Chủ nghĩa cá nhân là sản phẩm của các phƣơng thức sản xuất lấy tƣ hữu tƣ liệu sản xuất làm cơ sở. Nó không phải là tƣ tƣởng của một giai cấp nào thuần tuý, mà là sản phẩm của chế độ tƣ hữu và chủ yếu là của giai cấp bóc lột. Chủ nghĩa cá nhân là một phạm trù lịch sử, là con đẻ của xã hội có giai cấp, nó cũng ra đời với sự xuất hiện của xã hội có giai cấp, và tất nhiên nó cũng bị tiêu diệt cùng với sự tiêu diệt của xã hội ấy.
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích của riêng mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể , miễn là mình béo,thiên hạ gầy; tự tƣ tự lợi, chỉ nghĩ đến lợi riêng của mình, không chăm lo đến việc chung; lúc tính toán công việc thì đặt lợi ích của cá nhân mình, của nhóm mình lên trên lợi ích chung; làm việc gì cũng thiếu kiên quyết, lúc vui hứng lên thì làm. Nếu gặp trở ngại hay thất bại thì thụt lùi, vì không kiên quyết nên dễ lung lay; kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân.
Khi nói về một số cán bộ, đảng viên mắc khuyết điểm, chậm tiến, Hồ Chí Minh khẳng định: Nói chung, các đồng chí ấy rất trung thành với Đảng, với nhân dân, nhƣng tƣ tƣởng và tác phong chƣa thuần, đang mang một “ba lô chủ nghĩa cá nhân” hoặc nặng hoặc nhẹ. Ngƣời chỉ rõ nguyên nhân của chủ nghĩa cá nhân là “sinh trƣởng trong xã hội cũ, chúng ta ai cũng mang trong mình hoặc nhiều hoặc ít vết tích xấu xa của xã hội đó về tƣ tƣởng, về thói quen... Vết tích xấu xa nhất và nguy hiểm nhất của xã hội cũ là chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cá nhân trái ngƣợc với đạo đức cách mạng, nếu nó còn lại trong mình thì dù còn là ít thôi, thì nó sẽ chờ
dịp để phát triển, để che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở ta một lòng một dạ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng” [16, tr 283].
Ngƣời vạch ra chân tƣớng và biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa cá nhân, là so bì đãi ngộ: lƣơng thấp, cao, quần áo đẹp, xấu, uể oải, muốn nghỉ ngơi, hƣởng thụ, an nhàn; là việc gì cũng chỉ lo lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. Theo Ngƣời, do chủ nghĩa cá nhân mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa; tham danh trục lợi, thích địa vị, quyền hành; tự cao tự đại, coi thƣờng tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền, xa rời quần chúng, xa thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh; họ không có tinh thần cố gắng vƣơn lên, không chịu học tập để tiến bộ. Cũng do chủ nghĩa cá nhân mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỉ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đƣờng lối, chính sách của Đảng và của Nhà nƣớc, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân. “ Nó đẻ ra mọi thói hƣ tật xấu nhƣ: lƣời biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô, bè phái, địa phƣơng chủ nghĩa... [15, tr 251]. “Chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt” [15, tr 246. Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch của chủ nghĩa xã hội. Ngƣời cách mạng phải tiêu diệt nó.
2.1.2. Những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân
Chủ nghĩa cá nhân thể hiện ra ở từng nơi, từng lúc khác nhau và tùy trình độ cƣơng vị công tác từng ngƣời khác nhau. Những tƣ tƣởng nhƣ công thần địa vị, đòi hỏi hƣởng thụ, cục bộ địa phƣơng, tự do vô kỷ luật, tham ô lãng phí...
a. Cá nhân chủ nghĩa: ít nghĩ đến lợi ích chung của cách mạng, của nhân dân, mà thƣờng lo cho lợi ích riêng của mình. Tham danh lợi, hay suy tị. Có một chút thành tích thì tự kiêu, tự đại, kiêu ngạo, công thần, gây lủng củng trong nội bộ. Do cá nhân chủ nghĩa mà sinh ra các bệnh sau đây:
- Tự do chủ nghĩa: Không nghiên cứu nghiêm chỉnh và chấp hành đúng đắn đƣờng lối chính sách của Đảng, không tôn trọng pháp luật và thể lệ của Nhà nƣớc. Tự cho mình là đúng, hành động theo ý riêng, phát biểu theo ý riêng, không báo cáo
và xin chỉ thị cấp trên, xem thƣờng tổ chức và kỷ luật.Tƣ tƣởng bản vị, coi bộ phận hoặc địa phƣơng mình phụ trách nhƣ là một giang sơn riêng, làm hại cả việc chung và việc riêng.
