Sức mạnh tình cảm, hơi thơ liền mạch

Một phần của tài liệu tố hữu người mở đầu nền thơ cách mạng việt nam hiện đại (Trang 47)

CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TỐ HỮU 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG TRONG THƠ TỐ HŨU

3.2.2Sức mạnh tình cảm, hơi thơ liền mạch

Đúng là ở Tố Hữu, “mặt trời chân lý” đã “chói qua tim” và “hồn” ông là một “vườn hoa lá”. Nhà thơ không có khả năng quan sát thật sắc sảo như một số nghệ sĩ khác, nhưng ông nghe rất nhiều và nghe rất tinh. Cả bài Tâm tư trong tù

là dựa vào giác quan này. Nhưng căn bản là nghe bằng tấm lòng: Song lòng ta đã nghe đâu đó

Có một mùa xuân phảng phất hương

Chính giác quan tinh tế này đã tạo nên nhạc tính giàu có đặc biệt trong thơ Tố Hữu. Bài Em ơi… Ba Lan…Mẹ Tơm là những biểu hiện hùng hồn về mặt này:

Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát

Tình và nhạc quyện vào nhau, những câu thơ náo nức và xôn xao lạ! Tố Hữu rất chú ý sử dụng vần lưng. Trong nhiều câu thơ, chính vần điệu đã truyền đạt được nội dung tư tưởng tình cảm trung thực hơn, sâu sắc hơn là từ ngữ:

Màu áo mới nâu non nắng chói Mái trường tươi roi rói ngói son

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Do tính chất của hơi thơ liền mạch, Tố Hữu thiên về sử dụng vần liền trong một đoạn cũng như là giữa đoạn trước và đoạn sau. Cách gieo vần trong bài

Trên đường thiên lý rất tiêu biểu:

Có những lúc trên đường thiên lý Ta đang đi, bỗng thấy, lạ lùng Trên đầu ta, trời rộng vô cùng Và trước mặt đất dài vô tận

Đồng lúa làng tre nắng vàng rắc phấn.

Ngay trong Từ ấy, nguyên tắc này cũng đã bộc lộ rõ. Khác với những nhà “thơ mới” thường chia thơ tám chữ thành những đoạn bốn câu đều đặn suốt cả bài, mỗi đoạn là một kiến trúc tương đối hoàn chỉnh, “kín”, theo vần ôm hay vần chéo, Tố Hữu phân đoạn khá tự do tùy theo nội dung và sử dụng chủ yếu vần liền suốt cả bài hoặc là giữa đoạn trên và đoạn dưới. Chằng hạn như :

Đến hôm nay phút chết đã kề bên Đến hôm nay kiệt sức, tôi nằm rên

Trên ván lạnh không mảnh mền, mảnh chiếu Đời cách mạng, từ khi tôi đã hiểu.

Thơ là thơ cách mạng, thơ kêu gọi đấu tranh, thơ tình nghĩa, nội dung quyết định hình thức một cách cao độ, ý tình liền một mạch,đúng cách khai triển, cấu tạo bài thơ, cũng như cách gieo vần này là từ nhu cầu ấy mà ra.

Tố Hữu gần Xuân Diệu ở hơi thơ liền mạch, lại gần Chế Lan Viên ở thiên hướng tổng hợp. Nhưng giữa ba bài thơ này có khác biệt rất lớn. Ví dụ nói về quê mẹ, nhưng mỗi người nói theo một cách riêng, đặc điểm này có thể thấy ngay trong từng đoạn thơ.

Tố Hữu:

Huế ơi, quê mẹ của ta ơi!

Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi…

(Quê mẹ) Xuân Diệu:

Ôi bao giờ, bao giờ Ta tắm vào da thịt Con sông nhỏ Gò Bồi Quy Nhơn về ngụp biển Muối đọng ở vành tai Ôi bao giờ, bao giờ Từ trước ngực, sau vai

Cũng ngập đầy quê má?

(Nhớ quê Nam)

Chế Lan Viên:

Đảng mến yêu, có phải mẹ giới thiệu con vào? Từ buổi dạy con lòng thương, ghét ban đầu Tự quê mẹ nghèo, tự đời mẹ khổ

Tự giọt lệ khóc tù đi biệt xứ

Tự nắm cơm khô đưa cán bộ thoát làng

Từ thiếng thét căm thù vì giặc giã, vua quan…

(Kết nạp Đảng trên quê mẹ)

Tố Hữu chín cả trong tư tưởng và tình cảm. Ông nói chân lý lớn của đất nước và thời đại với sức nặng của tình cảm và nghĩa tình. Ở ông, cách mạng và cuộc đời hòa làm một, “quá khứ tương lai soi mình trong hiện tại”. Tuổi nhỏ và quê mẹ cũng chỉ ánh lên ý nghĩa trọn vẹn trong cách mạng, trong sự hồi sinh của Tổ quốc hôm nay. Trong nghệ thuật, Tố Hữu không ngần ngại nói những điều quen thuộc. Trái lại, ông thường từ những ý nghĩa quen thuộc của quần chúng thổi bùng lên sức sống sáng tạo. Khám phá trong thơ ông giống như đôi mắt của người mẹ : gần gũi, thân quen, nhưng lại lạ lùng, sâu thẳm và bao giờ cũng ấm. Thơ ông ít gây nên những ấn tượng đột ngột. Nó tự nhiên, hiền lành đi vào lòng người rồi cứ ngân nga mãi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tố hữu người mở đầu nền thơ cách mạng việt nam hiện đại (Trang 47)