Một số đề xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Hội sở Hà Nội – Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á (Trang 69)

a. Kết luận

3.4. Một số đề xuất, kiến nghị

3.4.1. Với Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan

Thứ nhất, Chính phủ cần không ngừng bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ chế chính sách vĩ mô. Chính phủ cần đưa ra các chính sách phát triển kinh tế một cách hợp lý, tránh những biến động xuất hiện làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nói chung và các NHTM nói riêng, gây thiệt hại cho không những ngân hàng, chủ đầu tư mà cả nền kinh tế.

Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động của ngân hàng, các quy chế thẩm định dự án đầu tư cũng cần được cân nhắc sửa đổi sao cho đẩy mạnh hoạt động đầu tư trong nền kinh tế diễn ra hiệu quả, năng động và an toàn.

Chính phủ cũng cần sửa đổi pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, điều chỉnh một số vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại và những vấn đề phát sinh do chưa có quy định cụ thể trong văn bản luật.

Thứ hai, Chính phủ cần có quy định buộc các DN phải thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của DN, qua đó có thể phòng ngừa được rủi ro.

Chính phủ cần phải có những Nghị định nhằm đưa công tác kiểm toán phát huy hơn nữa vai trò của mình, đẩy mạnh hoạt động của kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập trong nền kinh tế, đặc biệt là kiểm toán độc lập vì đây là chủ thể cung cấp thông tin tương đối chính xác và đáng tin cậy. Để nâng cao hoạt động của kiểm toán, trước hết cần có sự thống nhất giữa các công ty kiểm toán Việt Nam, tiêu chuẩn hoá các chuẩn mực kiểm toán hiện hành cho phù hợp với những chuẩn mực quốc tế.

Thứ ba, Chính phủ cần đẩy mạnh khuyến khích các DN làm ăn có hiệu quả, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư phát huy được thế mạnh. Cần đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá các DN Nhà nước để nâng cao tính trách nhiệm, tự chủ và chất lượng quản lý các doanh nghiệp Nhà nước. Đây là những chủ thể kinh tế có vai trò quan trọng trong các dự án đầu tư của quốc gia.

Thứ tư, cần hoàn thiện hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của từng ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh để tạo cơ sở cho ngân hàng trong việc so sánh những chỉ tiêu tính toán được.

Thứ năm, các Bộ chủ quản như Bộ Công nghiệp, Nông nghiệp, Tài chính, Công thương, Tổng cục thống kê…cần phối hợp trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án. Bên cạnh đó, các Bộ cần thường xuyên hệ thống hóa thông tin, công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc cung cấp cho các ngân hàng thông qua cơ chế mua – bán, trao đổi thông tin để chủ đầu tư và ngân hàng thuận tiện trong việc tra cứu, tham khảo, đồng thời được cập nhật thông tin nhanh và kịp thời.

3.4.2. Với Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại khác

Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là chủ thể trung tâm với chức năng quan trọng là quản lí nền kinh tế dựa trên các chính sách vĩ mô. Do đó NHNN cần có những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng nói chung và nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng nói riêng.

NHNN là cơ quan điều hành trực tiếp của các NHTM thì nhất thiết phải hỗ trợ các NHTM trong công tác thẩm định dự án. NHNN cần ban hành nội dung, quy trình thẩm định dự án thống nhất dựa trên cơ sở thẩm định dự án của các cơ quan khoa học, Bộ kế

hoạch và đầu tư, Bộ xây dựng... và của các NHTM sao cho phù hợp với điều kiện nước ta và với thông lệ quốc tế.

NHNN cần tăng cường hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ cho các NHTM thông qua việc tổ chức các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ ngành, đặc biệt chú trọng tới việc áp dụng các phần mềm thẩm định vào thực tiễn công tác. Định kì, NHNN nên tổ chức các hội nghị tổng kết đầu tư của các NHTM vào từng lĩnh vực, từng ngành nghề của nền kinh tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm chung và định hướng cho giai đoạn sau.

Tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro (TRP) và trung tâm tín dụng ngân hàng (CIC). Đây là những trung tâm thông tin có vai trò cung cấp các nguồn thông tin hữu ích, đồng thời đảm bảo an toàn cho hoạt động của toàn hệ thống. NHNN nên mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của trung tâm tín dụng (CIC) cho những chủ thể có nhu cầu.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong công tác tín dụng nhất là công tác thẩm định để hạn chế những rủi ro.

Ngoài ra các NHTM cũng nên tăng cường sự hợp tác trong việc thu thập và xử lý thông tin, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để phục vụ cho công tác thẩm định dự án. Bởi vì mỗi NHTM đều có những thế mạnh riêng, nên sự hợp tác này rất có ý nghĩa, nhất là đối với các dự án đồng tài trợ.

3.5.3. Kiến nghị với chủ đầu tư

Để tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM trong việc xem xét đầu tư vào dự án, trước tiên các doanh nghiệp nên chọn lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năng tài chính và năng lực quản lý của mình.

