0
Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Phương hướng hoàn thiện

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN NƯỚC VÀ HẠ TẦNG – TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỪ LIÊM (Trang 64 -64 )

3.1.3.1. Về tổ chức bộ máy hạch toán kế toán của Xí nghiệp : Thứ nhất, việc tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp theo mô hình phân tán, mô hình này là phù hợp với Xí nghiệp. Tuy nhiên, nhằm giảm khối lượng công việc cho phòng kế toán trung tâm, đồng thời hạch toán được đầy đủ, nhanh chóng hơn những nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở

Phùng Văn Tuyên 64 Lớp Kế Toán 2- K39

đơn vị trực thuộc thì Xí nghiệp nên lập ra bộ phận kế toán riêng tại các Đội công trường phụ trách luôn phần hành có liên quan phát sinh ngay tại đó.

Thứ hai, mặc dù hệ thống kế toán đã được trang bị bằng hệ thống máy tính khá đầy đủ (mỗi nhân viên một máy), phần mềm kế toán vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu cập nhật, xử lý số liệu và cung cấp thông tin một cách đầy đủ, đặc biệt là việc tổng hợp số liệu để cung cấp thông tin quản lý theo yêu cầu cụ thể của lãnh đạo Xí nghiệp. Vì vậy, việc phát triển hơn nữa hệ thống kế toán máy là một phương hướng cần thiết để tạo sự linh hoạt hơn trong công tác kế toán.

Thứ ba, đội ngũ lao động luôn là vấn đề mà Xí nghiệp muốn phát triển. Giải pháp cho vấn đề này vẫn là tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên của Xí nghiệp; tuyển dụng các cán bộ thông qua hệ thống thi tuyển, có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận đảm đương các nhiệm vụ theo yêu cầu mới của Xí nghiệp; Sắp xếp, bố trí cán bộ giỏi vào những vị trí chủ chốt, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho cán bộ, công nhân, phát huy khả năng sáng tạo của các cán bộ, công nhân trong toàn Xí nghiệp...

3.1.3.2. Về công tác quản lý TSCĐ tại Xí nghiệp.

Việc hạch toán và quản lý tài sản cố định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Trong điều kiện ngày càng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay, kế toán là công cụ hữu hiệu để Xí nghiệp có thể phân tích được tình hình tài sản của mình, từ đó có hướng đầu tư và phương pháp quản lý thích hợp để tạo nên sức mạnh nội lực. Việc hạch toán và quản lý TSCĐ hiện nay tại Xí nghiệp cần được hoàn thiện hơn nữa đáp ứng những nhu cầu trên.

3.1.3.3. Về hệ thống sổ tổng hợp.

Các nghiệp vụ có liên quan đến TSCĐ được Xí nghiệp phản ánh vào các Sổ tổng hợp là Sổ Nhật ký chung và Sổ cái theo mẫu. Sổ Nhật ký chung không có cột "Đã ghi sổ cái" cột này có ý nghĩa là dấu hiệu cho việc đã phản ánh nghiệp vụ trên sổ Nhật ký chung vào Sổ cái các khoản. Điều này sẽ dẫn đến khó khăn trong việc kiểm tra, theo dõi quá trình ghi chép vào Sổ cái. Tương tự Sổ cái các tài khoản cũng không có cột "Trang Nhật ký chung"

3.1.3.4. Về sổ chi tiết TSCĐ.

Để quản lý tài sản cố định tại các đơn vị trực thuộc, các bộ phận khác nhau, theo em Xí nghiệp nên mở thêm Sổ chi tiết tài sản cố định theo đơn vị sử dụng cụ thể. Tại mỗi các đơn vị phụ thuộc kế toán tài sản cố định cần có một sổ theo dõi TSCĐ mà chỉ cần

Phùng Văn Tuyên 65 Lớp Kế Toán 2- K39

theo dõi về nguyên giá, thời gian sử dụng, tên công trình phục vụ, người quản lý tài sản cố định.

