CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TỐ HỮU 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG TRONG THƠ TỐ HŨU
3.2.5 Ước lệ và cách tân
Tính chất ước lệ trong thơ Tố Hữu khá đậm nét. Đọc thơ ông thoáng qua dễ thấy hết được những phát hiện mới mẻ, độc đáo. Ít thấy kỹ thuật. Thậm chí có những cái quen thuộc, “chung chung”, gần như “mòn”, “cũ”:
Ba mươi năm bước đường qua Đời ta có Bác xông pha dẫn đường Người đi trước nghìn sương muôn tuyết.
Cách sử dụng từ ngữ như thế ta hầu như không thấy ở các nhà thơ hiện đại. Nhưng cách biểu hiện này không phải bao giờ cũng là nhược điểm. Nó có chỗ mạnh của nó. Đó cũng là một trong những chỗ mạnh của văn học dân gian. Tố Hữu rất chú ý khai thác sức mạnh ước lệ này. Nhưng phải thấy ước lệ là một đặc điểm, hơn nữa, một chỗ mạnh trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu. Và cần phải chú ý đến văn cảnh cụ thể nữa. Tố Hữu viết:
Ôi Lê – nin Có thể nào tin Thời đại ta đã mất
Một con Người đẹp nhất?
Vĩnh viễn Lê – nin sống giữa loài người Vầng trán mênh mông đôi mắt yêu đời Như trái đất vui mùa xuân mới dậy.
Sức mạnh nghệ thuật cả ở sự đối lập và hài hòa, sự “lủng củng” và cân đối. Nhà nghệ sĩ chân chính đã tìm được biện pháp phối hợp thích ứng, nhưng bao giờ cũng nên chú ý đến tương quan giữa bộ phận và toàn thể, giữa yếu tố và kết cấu. Tố Hữu sử dụng rộng rãi trong thơ mình những thành ngữ, những cách so sánh quen thuộc. Nhiều câu thơ của anh biến thành tục ngữ hay có dáng dấp hơi thơ ca dân gian:
Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
(Bầm ơi) Đường đi mấy núi mấy đèo
Núi bao nhiêu ngọn, bấy nhiêu anh hùng!
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Nhiều phát hiện nghệ thuật nấp đằng sau cái ước lệ nghệ thuật ấy. Phần sáng tạo gắn liền với truyền thống. Cái mới mẻ tân kỳ thường kín đáo. Cũng giống như những công trình kiến trúc xưa của chúng ta hòa lẫn vào trong cảnh sắc thiên nhiên xung quanh. Có khi ngay trong một đoạn thơ mà cái mới cũng đan vào cái cũ rất khéo:
Mùa xuân đó con chim én mới
Rộn đồng chiêm, chấp chới trời xanh Đời ta gương vỡ lại lành
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Quan hệ giữa tác giả và mùa xuân cũng rất “hiện đại”. Mùa xuân đối với anh là người bạn gái thân thiết, biết bao lần “cầm tay”, “hò hẹn”:
Mở tờ lịch mới hôm nay Biết là xuân đến cầm tay lên đường
Cùng em xin hãy cầm tay
Quanh Hồ Gươm lại Hồ Tây… xuất hành Hỏi xuân có biết hơn anh
Đất trời ta lại thêm xanh mấy lần?
(Tiếng hát sang xuân)
Đối với hình ảnh mặt trời cũng vậy, rất ước lệ: mặt trời chân lý (“Mặt trời chân lý chói qua tim”), mặt trời Đảng (“Mặt trời kia cờ Đảng giương cao”). Bác là mặt trời (“Người rực rỡ một mặt trời cách mạng”). Lênin cũng là mặt trời (“Như mặt trời chói lọi giữa biển bao la”). Nhưng cũng ở Tố Hữu có một cuộc trò chuyện rất hiện đại với mặt trời:
Mặt trời đỏ dậy Có vui không?
Nhìn nam bắc tây đông Hỏi cả hai mươi thế kỷ
(Chào xuân 67)
Cách cảm nghĩ “ước lệ” ấy có cơ sở trong truyền thống dân tộc và gần gũi với cách cảm nghĩ của quần chúng. Cho nên có ý nghĩa tích cực của nó. Tất nhiên không bao giờ chỉ nên bằng lòng với truyền thống, không bao giờ chỉ nên bằng lòng với truyền thống, không bao giờ chỉ nên khai thác sức mạnh ước lệ của nghệ thuật. Trong đặc điểm đó có cả ưu thế và nhược điểm, có phần phát triển và đứng yên. Nghệ thuật luôn tìm tòi sáng tạo: truyền thống kết hợp với hiện đại sẽ làm cho nghệ thuật vừa thấm sâu vừa đi xa.
Chúng ta đã nêu lên một số đặc điểm lớn trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu. Thật ra phong cách của Tố Hữu rất đa dạng, bút pháp của anh linh hoạt và luôn luôn phát triển. Thơ Tố Hữu vừa hùng tráng vừa tha thiết, vừa sảng khoái vừa xót xa, vừa yêu thương, vừa căm giận. Hiện tượng bao giờ cũng
phong phú hơn quy luật. Đây mới chỉ là nét tương đối ổn định và dễ nhận thấy trong phong cách nghệ thuật của anh.