Thực trạng của việc thực hiện công bằng xã hội trong phân phối ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Công bằng xã hội trong phân phối ở nước ta hiện nay (Trang 34)

Thực hiện công bằng xã hội trong phân phối ở nước Ta hiện nay: thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp

2.1.Thực trạng của việc thực hiện công bằng xã hội trong phân phối ở nước ta hiện nay

thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp

Trong chương 1, luận văn đã trình bày khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về công bằng xã hội trong phân phối. Mặc dù các nhà kinh điển cũng như Hồ Chí Minh và Đảng ta không sử dụng thuật ngữ “công bằng xã hội trong phân phối” mà sử dụng thuật ngữ “công bằng” hoặc “công bằng xã hội” nhưng tư tưởng về công bằng hay về công bằng xã hội được trình bày ở đó cũng chính là tư tưởng về công bằng xã hội trong phân phối.

Trong chương này, luận văn phân tích việc thực hiện công bằng xã hội trong phân phối ở nước ta hiện nay. Trong đó, khái niệm “công bằng xã hội trong phân phối” được chúng tôi hiểu là sự ngang bằng nhau giữa người với người trong mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ của cải vật chất.

2.1. Thực trạng của việc thực hiện công bằng xã hội trong phân phối ở nước ta hiện nay nước ta hiện nay

2.1.1. Những thành tựu đã đạt được

Hiện nay nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện đa dạng hóa các hình thức phân phối (phân phối theo lao động, phân phối theo mức đóng góp vốn, phân phối thông qua phúc lợi xã hội). Thực hiện đúng sự phân phối này sẽ đưa nước ta đạt được mục tiêu “công bằng xã hội ”.

Trong thời kỳ trước đổi mới từ năm 1975 đến 1986, sự phân phối bình quân đã làm cho người lao động trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, dựa dẫm vào nhau, không năng động trong lao động vì người làm nhiều hưởng ít thì không cố gắng làm, người làm ít hưởng nhiều thì dựa dẫm vào người khác và cũng không cố gắng cống hiến. Điều đó làm cho nước ta lâm vào khủng hoảng, đời sống nhân dân khó khăn.

Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự phân phối đã tạo ra những bước chuyển biến quan trọng trong đời sống người dân. Người dân không thể chỉ trông chờ vào Nhà nước mà phải năng động, nhạy bén, tích cực lao động, tích cực cống hiến, chủ động tìm kiếm cơ hội việc làm, đầu tư góp vốn sản xuất kinh doanh. Điều đó đã làm cho đất nước ta có những thay đổi về mọi mặt. Thực tiễn hơn 20 năm thực hiện chủ trương của Đảng về thực hiện đa dạng các hình thức phân phối đến nay đã làm cho tình hình kinh tế xã hội nước ta có những chuyển biến tích cực và đáng tự hào.

Trên lĩnh vực kinh tế, nền kinh tế của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Điều này đã được đánh giá, ghi nhận trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và cũng được bạn bè quốc tế công nhận. Tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh, tổng thu nhập quốc dân (GDP) tăng liên tục năm sau cao hơn năm trước. Nếu tốc độ GDP bình quân hàng năm thời kỳ 1986 - 1990 là 3,9% năm thì 2007 đạt GDP là 8,4%. Thu nhập bình quân trên đầu người không ngừng tăng (năm 2000 đạt 400 USD, năm 2007 đạt 835 USD, đến năm 2008 đạt 960 USD). Đời sống vật chất của dân cư không ngừng được cải thiện một cách rõ rệt. Cơ cấu kinh tế có những thay đổi căn bản, tạo cơ hội cho các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển, theo hướng tăng dần ngành kinh tế công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, phù hợp xu thế phát triển của đất nước và thời đại. Tổng nguồn vốn đầu tư của của nước ngoài vào Việt Nam không ngừng gia tăng, năm 2009 mặc dù nền kinh tế thế giới có những biến động lớn nhưng tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đã đạt 300 nghìn tỷ đồng (17 tỷ USD). Ngành nông nghiệp cũng đạt được thành tích đáng kể. Năm 1997 xuất khẩu 3,3 triệu tấn lương thực; hiện nay xuất khẩu gạo nước ta đạt 4 triệu tấn đến 5 triệu tấn gạo đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan). Mức bình quân lương thực của người dân đã tăng lên (vào thời kỳ trước đổi mới bình quân đầu người chưa đến 285 kg, đến năm 1990 đạt 325