3.1.3.5. Về hệ thống chứng từ kế toán : Xí nghiệp luôn luôn đổi mới, tìm biện

pháp xây dựng qui trình luân chuyển chứng từ một cách khoa học và trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại hơn cho việc lập chứng từ. Phương hướng của Xí nghiệp trong thời gian tới sẽ là đơn giản hoá nội dung chứng từ; giảm bớt số lượng chứng từ theo hướng sử dụng chứng từ liên hợp, chứng từ nhiều lần; tăng cường kiểm tra việc tuàn thể chế độ ghi chép ban đầu; làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong từng khâu luân chuyển.

3.1.3.6. Về hệ thống báo cáo kế toán : Hệ thống báo cáo kế toán của Xí nghiệp không chỉ cho thấy tình hình tài chính của Xí nghiệp cho thấy mà còn phương hướng để Xí nghiệp phát triển trong tương lai. Để hệ thống báo cáo kế toán có hiệu quả hơn nữa, Xí nghiệp có thể tăng cường sự kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong cùng một bộ máy kế toán của doanh nghiệp. Theo hình thức này, bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức thống nhất, dễ phân công chuyên môn hoá công việc, tạo điều kiện tiết kiệm thời gian và chi phí mà không ảnh hưởng đến chất lượng thông tin. Theo quan điểm này, để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế toán quá trị, doanh nghiệp chỉ cần tiến hành mở các sổ chi tiết, báo cáo phân tích trên cơ sở báo cáo kế toán. Việc kết hợp này có rất nhiều ưu điểm. Trước hết, hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay được tổ chức theo mô hình kế toán động nên việc tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin có tính thường xuyên do đó tổ chức kế toán quản trị kết hợp với kế toán tài chính sẽ thuận tiện hơn cho việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin, tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc tổ chức bộ máy kế toán. Thứ hai là trình độ của cán bộ kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng chưa được đào tạo theo chuyên ngành kế toán quản trị nên khi làm thêm công việc của kế toán quản trị cũng tốt hơn. Thứ ba, việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng dựa trên một thông tin đầu vào sẽ thuận tiện hơn cho việc cơ giới hoá công tác kế toán. Thứ tư, việc kết hợp đó sẽ rất thuận lợi cho việc quản lý, kiểm soát,đối chiếu của ban lãnh đạo Xí nghiệp khi cần.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Xí nghiệp.

Xuất phát từ những vấn đề trên, để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả của công tác hạch toán, quản lý TSCĐ. Qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng em đã tìm hiểu, nghiên cứu thực tế tại Xí nghiệp, em xin đưa ra một số ý kiến chủ quan của mình nhằm góp phần hoàn thiện hơn việc tổ chức hạch toán TSCĐ của Xí nghiệp.

- Thứ nhất: Để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ ở Xi nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng và hai phương pháp phân loại TSCĐ.

Phùng Văn Tuyên 66 Lớp Kế Toán 2- K39

Theo em, Xí nghiệp nên áp dụng thêm cách phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng . Theo cách phân loại này TSCĐ chia thành:

- TSCĐ đang dùng - TSCĐ chưa cần dùng

- TSCĐ không cần dùng chờ xử lý

Với cách phân loại này sẽ biết chính xác TSCĐ nào đang tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ nào chưa từng có ở kho từ đó có kế hoạch hạch toán hoạt động sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy hiệu quả kinh tế, đồng thời có những biện pháp xử lý những TSCĐ không cần dùng cũ nát nằm tồn trong kho như nhượng bán, thanh lý kịp thời TSCĐ ấy. Từ đó tiết kiệm được chi phí bảo quản và kho không bị ứ đọng vốn thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh được tốt hơn.

- Thứ hai: Về công tác sửa chữa TSCĐ

Việc sửa chữa lớn TSCĐ ở Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng hiện nay (toàn bộ chi phí sửa chữa lớn đều được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng bộ phận chịu chi phí trong kỳ (điều này ảnh hưởng đến chỉ tiêu giá thành sản phẩm.

