Công khai, minh bạch trong quản lý

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế phát triển (Trang 30)

Việc công khai, minh bạch nhằm tăng cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng

các khoản nợ công và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nợ công. Để thực hiện tốt nguyên tắc quan trọng đó, nợ công cần phải được tính toán, xác định đầy đủ trong quyết toán ngân sách nhà nước và phải được cơ quan chuyên môn xác nhận.

KẾT LUẬN

Ta không thể phủ nhận những lợi ích kinh tế từ việc vay nợ nước ngoài mang lại cho các nước đang có nhu cầu cấp thiết về vốn, trong đó có Việt Nam.. Sử dụng vốn vay nước ngoài hợp lý sẽ đem lại những hiệu quả hết sức to lớn, là sự chọn lựa thông minh để rút ngắn thời gian tích luỹ vốn, nhanh chóng phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên trong hoàn cảnh kinh tế thế giới hiện nay thì dường như vấn đề này lại phát huy mặt trái của nó nhiều hơn là những hiệu quả kinh tế nó có thể mang lại cho các nước đó. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, do việc quản lý và sử dụng nguồn vay nợ này thiếu tính chặt chẽ, hợp lý dẫn đến tình trạng vay nợ nước ngoài ngày càng tăng nhanh một cách nghiêm trọng trở thành gánh nặng kinh tế và mối lo ngại của toàn cầu. Việt Nam cũng hiện đang là một nước phát triển đang sử dụng nợ nước ngoài khá nhiều, do đó, việc quản lý nợ nước ngoài là một vấn đề quan trọng. Với đề tài của nhóm, hy vọng mọi người có thể nắm vững hơn về bản chất, cách phân loại nợ nước ngoài; có thể hiểu rõ hơn về thực trạng vay, sử dụng nợ trong thời gian qua, về tác động của nợ đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới kinh tế và xã hội Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính (2011), Báo cáo tài chính số 7.

2. Bộ Ngoại giao (2011), Bản Tin Kinh Tế số 10.

3. Ngân hàng Thế giới: www.worldbank.org

4. Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài (2005).

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế phát triển (Trang 30)