kg, năm 2008 đạt 459 kg). Hiện nay nước ta là quốc gia đảm bảo về an ninh lương thực. Việc thực hiện chính sách xã hội nhằm mục tiêu công bằng xã hội có chuyển biến tích cực, giải quyết việc làm cho người lao động tăng thu nhập, ổn định kinh tế - xã hội, đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo. Trong thời kỳ 1991 - 2005 tỷ lệ hộ đói nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia giảm từ 58% xuống còn 25% và như vậy Việt Nam đã “hoàn thành sớm hơn so với mục tiêu thiên niên kỷ: giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015” [13; tr.1].

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng có những bước tiến bộ. Tuổi thọ trung bình của nhân dân tăng lên từ 63 lên 71,5. Chỉ số phát triển con người (HDI) từ mức dưới trung bình (0,498 năm 1991) tăng lên mức trung bình (0,733 năm 2008), xếp thứ 105/177 nước được thống kê.

Công tác ưu đãi xã hội như quan tâm gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn không ngừng đẩy mạnh vì mục tiêu phát triển con người.

Nhìn chung, những thành tựu đã đạt được trong việc thực hiện công bằng xã hội ở thời kỳ đổi mới so với thời kỳ từ 1975 đến 1986 thể hiện ở chỗ, xã hội ổn định, nhân dân phấn khởi tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới, tích cực trong lao động, kết quả là đời sống của nhân dân được nâng cao hơn. Nếu xã hội vẫn còn những bất công như thời kỳ trước đổi mới thì nước ta sẽ không có được những thành tựu về kinh tế - xã hội nói trên. Vì vậy, có thể nói, so với thời kỳ trước đổi mới, nước ta đã tiến được một bước dài trên con đường thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.

2.1.2. Những thiếu sót

Bên cạnh thành tựu đã đạt được, trong xã hội vẫn tồn tại không ít những thiếu sót trong phân phối. Chúng ta cần phải phân tích đúng thực trạng, nguyên nhân và tìm cách khắc phục sự thiếu sót trong phân phối còn tồn tại.

2.1.2.1. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và thu nhập thấp của người lao động

Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm của một số người có liên quan đến sự bất công trong phân phối. Thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta đã trải qua hai giai đoạn là giai đoạn trước đổi mới và giai đoạn từ khi đổi mới đến nay. Trong giai đoạn trước đổi mới, chế độ sở hữu tồn tại dưới hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể, vì thế người lao động chủ yếu tập trung ở hai khu vực này. Trong giai đoạn đổi mới, do thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ trên cơ sở da dạng hoá các hình thức sở hữu nên người lao động không chỉ ở khu vực kinh tế nhà nước mà ở cả khu vực kinh tế tư nhân.

Để thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thì phải tạo được việc làm cho mọi người lao động, tạo cơ hội cho người lao động có quyền cống hiến sức lao động đúng như tinh thần của Đại hội VI đã khẳng định: “Giải quyết một phần quan trọng việc làm cho người lao động và đảm bảo về cơ bản phân phối theo lao động. Thực hiện công bằng xã hội phù hợp điều kiện cụ thể của nước ta” [26; tr.45]. Nhưng thực tế tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta vẫn còn cao, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động.

Theo số liệu tổng cục thống kê, dân số Việt Nam năm 2007 là 85,155 triệu người, tỷ lệ tăng dân số khoảng 2,2% thuộc loại cao nhất trên thế giới. Dân số nước ta có cấu trúc dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào. Năm 1989 41,2% dân số dưới tuổi lao động; 50,5% trong độ tuổi lao động. Hàng năm số tăng tuyệt đối từ 1,0 đến 1,1 triệu lao động và gần như giữ mức này đến năm 2010. Như vậy nước ta có tiềm năng lao động to lớn. Về thực chất nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, có tỷ lệ bán thất nghiệp cao (khu vực kinh tế nông nghiệp Việt Nam có mật độ dân cư cao, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn kém phát triển, tiếp nhận lực lượng lao động lớn đáng ra có thể tìm được công việc làm ổn định hơn nếu như nhu cầu lao động gia tăng).