- Quan liêu mệnh lệnh: Không đi sâu đi sát phong trào, không nắm đƣợc tình hình cụ thể của ngành hoặc của địa phƣơng mình, không gần gũi quần chúng và học hỏi kinh nghiệm của quần chúng. Thích dùng mệnh lệnh hành chính hơn là kiên nhẫn giáo dục quần chúng một cách có lý, có tình. Do đó mà đƣờng lối chính sách đúng đắn của Đảng và chính phủ có khi không thấu đến quần chúng hoặc bị thi hành lệch lạc, kết quả là đã hỏng công việc lại mất lòng ngƣời.
- Tham ô lãng phí và bệnh quan liêu: Vì thiếu đạo đức cách mạng, thiếu tinh thần trách nhiệm mà đâm ra hƣ hỏng, nhƣ trộm cắp của công, vung phí tiền bạc và vật liệu của Nhà nƣớc, làm hại đến việc phát triển kinh tế và văn hoá để nâng cao đời sống nhân dân.Tham ô là trộm cƣớp, lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô. Mà có nạn tham ô và lãng phí là vì bệnh quan liêu; vì những ngƣời và những cơ quan lãnh đạo mắc bệnh quan liêu thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Kết quả là ngƣời xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí. Tham ô, lãng phí, quan liêu là kẻ thù của nhân dân. Ngƣời chỉ rõ: Tham ô đối với cán bộ, đó là “ăn cắp của công làm của tƣ, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung để làm quỹ riêng”; đối với nhân dân, đó là “ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”. Còn lãng phí bao gồm nhiều mặt: lãng phí sức lao động, lãng phí thời gian, lãng phí tiền của, lãng phí của cải vật chất của nhân dân, của đất nƣớc. Ngƣời còn chỉ rõ: “Tham ô có hại, nhƣng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn”. Ngƣời kết luận: “Tham ô là trộm cƣớp. Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”.
Bác đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tham ô, lãng phí, đó là bệnh quan liêu: đó là vì những ngƣời và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dƣới không sát
công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng. Đối với công việc thì trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không vào sâu vấn đề. Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi, đến chốn. Bệnh quan liêu là chỉ gieo hạt vun trồng cho tham ô lãng phí nảy nở. Ngƣời nhấn mạnh: tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân. Đó là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gƣơm, mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng việc của ta, nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí vƣợt khó của cán bộ ta, nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính. Tham ô, lãng phí, quan liêu thƣờng đi liền với nhau và luôn là một trở lực lớn, là nguy cơ sụp đổ đối với mọi chế độ xã hội
Tham ô là hành động xấu xa nhất của con ngƣời. Nhân dân lao động ta làm lụng đổ mồ hôi, sôi nƣớc mắt để góp phần xây dựng của công- của Nhà nƣớc và của tập thể. Của công ấy là nền tảng vật chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là nguồn gốc chủ yếu để nâng cao đời sống của nhân dân ta. Tham ô là lấy trộm của công, chiếm của công làm của tƣ. Nó có hại đến công việc cải thiện của nhân dân, có hại đến đạo đức cách mạng.
Lãng phí và tham ô tuy khác nhau, ở chỗ lãng phí thì không trực tiếp ăn cắp, ăn trộm của công, nhƣng kết quả tai hại đến tài sản của Nhà nƣớc, của tập thể thì lãng phí cũng có tội. Ví dụ: tên A tham ô 1000 đồng, tên B lãng phí 1000 đồng. Kết quả tai hại đến của công thì B cũng chẳng khác gì A.
