thanh niên học sinh (thế hệ cách mạng cho đời sau) theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là ngƣời đã từng hoạt động trong các phong trào thanh niên khi còn trẻ, lại đƣợc tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lê nin sớm, từng tham gia đại hội Quốc tế thanh niên cộng sản, là ngƣời trực tiếp sáng lập, lãnh đạo các tổ chức thanh niên tiến bộ ở nƣớc ta, là chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc. Chính vì vậy, Ngƣời đã nhìn nhận đánh giá một cách rất nhân hậu, khách quan, thực tiễn và khoa học về vị trí, vai trò của thanh niên trong tiến trình lịch sử của dân tộc, nhất là trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh khẳng định, muốn thức tỉnh dân tộc phải thức tỉnh thanh niên. Từ sự khẳng định đó, Ngƣời vô cùng lo lắng cho tiền đồ của cách mạng trƣớc thực trạng của thanh niên chƣa đƣợc tổ chức, chƣa đƣợc giáo dục. “Thế thì thanh niên của ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: họ không làm gì cả. Những thanh niên không có phƣơng tiện thì không dám rời quê, còn những kẻ đã xuất dƣơng thì chỉ nghĩ đến việc thỏa mãn tính tò mò của tuổi trẻ mà thôi. Hỡi Đông Dƣơng đáng thƣơng hại! Ngƣời sẽ chết mất nếu đám thanh niên sớm già nua của Ngƣời không sớm hồi sinh” [16, tr 131].
Từ sự nhìn nhận đó, Ngƣời đã quyết tâm thức tỉnh, giáo dục giác ngộ, tổ chức họ, đƣa họ bƣớc vào cuộc đấu tranh và khẳng định: Thanh niên là một bộ phận của dân tộc. Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. Dân tộc đƣợc giải phóng thì thanh niên mới đƣợc tự do. Nƣớc nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do thanh niên.
Xuất phát từ điều tự nhiên và giản dị ấy, hơn ai hết, Ngƣời vô cùng yêu quý thanh niên. Bởi “thanh niên là ngƣời tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là ngƣời dìu dắt thế hệ thanh niên tƣơng lai”. Nhƣng không vì yêu qúy thanh niên, tin tƣởng thanh niên mà Ngƣời đánh giá thiếu khách quan, thiếu toàn diện, thiên lệch và cảm tính về họ. Ngay từ tác phẩm “Đƣờng kách mệnh”, Ngƣời đặt vấn đề phải cấp bách tổ chức thanh niên cộng sản đoàn ở Đông Dƣơng để thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách cách mạng, để tổ chức và giáo dục thanh
thiếu niên , nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng giành độc lập, tự do cho dân tộc. Không phải ngẫu nhiên, tổ chức cộng sản đầu tiên của Việt Nam mang tên Thanh niên ( Thanh niên cộng sản liên đoàn) và tờ báo cách mạng đầu tiên ra đời ngày 21/6/1925 là tờ “Thanh niên”. Sau này, Ngƣời tiếp tục khẳng định thanh niên là thế hệ anh hùng trong thời đại anh hùng và luôn mong muốn họ phấn đấu, rèn luyện để xứng đáng là những ngƣời anh hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, đất nƣớc vẫn tạm thời bị chia cắt, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở miền Bắc đang gặp vô cùng khó khăn, nhƣng Hồ Chí Minh vẫn son sắt tin tƣởng rằng, với một thế hệ thanh niên hăng hái, kiên cƣờng, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc. Miền Bắc bƣớc vào công cuộc xây dựng kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội để làm hậu phƣơng vững chắc cho cuộc kháng chiến ở miền Nam. Trong bối cảnh đó, Ngƣời đã nhìn nhận thanh niên là lớp ngƣời xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là lực lƣợng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ đang hăng hái giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ Tổ quốc. Ngƣời khẳng định: “Trong mọi việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu: đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm”. Ở miền Nam, Mỹ – ngụy ra sức thẳng tay đàn áp, khủng bố hòng tiêu diệt các chiến sĩ cộng sản nằm vùng, tiêu diệt các phong trào yêu nƣớc đòi thi hành hiệp định Giơnevơ, đòi thống nhất đất nƣớc. Trong tình hình đen tối đó, Ngƣời đã biểu dƣơng kịp thời tinh thần anh dũng, khí thế cách mạng kiên cƣờng của tuổi trẻ miền Nam và khẳng định vai trò của họ với niềm tin tƣởng tuyệt đối: Các cháu thanh niên miền Nam sinh ra và lớn lên trong hai cuộc chiến tranh yêu nƣớc, đã đƣợc rèn luyện thành thế hệ thanh niên vô cùng gan dạ, thông minh, không sợ gian khổ, hy sinh quyết chiến thắng.