Thực trạng thiếu việc làm không chỉ giới hạn ở vùng kinh tế nông nghiệp mà còn phổ biến ở vùng thành thị, cả trong bộ máy Nhà nước, các đơn vị sản xuất và thương nghiệp quốc doanh. Số người thất nghiệp ở thành thị còn bao gồm cả học sinh - sinh viên ra trường không tìm được việc làm, công nhân bị giảm biên chế của các xí nghiệp quốc doanh, lao động xuất khẩu trở về nước… Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, trong thời kỳ 1996 - 2006 có khoảng 8,5 triệu người cần bố trí việc làm (thanh niên đến tuổi lao động không đi học 4,5 triệu người; học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp 600 ngàn người; số lao động nông thôn bị mất diện tích đất canh tác 500 ngàn người; các đối tượng tệ nạn xã hội hết hạn tù trở về 300 ngàn người; số công nhân viên chức không có việc làm 100 ngàn người). Tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta khá cao đã dẫn đến hậu quả là người dân có thu nhập thấp và đất nước lâm vào cảnh nghèo khổ.

Dưới đây là số liệu về tỷ lệ % thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng

(%) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Cả nước 5.88 6.01 6.85 674 6.42 6.28 6.01 5.78 5.60 5,31 4,82 4,64 Phân theo vùng Đồng bằng Sông Hồng 7.57 7.56 8.25 8.00 7.34 7.07 6.64 6.38 6.03 5,61 6,42 5,74 Đông Bắc Bộ 6.42 6.34 6.60 6.95 6.49 6.73 6.10 5.94 5.45 5,12 4,32 3,97 Tây Bắc Bộ 6.42 4.73 5.92 5.87 6.02 5.62 5.11 5.19 5.30 4,91 3,89 3,42 Bắc Trung Bộ 6.96 6.68 7.26 7.15 6.87 6.72 5.82 5.45 5.35 4,98 5,50 4,92 Nam Trung Bộ 5.57 5.42 6.67 6.55 6.31 6.16 5.50 5.46 5.70 5,52 5,36 4,99 Tây Nguyên 4.24 4.99 5.88 5.40 5.16 5.55 4.90 4.39 4.53 4,23 2,38 2,11 Đông Nam Bộ 5.43 5.89 6.44 6.33 6.16 5.92 6.30 6.08 5.92 5,62 5,47 4,83 Đồng bằng S. Cửu Long 4.73 4.72 6.35 6.40 6.15 6.08 5.50 5.26 5.03 4,87 4,52 4,03 Nguồn: Tổng cục thống kê [87].

Số liệu trên cho thấy, số lượng lao động nước ta tăng nhanh, tỷ lệ thất nghiệp cao, thiếu việc làm thật sự là vấn đề lớn bức xúc hiện nay.

Lực lượng lao động Việt Nam được đánh giá là lực lượng lao động khá tốt (theo đánh giá của các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam). So với tiêu chuẩn của quốc tế, lao động Việt Nam chấp nhận mức lương thấp, làm việc cần cù, lượng cung về lao động phổ thông cũng như lành nghề nghề khá dồi dào…Bên cạnh đó, một số mặt còn tồn tại về chất lượng lao động như: trình độ chuyên môn của lao động thấp, trong công nghiệp bình quân tay nghề công nhân chỉ đạt bậc 3 - 5/7. Vấn đề việc làm cho người lao động đang là vấn đề lớn đặt ra trong xã hội. Một lực lượng lao động trẻ, dồi dào, có sức khỏe, trình độ tay nghề lao động lại không có cơ hội việc làm. Thực trạng đó gây ra những bức xúc, bất công đối với người lao động.

