Kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty PVFC Invesst

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần Đầu tư và Tư vấn tài chính dầu khí (Trang 59)

3.1. Kiến nghị đối với công ty

Thứ nhất : Cơ cấu lại tỷ trọng tài sản của công ty :

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn việc huy động nguồn vốn đã khó nhưng việc sử dụng nguồn vốn thế nào cho hợp lý lại càng khó khăn hơn. Mọi quyết định đầu tư của công ty phải đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi vốn. Cơ cấu tỷ trọng tài sản có quyết định rất lớn đối với hiệu quả sử dụng nguồn vốn và tính chất hoạt động của công ty. Cơ cấu TSNH của công ty lớn hơn rất nhiều TSDH sẽ ảnh hưởng tới chiến lược phát triển bền vững và lâu dài của công ty. Mặt khác tỷ trọng giữa TSNH và Nợ ngắn hạn, TSDH và Nợ dài hạn cũng chênh lệch rất nhiều khi công ty sử dụng quá nhiều nguồn vốn dài hạn để đầu tư ngắn hạn.

Vì vậy đề tài xin đưa ra kiến nghị với công ty đó là :

+ Tăng cường thêm các khoản đầu tư dài hạn như việc tăng đầu tư vào các công ty con và góp vốn liên doanh.

+ Giảm các khoản phải thu. Các khoản phải thu chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu TSNH của công ty vì vậy nó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn tài sản.

+ Trước sự biến động của thị trường chứng khoán và nền kinh tế nói chung thì các khoản đầu tư ngắn hạn chưa thực sự đã mang lại hiệu quả cũng như sự an toàn cho nguồn vốn của công ty.

Thứ hai : Tăng lượng tiền mặt của công ty để đảm bảo khả năng thanh khoản.

Lượng tiền mặt có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thanh toán của công ty. Nắm giữ một lượng tiền mặt thấp có thể sẽ ảnh hưởng tới khả năng chi trả từ đó sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh của công ty. Trong khi đó nguồn vay nợ ngắn hạn của công ty chiếm tỷ lệ khá cao. Do vậy để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình công ty cần tăng cường lượng tiền mặt nắm giữ.

3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước.

-Nhà nước điều hành vĩ mô vì vậy các chính sách quy định của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trước hết Nhà nước cần phải tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng cho các doanh nghiệp. Đặc biệt lĩnh vực tài chính đang là một ngành kinh tế phát triển rất mạnh mẽ trong bối cảnh Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới nên cần có sự quan tâm cao của Nhà nước.

Thứ nhất : Nhà nước phải minh bạch hóa và tinh giảm các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư. Đây là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ của dự án đầu tư và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Tuy nhiên hiện nay còn rất nhiều bất cập trong các thủ tục pháp lý như tính rườm rà gây chậm tiến độkhông. Nhà nước cần có các chế tài xử phạt nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm cản trở việc đầu tư của doanh nghiệp. Đây là khâu thuộc về trách nhiệm của Nhà nước và nó có ảnh hưởng lớn tới việc thu hút đầu tư.

Thứ hai : Nhà nước cần xây dựng một chiến lược phát triển thị trường chứng khoán để bảo đảm tính ổn định cũng như là sự an toàn cho các nhà đầu tư, tạo sự tin tưởng để thu hút vốn đầu tư.

Thứ ba : Nhà nước cần tạo cho doanh nghiệp có một môi trường có thể liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp nước ngoài. Cụ thể Nhà nước xây dựng mối quan hệ về ngoại giao, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư ở Việt Nam, trên cơ sỏ đó sẽ nâng cao tính chuyên nghiệp cũng như trình độ quản lý của các nhà quản lý trong nước. Nhà nước có thể khuyến khích bằng cách tạo ra các ưu đãi về thuế, điều kiện và môi trường kinh doanh.

Thứ tư : Nhà nước đứng trung gian trong nền kinh tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển không chỉ về môi trường kinh doanh mà còn hỗ

trợ doanh nghiệp trong việc đầu tư phát triển. Hầu hết các doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào sự trợ giúp về tài chính từ các ngân hàng mà các ngân hang lại chịu sự điều hành trực tiếp của Nhà nước. Nhà nước có thể tạo cho doanh nghiệp các ưu đãi về lãi suất tín dụng. Việc doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp sẽ kích thích sản xuất. Ngoài ra Nhà nước có thể tạo ra các ưu đãi về thuế suất hoặc hạn nghạch đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc tìm kiếm thị trường cho doanh nghiệp

Thứ năm : Nhà nước cần có một chiến lược phát triển nghành ,vùng thật cụ thể. Chiến lược phát triển của Nhà nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược phát triển này phải đứng trên lợ ích của số đông với mục tiêu cuối cùng là vì mục tiêu phát triển chung của xã hội, đem lại mức sống cao hơn cho người dân

Thứ sáu : Nhà nước cần phải có chính sách cải cách giáo dục, tạo ra nguồn lao động đầu vào có chất lượng cao cho các doanh nghiệp. Ngay trong quá trình đào tạo, sinh viên phải được làm quen với môi trường làm việc khi ra trường để tạo cho sinh viên tính chủ động trong công việc, hiểu biết công việc ngay khi mới ra trường

KẾT LUẬN

Sử dụng nguồn lực thế nào để nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản là một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu một cách khoa học. Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty bao gồm hiệu quả sử dụng các tài sản ngắn hạn và dài hạn. Quyết đinh đầu tư như thế nào là đặc thù riêng của mỗi doanh nghiệp, có vai trò khác nhau với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần chú trọng tới các hình thức huy động vốn của mình vì nó có mối quan hệ trong việc sử dụng tài sản thế nào cho hợp lý.

Trong quá trình thực tập và tìm hiểu thực trạng sử dụng tài sản của công ty cổ phần đầu tư và tư vấn tài chính dầu khí, đề tài xin mạnh dạn đi vào phân tích và đưa ra một số những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Những giải pháp này bao gồm cả giải pháp ngắn hạn và giải pháp dài hạn tập trung vào hai lĩnh vực chính đó là sử dụng TSNH và TSDH.Tuy nhiên với kiến thức hạn hẹp của mình những giải pháp mà đề tài đưa ra có thể chưa sát với tình hình thực tế của công ty nói riêng và của nghành dầu khí nói chung nên rất mong sự góp ý của thầy cô khoa Ngân hàng-Tài chính trường ĐH Kinh tế quốc dân và cán bộ công ty cổ phần đầu tư và tư vấn tài chính dầu khí.

Cuối cùng em xin được một lần nữa gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Trần Đăng Khâm ,các cô chú ở công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đề tài được hoàn thành

Sinh viên Tạ Duy Linh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần Đầu tư và Tư vấn tài chính dầu khí (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w