Từ việc xác định rõ, đánh giá cao vai trò của thanh niên trong tiến trình cách mạng của dân tộc, Hồ Chí Minh thƣờng xuyên quan tâm đến việc xây dựng, củng cố tổ chức của thanh niên nhằm tập hợp đông đảo họ và qua đó, giáo dục, đào tạo
thanh niên nối chung, giáo dục cách mạng cho thanh niên nói chung, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên nói riêng.
Trong bối cảnh những năm đầu thế kỷ XX, dƣới sự lãnh đạo của Đảng và chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 26 - 3 – 1931, Đoàn thanh niên Cộng sản Đông Dƣơng ra đời. Trƣớc sự kiện to lớn đó, Ngƣời rất tự hào, sung sƣớng và thấy mình trẻ lại, thấy tƣơng lai dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang. Từ đó, Ngƣời đậc biệt thƣờng xuyên lãnh đạo, dìu dắt tổ chức Đoàn thanh niên từ việc lớn đến việc nhỏ, từ việc xây dựng tổ chức, định hƣớng hoạt động, chỉ rõ nhiệm vụ chính trị của phong trào thanh niên, đến việc cải tiến lề lối, tác phong làm việc của Đoàn nhằm tập hợp và giáo dục toàn diện, trƣớc hết là việc giáo dục cho từng đoàn viên, thanh niên. Ngƣời dạy thanh niên phải thấm nhuần tinh thần làm chủ nƣớc nhà và phải trau dồi đạo đức cách mạng, phải xung phong trong mọi công tác, xung phong là đi trƣớc, làm trƣớc để lôi cuốn quần chúng, chứ không phải là xa rời quần chúng. Đồng thời, Ngƣời phê phán mạnh mẽ những thanh niên chỉ bo bo nghĩ đến lợi ích riêng của mình, tự tƣ tự lợi, tham lam vật chất, ham sống sung sƣớng, tránh khó nhọc, lƣời biếng, coi thƣờng lao động. Từ sự nhìn nhận, đánh giá và phê phán đó, Ngƣời phân tích và căn dặn: Huy hiệu của thanh niên ta là tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên; ý nghĩa của nó là thanh niên phải xung phong gƣơng mẫu trong công tác, trong học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng. Thanh niên phải thành một lực lƣợng to lớn và vững chắc trong cuộc kháng chiến và kiến quốc, đồng thời phải vui vẻ và hoạt bát. Ngƣời mong toàn thể các cháu nam, nữ thanh niên cố gắng làm tròn nhiệm vụ để xứng đáng với cái huy hiệu tƣơi đẹp và vẻ vang ấy. Qua thực tiễn, Ngƣời vui mừng và tin tƣởng khẳng định: là ngƣời theo dõi để tổ chức thanh niên từ bƣớc đầu hiếm hoi chỉ có tám cháu, ngày nay từng thấy có hàng triệu đoàn viên thanh niên. Với một thế hệ thanh niên hăng hái và kiên cƣờng, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Những quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của thanh niên trong tiến trình lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng đã thể hiện rõ tƣ tƣởng chiến lƣợc của Ngƣời về công tác vận động và giáo dục toàn diện, trƣớc hết là giáo
dục cho thanh niên. Thấm nhuần tƣ tƣởng của Ngƣời, Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta luôn coi trọng việc xây dựng lực lƣợng chính trị trong thanh niên, rèn luyên và đào tạo toàn diện để họ trở thành nguồn sinh lực mới cho Đảng và kế tục trung thành , xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang, dƣới sự dẫn dắt của Ngƣời