Lãng phí có nhiều hình thức: hoặc vì lập kế hoạch không chu đáo, ví dụ làm một ngôi nhà không hợp thức, làm xong phải phá đi làm lại; hoặc vì tính toán không cẩn thận, điều động hàng trăm hàng nghìn ngƣời đến công trƣờng nhƣng chƣa có việc làm hay là ngƣời nhiều việc ít, phải để họ trở về; hoặc vì xa xỉ, phô trƣơng hình thức, nào là liên hoan, nào “báo chí”, nào kỷ niệm, sắm sửa lu bù, xài tiền nhƣ nƣớc v.v..
Nói tóm lại, lãng phí là vì thiếu tinh thần trách nhiệm, không có ý thức qúy trọng sức của, sức ngƣời của Nhà nƣớc, của nhân dân.
Quan liêu là cán bộ phụ trách xa rời thực tế, không điều tra, nghiên cứu đến nơi đến chốn những công việc cần phải làm, việc gì cũng nắm không vững, chỉ đạo một cách đại khái chung chung.
Vì vậy, bệnh quan liêu là nguồn gốc sinh ra lãng phí, tham ô.
b. Lười biếng: Không chịu khó học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ của mình về chính trị, văn hoá và nghiệp vụ. Do ít hiểu biết về tình hình trong nƣớc và ngoài nƣớc, ít nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho nên gặp thuận lợi thì dễ lạc quan tếu, gặp khó khăn thì dễ dao động bi quan, lập trƣờng cách mạng không vững vàng, thiếu tinh thần độc lập suy nghĩ và chủ động sáng tạo. Do đó mà gặp nhiều khó khăn trong công việc, tác dụng lãnh đạo bị hạn chế. Lƣời biếng là kẻ địch của dân tộc. Một ngƣời lƣời biếng có thể ảnh hƣởng tai hại đến công việc hàng nghìn hàng vạn ngƣời khác. Nếu có một ngƣời, một địa phƣơng hoặc một ngành mà lƣời biếng thì khác nào toàn chuyến xe chạy mà một bánh xe trật bánh ra ngoài đƣờng ray. Họ sẽ làm chậm chễ cả chuyến xe. Vì vậy, ngƣời lƣời biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc. Bệnh lƣời biếng: tự cho mình là cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết. Làm biếng học hỏi, làm biếng suy nghĩ. Việc dễ thì dành lấy cho mình. Việc khó thì đùn cho ngƣời khác. Gặp việc nguy hiểm thì tìm cách trốn tránh.
c. Bệnh tham lam: Những ngƣời mắc bệnh này đã đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc mà chỉ “tự tƣ, tự lợi”. Dùng của công làm việc tƣ. Dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình.
Sinh hoạt xa hoa, tiêu sài bừa bãi. Tiền bạc đó ở đâu ra? Không xoay của Đảng thì xoay của đồng bào. Thậm chí làm chợ đen, buôn lậu. Không sợ mất thanh danh của Đảng, không sợ mất danh giá của mình.
d. Bệnh kiêu ngạo: Tự cao, tự đại ham địa vị hay lên mặt. Ƣa ngƣời ta tâng bốc mình, khen ngợi mình. Ƣa sai khiến ngƣời khác. Hễ làm đƣợc việc gì hơi thành công thì khoe khoang vênh váo ai cũng không bằng mình. Không thèm học hỏi quần chúng, không muốn cho ngƣời ta phê bình. Việc gì cũng muốn làm thầy ngƣời khác.
e. Bệnh hiếu danh: Tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại. Có khi vì cái tham vọng đó mà việc không đáng làm cũng làm. Đến khi bị công kích, bị phê bình thì tinh thần lung lay. Những ngƣời đó chỉ biết lên mà không biết xuống, chỉ chịu đƣợc sƣớng mà không chịu đƣợc khổ.
f. Thiếu kỷ luật: đã mắc bệnh cá nhân thì tƣ tƣởng và hành động cũng đặt cá nhân lên trên. Vì thế mà việc gì cũng không lấy Đảng làm nền tảng. Mình muốn thế nào thì làm thế ấy.Quên cả kỷ luật của Đảng. Phê bình thì cốt công kích những đồng chí mình không ƣa. Cất nhắc thì cốt làm ơn với những ngƣời mình quen thuộc.
