuyên môn, nghề nghiệp cho người lao động (trường đào tạo cán bộ kỹ thuật, trung tâm dạy nghề, trung tâm bồi dưỡng thường xuyên, xúc tiến việc làm…); cần quan tâm chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân; hình thành đội ngũ những người lao động có thể lực tốt, có sức khỏe, có trí tuệ để có khả năng lao động tốt, sẵn sàng tham gia phân công lao động trong và ngoài nước.

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. ở nước ta hiện nay, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề được Nhà nước rất quan tâm. Bởi vì doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên nhiều mặt, đặc biệt là thu hút việc làm và tạo thu nhập cho người lao động. Thực tế cho thấy, quốc gia nào có tỷ trọng lớn loại doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sẽ thu hút được nhiều lao động cho xã hội. Vai trò giải quyết việc làm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ thể hiện ở chỗ đảm bảo cho số lao động thường xuyên ở các doanh nghiệp, mà còn thể hiện ở chỗ tạo điều kiện để lao động ngoài doanh nghiệp có việc làm, thông qua các hoạt động cung ứng đầu vào, tiếp nhận đầu ra, phục vụ sản xuất kinh doanh, đặc biệt đối với vùng nông thôn, vùng ven đô thị có nghề thủ công truyền thống.

Để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cần đánh giá đúng vai trò quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ; thiết lập hệ thống chính sách khuyến khích phát triển ở cả thành thị và nông thôn, thành lập hệ thống tổ chức doanh nghiệp vừa và nhỏ; giúp cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn về tài chính, công nghệ, thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm; thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, thuế và các biện pháp khác

- Mở rộng hình thức xuất khẩu lao động ra nước ngoài và liên doanh liên kết xuất khẩu lao động tại chỗ. Trong thời đại ngày nay việc di cư lao động và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đã trở thành một hoạt động lĩnh vực kinh tế quan trọng ở nhiều nước. Từ lâu nhiều quốc gia đã coi xuất khẩu lao động là một hướng quan trọng nhằm giải quyết việc làm, giảm bớt căng thẳng về lao động dôi thừa ở trong nước. ở nước ta, việc xuất khẩu lao động cũng được coi là một giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm cho người lao động. Để mở rộng và nâng cao hiệu quả việc xuất khẩu lao động của nước ta trong điều kiện hiện nay cần thực hiện một số nội dung cơ bản sau: tăng cường công tác dự báo thị trường lao động ngoài nước nơi có khả năng thu hút lao động Việt Nam; hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý lĩnh vực xuất khẩu lao động và hoàn thiện chính sách tài chính, hệ thống pháp luật và chính sách tạo môi trường hành lang cho hoạt động xuất khẩu lao động; bồi dưỡng nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động quốc tế; sử dụng và phát huy tốt khả năng của số lao động trở về sau khi hết hạn hợp đồng lao động; phát triển liên doanh, liên kết để xuất khẩu lao động tại chỗ.

- Khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống nhằm thu hút nhiều việc làm cho người lao động. Hiện nay ngành nghề truyền thống ở các địa phương đang còn tiềm năng lớn. Nhiều địa phương đã phục hồi và có bước phát triển tốt, tạo ra được nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Nhưng nhiều nơi vẫn chưa khai thác, sử dụng đúng mức tiềm năng ngành nghề truyền thống. Trong khi đó tình trạng thiếu việc làm đang tạo lên những bức xúc trong đời sống xã hội. Vì vậy, cần phải phục hồi và phát triển ngành nghề truyền thống ở các địa phương. Kinh nghiệm cho thấy để làm tốt việc này các địa phương cần phải điều tra, đánh giá và phân loại các ngành nghề truyền thống. Trên cơ sở đó có các biện pháp đầu tư vốn, kỹ thuật, công nghệ thích hợp cho từng loại nghề cụ thể. Bên cạnh đó cần khai thông và phát

triển thị trường nguyên liệu, thị trường sản phẩm và các quan hệ đối tác làm ăn trong nước cũng như ngoài nước. Bởi vì, các ngành nghề truyền thống hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và tìm ra đối tác làm ăn để mở rộng sản xuất, thu hút nhiều việc làm cho người lao động.

- Tiến hành phân bổ lại nguồn lao động trên các địa bàn trong nước nhằm cân đối lại lực lượng lao động, hạn chế sự dư thừa lao động. Nhà nước cần có chính sách di dân đến các vùng kinh tế mới. Đó chính là con đường phân bổ lại một cách hợp lý hơn dân cư và lao động giữa các vùng. Trong quá trình thực hiện cần chú ý cân đối giữa tiềm năng tài nguyên và lực lượng lao động, khai thác sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả đồng thời tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động.

- Tiếp tục cải cách chính sách tiền lương. Nâng lương tối thiểu cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tối thiểu như ăn, mặc, ở, học hành và các nhu cầu tinh thần khác. Trả lương cho người lao động theo đúng cống hiến của họ. Những người giỏi, tâm huyết sáng kiến với công việc phải được trả lương cao hơn những người không chịu khó sáng kiến. Nếu làm đựơc điều này hợp lý sẽ kích thích mọi người lao động tự nỗ lực vươn lên có thu nhập cao, thúc đẩy xã hội phát triển.

2.2.2.2. Đẩy mạnh các biệp pháp xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện công bằng xã hội thì một trong những giải pháp cơ bản là hạn chế sự phân hóa và phân cực giàu nghèo. Hạn chế sự phân hóa phân cực giàu nghèo ở đây không có nghĩa là cào bằng về thu nhập mà là giữ cho khoảng cách giàu nghèo ở mức độ hợp lý, không gây bất công đối với người nghèo. Để hạn chế sự phân hóa và phân cực giàu nghèo phi lý, Đảng và Nhà

Một phần của tài liệu Công bằng xã hội trong phân phối ở nước ta hiện nay (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)