Kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay lại và các khoản vay được Chính phủ bảo

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế phát triển (Trang 29)

bảo lãnh

Đây là vấn đề cốt yếu đảm bảo cho khả năng trả nợ và tính bền vững của nợ công. Chính phủ là người đứng ra vay nợ, nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, mà là các chủ dự án, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các doanh nghiệp... Chính phủ vay để cho vay lại và bảo lãnh vay thường phát sinh khi doanh nghiệp cần huy động một lượng vốn lớn trên thị trường vốn quốc tế, nhưng không đủ uy tín để tự mình đứng ra vay nợ. Khi đó, Chính phủ có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn quốc tế với quy mô lớn, lãi suất thấp.

Tuy nhiên, thực chất các khoản vay và bảo lãnh này là nghĩa vụ ngân sách dự phòng, làm nảy sinh nguy cơ ngân sách nhà nước phải phải gánh chịu hậu quả, rủi ro trong toàn bộ quá trình vay nợ và phải trang trải các khoản nợ khi doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc mất khả năng thanh toán.

Do đó, việc vay về cho vay lại và bảo lãnh vay cần hết sức thận trọng, chỉ nên ưu tiên cho các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước hoặc thuộc các lĩnh vực ưu tiên cao của quốc gia.

Cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như: tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.

Khuyến khích phát triển mô hình hợp tác công - tư (PPP). Phải tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản là:

- Không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn

- Vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế phát triển (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w