Nhƣ vậy, Hồ Chí Minh đã nhìn nhận và đánh giá thanh niên theo quan điểm thực tiễn và phát triển. Ngƣời đã đánh giá những ƣu điểm vốn có của họ, coi họ là bộ phận quan trọng của dân tộc, là lực lƣợng nòng cốt để xây dựng chủ nghĩa xã hội; đồng thời, cũng chỉ ra nhƣợc điểm, yếu kém của thanh niên. Để khắc phục tất cả nhƣợc điểm ấy của họ, theo Ngƣời, chỉ bằng cách tổ chức họ, đƣa họ vào sự nghiệp cách mạng và qua đó giáo dục toàn diện, mà cái gốc là giáo dục đạo đức cho họ. Vì lẽ đó, Ngƣời thƣờng căn dặn cán bộ, đảng viên và nhân dân ta khi nhìn nhận, đánh giá thanh niên phải đấu tranh chống thói xem thƣờng, bảo thủ, thành kiến, hẹp hòi, đừng xem xét thanh niên một cách cứng nhắc; cần đi sâu vào đời sống, hiểu rõ tâm lý của các lớp thanh niên, giúp đỡ họ giải quyết vấn đề một cách thiết thực. Đối với thanh niên mắc khuyết điểm, sai lầm, Ngƣời không cho là hƣ hỏng phải bỏ đi mà chỉ coi là chậm tiến, để động viên, khuyến khích họ phấn đấu, tiến bộ. Đó không chỉ là tình yêu thƣơng sâu sắc, là trách nhiệm cao cả, mà còn là cách nhìn biện chứng, khoa học đối với thế hệ trẻ. Chính điều đó đã đem lại cho tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên thêm sức mạnh về tƣ tƣởng, vật chất, tổ chức trong các hoạt động học tập, lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà trực tiếp là giáo dục đạo đức cho thanh niên.
Gần 40 năm đã qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản "Di chúc" căn dặn toàn Đảng, toàn dân và thế hệ trẻ những điều hệ trọng, những việc cần phải làm vì sự nghiệp cách mạng. Những lời dặn của Ngƣời trong đó có tƣ tƣởng bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau vẫn giữ nguyên giá trị to lớn, có ý nghĩa sâu sắc.
Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây dựng lực lƣợng cách mạng. Đó không chỉ là lực lƣợng trực tiếp gánh vác và giải quyết những nhiệm vụ hiện tại, mà còn là đội ngũ kế cận, nguồn bổ sung có đủ năng lực để kế thừa và tiếp tục phát triển sự nghiệp của những thế hệ đi trƣớc.
Trong "Di chúc", Ngƣời nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân phải luôn ghi nhớ rằng, "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết"
[18, tr 510]. Luận điểm đó chứa đựng thế giới quan khoa học của một lãnh tụ cách mạng, phản ánh tầm nhìn xa trông rộng của một nhà hiền triết, một nhà văn hóa lớn; nó đã trở thành một chân lý của cách mạng.
Vì sao phải chăm lo xây dựng, bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau? Sự nghiệp đấu tranh cách mạng nhằm biến xã hội cũ xấu xa, bất công và phi nhân tính thành một xã hội mới, tốt đẹp và công bằng cho tất cả mọi ngƣời là một quá trình đầy cam go, thử thách. Trong "Nhà nƣớc và cách mạng", khi đề cập đến tính chất phức tạp của những nhiệm vụ cách mạng, chẳng hạn nhƣ vấn đề chính quyền, V.I.Lê-nin từng nói rằng, đấu tranh giành chính quyền đã khó, nhƣng giữ đƣợc chính quyền cách mạng còn khó hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định, có độc lập, tự do mà nhân dân vẫn chết đói, chết rét thì độc lập, tự do cũng chẳng có nghĩa lý gì; nhân dân chỉ hiểu rõ giá trị của độc lập, tự do khi họ đƣợc ăn no, mặc ấm... Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại cho nhân dân tất thảy những quyền con ngƣời hết sức tự nhiên và chân chính ấy. Nhƣng, chủ nghĩa xã hội không phải muốn
là tức khắc có ngay, mà chỉ có thể là kết quả của cuộc đấu tranh rất bền bỉ của con ngƣời.