g. Óc hẹp hòi: ở trong Đảng thì không biết cất nhắc những ngƣời tốt, sợ ngƣời ta hơn mình. Ở ngoài Đảng thì khinh ngƣời cho ai cũng không cách mạng, không khôn khéo bằng mình. Vì thế mà không biết liên lạc, hợp tác với những ngƣời có đạo đức, tài năng ở ngoài Đảng. Vì thế mà ngƣời ta uất ức và mình thành ra cô độc.
h. Óc địa phương: Bệnh này tuy không xấu bằng các bệnh kia nhƣng kết quả cũng rất tai hại. Miễn là cơ quan mình, bộ phận mình, địa phƣơng mình đƣợc việc. Còn cơ quan khác, bộ phận, địa phƣơng khác ra sao cũng mặc kệ. Đó là vì cận thị, không xem xét toàn thể, không hiểu rằng lợi ích nhỏ phải phục tùng lợi ích to, ích lợi bộ phận phải phục tùng ích lợi toàn thể.
i. Óc lãnh tụ: Đánh đƣợc vài trận, hoặc làm đƣợc vài việc gì ở địa phƣơng đã cho mình là tài giỏi lắm rồi, anh hùng lắm rồi. Nhƣng so với công cuộc giải phóng cả dân tộc thì không thấm vào đâu cả. Đó là những kẻ tự cao tự đại, tự xƣng ta đây là anh hùng, lãnh tụ.
k. Những biểu hiện khác
- Bệnh hữu danh vô thực- làm việc không thiết thực, không từ chỗ gốc, chỗ chính, không từ dƣới làm nên, làm cho có chuyện. Làm đƣợc ít suýt ra nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai nhƣng thực chất lại rỗng tuếch. Làm việc không thiết thực, báo cáo không thật thà cũng là một bệnh rất nguy hiểm.
- Kéo bè kéo cánh: Từ bè phái mà đi đến chia rẽ. Ai hợp với mình thì dù xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai
không hợp với mình thì dù tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở , rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm ngƣời đó xuống. Bệnh này làm hại đến sự thống nhất. Nó làm Đảng bớt mất nhân tài và không thực hành đƣợc đầy đủ chính sách của mình. Nó làm mất sự thân ái , đoàn kết giữa đồng chí. Nó gây ra những mối nghi ngờ.
- Bệnh thiển cận: không trông xa thấy rộng. Những vấn đề to tát thì không nghĩ đến mà chỉ chăm chú những việc tỉ mỉ. Chỉ trông thấy sự lợi hại nhỏ nhen mà không thấy sự lợi hại to lớn.
- Bệnh “cá nhân”
+ Việc gì không phê bình trƣớc mặt để nói sau lƣng. Không theo nguyên tắc sinh hoạt của Đảng. Muốn sao làm vậy.
+ Muốn làm xong việc, ai có ƣu điểm cũng không chịu học theo, ai có khuyết điểm cũng không dám phê bình.
+ Không phục tùng mệnh lệnh, không tuân theo kỷ luật. Cứ làm theo ý mình.
+ Khi phê bình ai, không phải vì Đảng, không phải vì tiến bộ, không phải vì công việc, mà chỉ công kích, cãi bƣớng, trả thù, tiểu khí.
+ Nghe những lời bình luận không đúng, cũng làm thinh, không biện báo. Thậm chí nghe những lời phản cách mạng cũng không báo cáo cho cấp trên biết. Ai nói sao, ai làm gì cũng mặc kệ.
+ Gặp dân chúng thì không điều tra, không hỏi han, không tuyên truyền, không giải thích. Xem nhƣ dân chúng không có quan hệ gì với mình.
+ Thấy những việc có hại cho dân chúng cũng mặc kệ, không khuyên răn, không ngăn cản, không giải thích.
+ Làm việc không có kế hoạch, gặp sao làm vậy, làm lấy lệ, làm không có ngăn nắp, làm không đến nơi đến chốn.