Để khắc phục vấn đề này Xí nghiệp thực hiện công tác trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất trong kỳ của các bộ phận sử dụng TSCĐ

Công tác trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ có thể được thực hiện qua sơ đồ sau: TK 241 (241.3) TK 335 TK 627,641,642

Chi phí chữa lớn Trích trước CP sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh hàng kỳ kế toán

Việc thực hiện công tác trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ được dựa trên kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ của Xí nghiệp. Việc trích trước này được thực hiện ở các kỳ kế toán trong 1 niên độ kế toán.

Đến cuối niên độ kế toán căn cứ vào chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh và số đã trích trước kế toán có nghĩa và điều chỉnh cho phù hợp.

Nếu chi phí trích trước sửa chữa lớn TSCĐ nhỏ hơn chi phí thực tế phát sinh (kế toán ghi tăng chi phí hạch toán toàn bộ hoặc phân bổ dần vào chi phí trong kỳ)

Nếu chi phí trích trước sửa chữa lớn TSCĐ lớn hơn chi phí thực tế phát sinh kế toán sẽ điều chỉnh giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.

Với công tác trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ này sẽ làm ổn định tình hình giá thành sản xuất giữa các kỳ, đảm bảo tính ổn định của sản xuất kinh doanh.

Phùng Văn Tuyên 67 Lớp Kế Toán 2- K39

- Thứ ba: Với điều kiện là một Xí nghiệp có quy mô lớn, trang thiết bị hiện đạii Xí nghiệp có thể áp dụng phần mềm kế toán máy để tăng cường công tác quản lý của Xí nghiệp giúp nhà quản lý nắm bắt kịp thời về biến động của Xí nghiệp để Xí nghiệp điều hành quản lý được nâng cao.

Phùng Văn Tuyên 68 Lớp Kế Toán 2- K39

KẾT LUẬN

Tài sản cố định là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong bất cứ một doanh nghiệp hay tổ chức nào. Hạch toán tài sản cố định giúp một doanh nghiệp có thể kiểm soát được tình hình tài sản cố định hiện có, biết được hiệu quả của việc đầu tư vào tài sản cố định, từ đó có những chính sách điều chỉnh kịp thời.

Trong những năm qua Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng - Công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm đã thực sự quan tâm đến việc đầu tư, đổi mới tài sản cố định, hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tài sản cố định. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được Xí nghiệp vẫn còn những tồn tại cần khắc phục.

Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng em đã có những điều kiện tìm hiểu thực tế quá trình hạch toán kế toán tài sản cố định để có thể so sánh với những kiến thức mà em đã được trang bị ở nhà trường, đồng thời em cũng học được nhiều điều bổ ích từ việc vận dụng linh hoạt chế độ tài chính kế toán tại Xí nghiệp. Trên cơ sở đó em xin đưa ra một số ý kiến bổ sung nhằm hoàn thiện hơn nữa việc hạch toán kế toán tài sản cố định tại Xí nghiệp. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưnng Chuyên tốt nghiệp của em chắc chắn không tránh được những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để Chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Quý Liên và các cô, chú ở phòng Kế toán - Tài chính Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng - Công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập để em có thể hoàn thiện Chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Phùng Văn Tuyên 69 Lớp Kế Toán 2- K39

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp xây lắp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.- Tiến sỹ Nguyễn Văn Bảo. Nxb Tài Chính - Hà Nội 2004.

2. Sơ đồ hướng dẫn kế toán DNNN theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tiến sỹ Lê Thị Hoà. Nxb Tài Chính - Hà Nội 2004.

3. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. Khoa kế toán trường Đại học KTQD- Nxb Giáo Dục- 2001.

4. Hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp. 5. Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

6. Quyết định số 1864/1998/QĐ/BTC của Bộ Tài chính. 7. Dự thảo điều lệ của Xí nghiệp năm 2004.

8. Quyết định số 166/1999/QĐ - BTC Ban hành ngày 30/12/1999. 9. Quyết định số 206/2003/ QĐ - BTC.

10.Quyết định 149/2001/QĐ - BTC về việc ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam.