Hàng ngày có một lực lượng lớn học sinh, sinh viên ra trường không tìm được việc làm phải làm trái nghề. Có hàng vạn lao động nông thôn đổ về các thành phố lớn tìm việc (do diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm đi nhanh chóng). Những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều nỗ lực trong giải quyết việc làm cho người lao động, đã ban hành hàng loạt các chính sách giải quyết việc làm như: Nghị quyết 120/HĐBT (nay là Chính phủ) ngày 11 - 4 - 1992 về chương trình quốc gia về việc làm và chủ trương, phương hướng, giải pháp tạo việc làm cho người lao động; Thông tư liên tịch số 13/1999/TTLT - BLĐTBXH - BTC - BKHĐT ngày 8 - 5 - 1999 của Bộ Lao động - Thương binh xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn cho vay quỹ quốc gia về hỗ trợ việc làm… Mỗi năm Nhà nước chi hàng ngàn tỷ đồng cộng với hàng ngàn tỷ đồng do nhân dân tự đóng góp để giải quyết việc làm. Nhà nước thực hiện phát triển nhiều thành phần kinh tế, tạo việc làm, huy động các tổ chức đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ…) và các tổ chức xã hội trong và ngoài nước để tổ chức các chương trình việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động. Mặc dù Đảng, Nhà nước và nhân dân đã

có nhiều nỗ lực cố gắng giải quyết việc làm cho người lao động, nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta vẫn ở mức độ cao. Cuối năm 2008 đầu năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam có xu hướng gia tăng. Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, đến hết năm 2008 cả nước có gần 30 ngàn lao động làm việc trong các doanh nghiệp bị mất việc do suy giảm kinh tế, dự báo năm 2009 cả nước con số thất nghiệp tăng thêm tới 15 ngàn lao động ” [4; tr.1].

Thực trạng thất nghiệp thiếu việc làm đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người lao động. Nhiều người không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của người lao động về ăn, mặc, ở (chưa nói đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe, học tập và tinh thần trong đời sống). Họ không đáng phải chịu cảnh khốn khó như vậy.

Đối với những người lao động bị thất nghiệp, thiếu việc làm, đời sống vô cùng khó khăn. Ngay đối với người lao động có việc làm thì nhiều người cũng có thu nhập rất thấp. Trong các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc cải cách điều chỉnh tiền lương nhằm mục đích nâng cao mức sống của người lao động. Nếu năm 1993 quy định mức tiền lương tối thiểu nước ta 120.000đ/1tháng thì đến nay mức lương tối thiểu là 650.000đ/1tháng. Sự điều chỉnh chế độ tiền lương của Nhà nước đã tạo ra sự chuyển biến tích cực làm tăng thu nhập cho người lao động, khắc phục ở một mức độ nhất định tính chất bình quân trong chế độ tiền lương, thúc đẩy tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc trả lương đó vẫn chưa phản ánh hết năng suất và hiệu quả lao động của người lao động.

Về mức lương hiện nay, nếu so sánh mức lương Nhà nước trả cho người lao động với nhu cầu tối thiểu cần thiết người lao động (ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, giao tiếp xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…) thì chế độ tiền lương còn thấp nhất là trong tình hình lạm phát giá cả các loại hàng

hóa dịch vụ đang leo thang hiện nay. Đời sống của một bộ phận người lao động là hết sức khó khăn. Lương thấp chính là nguyên nhân một số cán bộ công chức Nhà nước không tận tâm với công việc, tìm cách tăng thu nhập ngoài lương (sinh ra những tiêu cực trong hàng ngũ này). Một số cán bộ bỏ Nhà nước ra ngoài dẫn tới hiện tượng chảy máu chất xám…

Một bộ phận người lao động trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân còn gặp khó khăn hơn. Những người có đóng góp vốn vào sản xuất kinh doanh có các hình thức thu nhập khác như lợi nhuận doanh nghiệp, lợi tức cổ phiếu, lãi suất tiền gửi. Đây là nhóm người có thu nhập cao trong xã hội. Chủ trương của Đảng là thực hiện “phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp

Một phần của tài liệu Công bằng xã hội trong phân phối ở nước ta hiện nay (Trang 34)