Các dự án đầu tư cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về tính hợp pháp, phù hợp với quy hoạch phát triển của từng ngành, từng vùng; thoả mãn các phương diện kĩ thuật, thị trường, môi trường, xã hội và hiệu quả tài chính. Các chủ đầu tư cần nhận thức được rằng vai trò của công tác thẩm định dự án trước khi ra quyết định đầu tư là đánh giá tính hiệu quả của dự án mang lại, tránh coi việc lập dự án chỉ là hình thức để xin vay.

Các luận chứng kinh tế kỹ thuật, báo cáo tài chính và hồ sơ tài liệu có liên quan được gửi lên ngân hàng cần phải đảm bảo tính trung thực, chính xác. Muốn vậy, các chủ đầu tư cần có tinh thần hợp tác cao khi tiếp xúc với ngân hàng. Chỉ khi công tác thẩm định được thực hiện tốt, dự án mang lại lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà cả với phía ngân hàng.

3.5.4. Với Hội sở Hà Nội - NHTMCP Bắc Á

Từ những chính sách của Chính phủ và NHNN ban hành, NHTMCP Bắc Á cần xây dựng một hệ thống quy trình thẩm định cụ thể và chi tiết hơn, cập nhật được những phương pháp tiên tiến trên thế giới hiện nay. Đồng thời hướng dẫn cụ thể cho các cán bộ thẩm định để họ có thể thực hiện tốt công việc được giao.

Thường xuyên thành lập các đoàn kiểm tra giám sát hỗ trợ hoạt động thẩm định tại Hội sở, cử các cán bộ thẩm định có kinh nghiệm, các chuyên gia thuộc trung tâm đào tạo của NASB đến nhằm đóng góp xây dựng ý kiến cho công tác thẩm định.

Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần tổ chức các hội nghị tổng kết kinh nghiệm trong công tác thẩm định, các hội thi cán bộ thẩm định giỏi nghiệp vụ toàn ngân hàng nhằm tăng cường sự hiểu biết và phối hợp giữa các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc.

Ngân hàng nên chủ động tìm kiếm các dự án tiềm năng để cho vay, chủ động tiếp cận tìm hiểu nhu cầu đầu tư, vay vốn của doanh nghiệp; từ đó tư vấn cho doanh nghiệp một phương án đầu tư có hiệu quả căn cứ vào định hướng của Chính phủ và chính sách tín dụng của ngân hàng.

KẾT LUẬN

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước ổn định và cho thấy một tốc độ phát triển đáng kinh ngac. Đường lối, chính sách của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là phát triển nền kinh tế theo chiều rộng, mà chiến lược này lại đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn và tương đối dàn trải, do đó đầu tư và các dự án đầu tư đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế, duy trì tỉ lệ tăng trưởng cao và biền vững.

Để đáp ứng nhu cầu về đầu tư cho nền kinh tế, hệ thống NHTM nói chung và NHTMCP Bắc Á nói riêng giữ vai trò chủ đạo trong việc trung gian luân chuyển, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư thiết thực, đồng thời cũng là những chủ thể kiểm soát, giám sát sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Muốn thực hiện tốt mực tiêu này, công tác thẩm định dự án đầu tư phải được đặt lên hàng đầu, là công cụ để các ngân hàng có thể đánh giá không chỉ lợi nhuận kinh tế của dự án, mà còn là lợi ích mà dự án đó tạo ra đối với toàn bộ nền kinh tế, với xã hội.

Sau thời gian thực tập tại NASB Hà Nội, được sự giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ

Nguyễn Thị Thuỳ Dương và các anh chị cán bộ tại Khối Ngân hàng bán buôn thuộc Hội sở Hà Nội, em đã hoàn thành chuyên đề: ''Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Hội sở Hà Nội – Ngân hàng TMCP Bắc Á''.

Bên cạnh những kiến thức cơ bản học được và tại trường và thực tiễn tại NHTMCP Bắc Á – Hội sở Hà Nội, em đã đưa ra những đề xuất mang tính chủ quan được xuất phát từ những phương pháp nghiên cứu tư duy biện chứng, được gắn với thực tiễn tại hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Tuy nhiên, với kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu, chuyên đề của em không thể tránh khỏi có sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của các Thầy, Cô giáo để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế đầu tư, 2008, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội 2. Giáo trình Lập dự án đầu tư , 2007, NXB Đại học kinh tế quốc dân HN 3. Tài chính doanh nghiệp căn bản, 2010, NXB Thống kê

4. Thẩm định tài chính dự án, 2004, Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Tài Chính, Hà Nội

3. Giáo trình NHTM, 2007, khoa Tài chính-Ngân hàng trường ĐH kinh tế quốc dân - NXB đại học kinh tế quốc dân

4. Báo cáo thường niên ngân hàng TMCP Bắc Á năm 2008, 2009, 2010

5. Báo cáo tổng kết cuối năm của giám đốc ngân hàng TMCP Bắc Á năm 2010

6. Các quy định, quy chế áp dụng đối với hoạt động thẩm định dự án tại ngân hàng TMCP Bắc Á

7. Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Đồng Lâm 8. Website:

Bộ kế hoạch đầu tư www.mpi.gov.vn Bộ tư pháp www.moj.gov.vn

Bộ tài chính www.mof.gov.vn

Cổng thông tin điện tử Chính phủ www.chinhphu.vn ....

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Hội sở Hà Nội – Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w