Nhắc lại những điều đó để thấy, sự nghiệp cách mạng là một quá trình lâu dài, bao gồm nhiều nhiệm vụ, nhiều giai đoạn khác nhau và do vậy, đòi hỏi sự hy sinh, cống hiến quên mình của nhiều thế hệ cách mạng. Thực vậy, trong tiến trình ấy, những lớp ngƣời hiện tại đã trực tiếp giải quyết thành công nhiều nhiệm vụ, nhƣng cũng có không ít công việc còn dang dở; hơn nữa, thực tiễn cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi phải tiếp tục giải quyết. Theo đó, nếu thiếu lực lƣợng kế cận xứng đáng thì chẳng những sự nghiệp cách mạng sẽ gặp khó khăn, mà ngay cả những gì đã có cũng khó đƣợc gìn giữ, bảo tồn.
Tƣ tƣởng về bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau thể hiện sự vĩ đại, sâu sắc trong tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tƣ tƣởng này, Ngƣời không chỉ thấy hiện tại mà còn thấy cả tƣơng lai; không chỉ dành tâm huyết trƣớc mắt cho sự
nghiệp cách mạng mà còn chăm lo vun trồng cái gốc của sự nghiệp đó để nó trở nên vững bền. ở đây, quan điểm biện chứng duy vật về sự phát triển mà Ngƣời tiếp thu từ chủ nghĩa Mác - Lê-nin đƣợc vận dụng một cách sáng tạo: tƣơng lai đang ở ngay trong hiện tại.
Đánh giá rất cao vai trò của thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội" [11, tr 167].
Đầy nhiệt huyết, có sức sống tràn trề và năng lực sáng tạo..., đó là thế mạnh, là vốn quý của tuổi trẻ. Với tƣ cách là đội ngũ dự bị, lực lƣợng kế cận hùng hậu của cách mạng và là những ngƣời chủ tƣơng lai của nƣớc nhà, các thế hệ trẻ - trƣớc hết là thanh niên, có trách nhiệm kế tục sự nghiệp cách mạng, thực hiện sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà lớp ngƣời đi trƣớc đã chuyển giao vào tay mình. Coi vận mệnh của nƣớc nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên, Hồ Chí Minh khẳng định, thanh niên phải trở thành một lực lƣợng to lớn, vững chắc trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc, phải "là ngƣời tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già,... là ngƣời xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội" [17, tr 488].
Sinh ra và lớn lên trong lòng dân tộc, gắn bó máu thịt với nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh có lòng tin mãnh liệt vào sức mạnh vô địch cũng nhƣ năng lực sáng tạo phi thƣờng của quần chúng nhân dân, trong đó có thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ nói chung và trẻ em nói riêng luôn ở trong trái tim và tâm trí của Ngƣời. Lúc nào Ngƣời cũng dành muôn vàn tình thƣơng yêu cho các thế hệ trẻ. Hơn thế nữa, Ngƣời còn gửi gắm niềm tin khi đặt trọn tƣơng lai của cách mạng, của dân tộc vào họ. Nhân ngày khai trƣờng của năm học đầu tiên dƣới chế độ mới, Ngƣời đã gửi thƣ khích lệ và động viên học sinh cả nƣớc: "ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nƣớc khác trên toàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nƣớc nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tƣơi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có
bƣớc tới đài vinh quang để sánh vai với các cƣờng quốc năm châu đƣợc hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em" [11, tr 33].
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định, nhƣ một lôgíc tất yếu, việc "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau" là nhiệm vụ rất quan trọng và rất cần thiết.
3.2.2. Nội dung, phương pháp giáo dục,bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
Bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau nhƣ thế nào?
Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình, kết hợp với lý luận cách mạng, từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ rằng, một dân tộc dốt là