11. Luật kế toán Việt Nam.

Phùng Văn Tuyên 70 Lớp Kế Toán 2- K39

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Phùng Văn Tuyên 71 Lớp Kế Toán 2- K39

...

...

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Phùng Văn Tuyên 72 Lớp Kế Toán 2- K39

... ...

PHỤ LỤC Phụ lục 04

XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN NƯỚC VÀ HẠ TẦNG Mẫu số: 02-TT

Đc: P2, T1- N06 B2 – Dịch Vọng Ban hành theo QĐ số;1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của BTC

PHIẾU CHI Quyển số:26

Ngày 7 tháng 6 năm 2009 Số : 160

Họ tên người nhận tiền: Trần Hoàng Anh Địa chỉ: Phòng kỹ thuật

Lý do chi: Thanh toán tiền mua xe ô tô DAIHATSU

Số tiền: 147.000.000( Viết bằng chữ: Một trăm bốn mươi bẩy triệu đồng chẵn)

Kèm theo một chứng từ gốc Đã nhận đủ tiền

Ngày 7 tháng 6 năm 2009

Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Thủ quỹ Người nhận tiền (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)

Phùng Văn Tuyên 73 Lớp Kế Toán 2- K39

Phụ lục 05 :

HÓA ĐƠN GTGT

Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày20 tháng 8 năm 2009

Đơn vị bán hàng:Công ty DAIHATSU Địa chỉ: 75 đường Giải Phóng

Đơn vị mua hàng: Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng Địa chỉ: P2-T1-N06-B2 – Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội Hình thức thanh toán: Tiền mặt

Tên hàng hoá, dịch vụ: Xe ôtô DAIHATSU+vận chuyển, hướng dẫn Sè tiÒn: 147.000.00đ

ThuÕ GTGT (Thuế suất VAT 5%): 7.350.00đ Tiền chi phí vận chuyển: 500.00đ

Tổng cộng số tiền thanh toán: 154.850.000đ

Phùng Văn Tuyên 74 Lớp Kế Toán 2- K39

Phụ lục 06:

Bộ công nghiệp Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Số: 161/2004CKHN/TM **********************

HỢP ĐỒNG KINH TẾ

Số: 178/HĐKT

Căn cứ pháp lệnh HĐKT ngày 25/09/1989 của HĐ Nhà nước và Nghị Định số17/HĐBT ngày16/01/1990 của HĐBT quy định.

Hôm nay ngày 02/05/2009, chúng tôi gồm:

Bên mua hàng: Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng Địa chỉ: P2-T1-N06-B2 – Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội

Do ông: Trương Văn Đàn

Chức vụ: Giám đốc làm đại diện Bên bán: Công ty Cơ Khí Gia Lâm

Địa chỉ: Thị trấn Sài Đồng- Gia Lâm- Hà Nội Do ông: Lương Mạnh Hùng

Chức vụ: Phó giám đốc làm đại diện

Phùng Văn Tuyên 75 Lớp Kế Toán 2- K39

Hai bên cùng thoả thuận ký vào hợp đồng kinh tế các điều khoản sau: Điều 1: Tên hàng, quy cách, số lượng và giá cả.

Bên B nhận bán cho bên A sản phẩm sau: TT Tên sản phẩm và quy

cách

Đơn vị tính Số lượng Thành tiền

1 Máy đột dập 60T Chiếc 01 38.000.000

Cộng 38.000.000

Tiền thuế GTGT 3.800.000

Tổng tiền thanh toán 41.800.000

Điều 2: Thanh toán và giao nhận hàng

- Hình thức thanh toán: Tiền mặt, séc, hoặc uỷ nhiệm chi

- Thanh toán: Bên mua kiểm tra chất lượng, chạy thử ngay sau khi nhận máy( có bên nghiệm thu và kiểm tra chất lượng)

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN NƯỚC VÀ HẠ TẦNG – TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỪ LIÊM (Trang 64 -64 )

×